Các biểu hiện cận thị, cách nhận biết triệu chứng đơn giản

11/04/2023
Tác giả:
Tham vấn y khoa:
 
Biểu hiện cận thị
Các dấu hiệu của tật cận thị

1. Biểu hiện của tật cận thị 

Cận thị là tật khúc xạ khiến thị lực nhìn xa suy giảm, người bị cận thị với độ càng cao thì khả năng nhìn xa càng giảm đi. Tật khúc xạ này khi vừa mới bắt đầu sẽ khó nhận biết, bạn có thể nhận thấy một số biểu hiện cận thị thường gặp ở mọi độ tuổi như sau: 

Ưu đãi lớn tháng này: Xem thêm thông tin chương trình ưu đãi mổ cận

1.1 Tầm nhìn giảm

Người bị cận chỉ nhìn rõ vật, hình ảnh ở gần, khi nhìn xa bị mờ, hình ảnh bị nhòe, không nhìn rõ chính xác các chi tiết. Tầm nhìn giảm cho nên bạn có thể đọc sách, dùng điện thoại, xem báo bình thường nhưng khi nhìn vật ở xa, xem tivi lại thấy hình ảnh bị mờ, nhòe, không thấy rõ nét. 

Biểu hiện của tật cận thị 
So sánh tầm nhìn của mắt bình thường (bên trái) và mắt cận (bên phải)

1.2 Thị lực ban đêm giảm

Mắt cận thị làm giảm khả năng thích ứng của mắt với các thay đổi của môi trường sáng – tối. Do đó bạn sẽ thấy thị lực yếu đi ngay khi trời vừa chạng vạng tối, bạn sẽ gặp khó khăn khi tìm đồ đạc trong phòng tối, nơi ánh sáng yếu, rạp phim và gặp khó khăn khi lái xe. 

1.3 Mắt bị khô, mỏi

Mắt cận yếu hơn bình thường, khả năng điều tiết cũng kém hơn nhưng để có thể nhìn hình ảnh rõ nét hơn mắt phải làm việc nhiều, tập trung và căng ra hơn nên rất dễ khiến mắt quá tải gây khô, mỏi mắt. 

1.4 Dụi mắt, chảy nước mắt thường xuyên

Mắt mờ, nhìn hình ảnh không rõ nét gây cảm giác khó chịu cho mắt, khi nhìn lâu, tập trung hơn khiến mắt mỏi mệt, khô mắt nên thường dùng tay để dụi mắt, chảy nước mắt sống làm mắt dễ chịu hơn, giảm tình trạng mỏi mắt.

Triệu chứng bệnh cận thị
Dụi mắt thường xuyên giúp mắt thấy dễ chịu hơn

1.5 Nhức đầu

Người bị cận khiến tín hiệu hình ảnh không thể truyền thụ đến não một cách đầy đủ và chính xác nên não bộ phải luôn phải căng thẳng hơn để phân tích hình ảnh rõ nét nhất. Do đó khi cố gắng nhìn vào một vật ở xa, tập trung lâu khi nhìn khiến mắt mỏi mệt gây cảm giác đau, nhức đầu. 

1.6 Thường xuyên nheo mắt, nghiêng đầu khi nhìn

Nheo mắt, nghiêng đầu là hành động vô thức khi bạn tập trung nhìn vào vật gì đó để có thể nhìn rõ hơn. Khi nheo mắt tạo hiệu ứng kính lỗ giúp bạn nhìn rõ nét hơn nên thường nheo mắt để có thể nhìn tốt hơn.

1.7 Mắt nhạy cảm với ánh sáng

Mắt nhạy cảm hơn với nguồn sáng nên khi ở trong nơi có ánh sáng mạnh mắt bạn sẽ thấy nhức mắt, chảy nước mắt, nheo mắt, che mắt lại. Mắt sợ nguồn sáng mặt trời, ánh sáng mạnh, đến ánh sáng điện thoại, máy tính cũng chỉnh về mức thấp hơn bình thường. Trường hợp nặng có thể cảm thấy đau đầu và buồn nôn khi nhìn vào nguồn sáng. 

Biểu hiện cận thị
Nheo mắt, dùng tay che mắt khi ở nơi ánh sáng mạnh

2. Cách nhận biết triệu chứng bị cận thị

Biểu hiện của cận thị ở mọi độ tuổi là như nhau nhưng cách thể hiện thông qua những thói quen, sinh hoạt thường ngày ở người lớn và trẻ em lại không giống nhau, cụ thể như sau: 

2.1 Dấu hiệu bị cận thị ở trẻ em

Ở trẻ em đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi không thể tự nhận biết được các biểu hiện cận thị. Do đó phụ huynh cần quan sát kỹ trẻ để sớm nhận biết các dấu hiệu bất thường như:

  • Trẻ áp sát mắt vào sách vở, thiết bị điện tử: Cần đưa sách gần hơn 2 đến 3 lần bình thường trẻ mới có thể nhìn rõ. 
  • Thường xuyên dụi mắt: Xảy ra khi mắt tập trung nhìn lâu gây khó chịu, dụi mắt khiến trẻ thấy thoải mái hơn.
  • Lạc chỗ khi đọc: Trẻ bị cận nhìn không rõ mặt chữ không thể xác định chính xác vị trí cần đọc nếu không dùng ngón tay để hướng dẫn mắt.
  • Nheo mắt, nghiêng đầu khi nhìn xa: Nheo mắt giúp trẻ tập trung tầm nhìn tốt hơn. 
  • Kết quả học tập giảm sút: Trên lớp trẻ ngồi ở xa không nhìn rõ các chữ trên bảng làm ảnh hưởng đến kết quả học tập. 
  • Trẻ bị nhức đầu hoặc chảy nước mắt khi học bài, dùng máy tính lâu: Do mắt cận yếu phải điều tiết để nhìn rõ khiến mắt mỏi và chảy nước mắt. 
  • Sợ ánh sáng và nheo mắt thường xuyên: Khi ra ngoài trời trẻ thường dùng tay che mắt, nheo mắt lại.
Cách nhận biết triệu chứng bị cận thị
Trẻ bị cận dụi mắt thường xuyên hơn

2.2 Dấu hiệu cận thị ở người lớn 

Đối với người lớn bạn có thể dễ dàng tự nhận biết được những thay đổi về thị lực của bản thân như: 

  • Đọc sách, làm việc luôn để ở gần mới có thể nhìn rõ. 
  • Xem tivi, sử dụng thiết bị điện tử cũng ngồi ở khoảng cách gần hơn 2 đến 3 lần bình thường.
  • Gặp khó khăn khi lái xe vào ban đêm do tầm nhìn giảm nhiều so với ban ngày.
  • Mắt dễ bị mỏi, khô, chảy nước mắt khi dùng thiết bị điện tử hay đọc sách lâu. 
  • Nheo mắt khi ra ngoài trời do mắt nhạy cảm với ánh sáng.  
Cách nhận biết triệu chứng bị cận thị
Sử dụng máy tính ở khoảng cách gần hơn bình thường

Không phải trường hợp bị cận thị nào cũng có hết tất cả các dấu hiệu trên đây. Một số trường hợp có dấu hiệu suy giảm thị lực rõ ràng, một số khác có những biểu hiện khó nhận biết. Cách tốt nhất là nên định kỳ kiểm tra mắt 6 tháng /lần để phát hiện kịp thời và có hướng khắc phục tốt nhất tránh để cận thị tiến triển nặng. 

Trên đây đã trình bày chi tiết những biểu hiện cận thị giúp bạn có thể dễ dàng nhận ra các thay đổi về thị lực của bản thân và người nhà. Hãy chia sẻ thông tin hữu ích này với người thân, bạn bè để cùng nhau phòng ngừa, chăm sóc và bảo vệ mắt tốt nhất. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *