Bao nhiêu tuổi thì không tăng độ cận thị? Gải đáp từ chuyên gia

09/11/2022
Tác giả:
Tham vấn y khoa:
 
Bao nhiêu tuổi thì không tăng độ cận thị?

Đến bao nhiêu tuổi thì không tăng độ cận nữa?


1. Bao nhiêu tuổi thì không tăng độ cận thị?

Những người bị cận thị bẩm sinh hoặc cận thị trong độ tuổi đi học khi bước qua 18 tuổi độ cận thị sẽ dần ổn định và không còn tăng nữa hoặc tăng rất ít. Chậm nhất đến năm 25 tuổi, lúc này mắt cũng như nhãn cầu đã phát triển hoàn toàn, độ cận ổn định và hầu như không còn tăng nữa.

Tuy nhiên, bạn không thể chủ quan dù không còn tăng độ cận nữa. Nếu không chăm sóc, bảo vệ mắt, lạm dụng thiết bị điện tử, làm việc, học tập thiếu khoa học mắt sẽ bị thoái hóa sớm, gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm, thậm chí gây mù lòa.

Bao nhiêu tuổi thì không tăng độ cận thị?
Mắt ổn định độ cận khi bước vào tuổi trưởng thành.

2. Độ cận như thế nào được đánh giá là ổn định?

Độ cận được đánh giá là ổn định khi tăng thấp hơn 0,75 độ/ năm. Chứng cận thị được khởi phát từ khi còn nhỏ tuổi và tiến triển nhanh do khi đó thị lực chưa phát triển ổn định, trục nhãn cầu của trẻ nhỏ vẫn có thể thay đổi về chiều dài.

Ngoài các yếu tố về độ tuổi, để độ cận được ổn định sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: lối sống, chế độ dinh dưỡng,… Đối với trẻ nhỏ từ 2 đến 5 tuổi, bố mẹ không nên cho bé tiếp xúc với ánh sáng xanh từ thiết bị điện từ trên 1 tiếng một ngày. Đối với trẻ dưới 18 tháng tuyệt đối không nên cho bé dùng điện thoại.

Trẻ xem thiết bị điện tử
Không nên cho trẻ xem các thiết bị điện tử quá lâu

3. Độ tuổi ảnh hưởng thế nào đến cận thị?

Ở mỗi độ tuổi mắt khác nhau sẽ có sự phát triển và thay đổi về thị lực, điều này sẽ có những ảnh hưởng trực tiếp đến cận thị, cụ thể:

3.1 Từ 0 đến 18 tuổi

Đây là giai đoạn mà mắt phát triển mạnh nhất cũng là độ tuổi xuất hiện các tật khúc xạ về mắt nhiều nhất. Trẻ bị cận thị trong giai đoạn này nếu không được phát hiện sớm có thể dẫn đến lác mắt (lé mắt), nhược thị, ảnh hưởng đến thị lực và cuộc sống sau này của trẻ.

Trẻ bị cận thị trong độ tuổi này độ cận tăng khá nhanh, trung bình mỗi năm có thể tăng từ 0.75 đến 1 đi-ốp. Nếu mắt không được chăm sóc tốt, không đảm bảo môi trường học tập phù hợp độ cận có thể tăng nhanh hơn.

Để có thể phát hiện sớm và ngăn chặn tật khúc xạ tiến triển nặng phụ huynh cần đưa trẻ kiểm tra mắt khi được 6 tháng tuổi và định kỳ khám mắt 6 tháng /lần để theo dõi sức khỏe của mắt.

Độ tuổi ảnh hưởng thế nào đến cận thị?
Giai đoạn phát triển trẻ tăng độ cận nhanh qua từng năm.

3.2 Từ 18 đến dưới 40 tuổi

Ở độ tuổi này mắt đã phát triển hoàn toàn nên mắt cận thị hầu như không còn tăng độ. Đây là câu trả lời cho thắc mắc “Bao nhiêu tuổi thì không tăng độ cận thị nữa?”. Giai đoạn này thị lực của mắt ổn định và tốt nhất. Tuy nhiên, người bị cận thị mắt vốn yếu hơn người bình thường do đó vẫn phải chăm sóc, bảo vệ mắt để tránh bị lão hóa sớm.

Sau 18 tuổi và trước 40 tuổi khi độ cận ổn định là điều kiện thích hợp nhất để phẫu thuật xóa cận nếu bạn muốn thoát khỏi cận thị hoàn toàn. Mặc dù không tăng độ cận nhưng vẫn phải khám mắt định kỳ để theo dõi sức khỏe của mắt.

Độ tuổi ảnh hưởng thế nào đến cận thị?
Độ cận ổn định sau 18 tuổi và có thể can thiệp phẫu thuật cận thị từ sau 18 tuổi đến dưới 40 tuổi.

3.3 Từ 40 đến 60 tuổi

Khi bước sang tuổi 40 mắt sẽ bắt đầu lão hóa dần theo thời gian, thị lực của mắt cũng dần yếu hơn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mắt. Mặc dù độ cận không tăng nhưng mắt bị lão hóa và có thêm tình trạng lão thị khiến khả năng thị lực suy giảm.

Mắt lão hóa kéo theo nhiều bệnh lý khác về mắt do đó bạn cần chú ý đến những dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của mắt như suy giảm thị lực ngoại biên, tầm nhìn thay đổi, nhìn mờ, hình ảnh bị méo mó, mất thị lực trung tâm,… Đặc biệt ở người cận thị có bệnh lý mãn tính vì nguy cơ biến chứng nặng rất cao.

Độ tuổi ảnh hưởng thế nào đến cận thị?
Sau tuổi 40 mắt hóa hóa bị đồng thời cận và lão thị.

3.4 Trên 60 tuổi

Người trên 60 tuổi, mắt lão hóa nhiều hơn cho thấy sự thay đổi rõ rệt về thị lực như tầm nhìn giảm, thị lực buổi tối giảm mạnh, khả năng phân biệt màu sắc kém đi, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, đồng tử nhỏ, dễ bị chói mắt,…

Người bị cận thị dễ khiến các bệnh lý về mắt đến sớm hơn. Người cao tuổi bị cận nên kiểm soát tốt các bệnh mãn tính như tiểu đường, cao huyết áp, cholesterol cao, suy gan, suy thận,… để hạn chế biến chứng cận thị nguy hiểm. Bạn cũng cần duy trì kiểm tra mắt định kỳ 6 tháng /lần.

Độ tuổi ảnh hưởng thế nào đến cận thị?
Sau 60 tuổi mắt kém đi nhiều cần khám mắt định kỳ 6 tháng/ lần.

Kể cả khi mắt đã ngừng tăng độ hoặc sau khi mổ cận bạn vẫn cần có chế độ chăm sóc sức khỏe mắt phù hợp để bảo vệ mắt. Bên cạnh thói quen làm việc khoa học thì chế độ dinh dưỡng hằng ngày, bảo vệ mắt khỏi tia UV, tăng cường vận động,… cũng rất quan trọng.

Trên đây đã giải đáp thắc mắc “Bao nhiêu tuổi thì không tăng độ cận thị?” và chia sẻ những thông tin hữu ích về mối liên hệ giữa cận thị với độ tuổi cũng như cách điều trị tốt nhất cho mắt sau khi đã ổn định độ cận. Chia sẻ thông tin hữu ích này với mọi người để cùng nhau chăm sóc mắt tốt hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *