Tư vấn 8 tác hại, hậu quả nguy hiểm của cận thị ở mọi độ tuổi

18/11/2022
Tác giả:
Tham vấn y khoa:
 
Tác hại của cận thị
Tác hại của cận thị có thể gây mù lòa vĩnh viễn

1. Tìm hiểu 8 tác hại nguy hiểm của tật cận thị

Cận thị mức độ nặng trên -6 Diop không chỉ gây ra những bất tiện trong đời sống thường ngày mà còn có thể biến chứng thành bệnh lý nguy hiểm về mắt, làm suy giảm thị lực và hậu quả có thể gây mù lòa. Dưới đây là 6 tác hại thường gặp nhất của tật cận thị.

1.1 Nhược thị

Cận thị nặng đặc biệt là cận thị lệch với độ lệch giữa 2 mắt lớn có nguy cơ cao bị nhược thị và mất thị lực 1 bên mắt.

Nhược thị là tình trạng suy giảm thị lực nghiêm trọng do não bộ không nhận biết được hình ảnh do mắt truyền tới. Tình trạng này xuất hiện khi người bị cận thị nặng nhưng mắt vẫn phải điều tiết nhiều khiến cho võng mạc không kích thích để truyền tín hiệu hình ảnh đến não bộ.

Ưu đãi lớn tháng này: Xem thêm thông tin chương trình ưu đãi mổ cận

Nhược thị ở trẻ em dưới 12 tuổi nếu được phát hiện kịp thời thì có thể điều trị để hồi phục thị lực. Sau độ tuổi này mắt đã phát triển toàn diện thì người bị nhược thị dù phẫu thuật hay đeo kính cũng khó hồi phục được thị lực 10/10 và có nguy cơ gây mù lòa vĩnh viễn.

6 Tác hại nguy hiểm của tật cận thị
Nhược thị gây mất thị lực ở một bên mắt ở trẻ nhỏ

1.2 Thoái hóa võng mạc

Người bị cận thị, đặc biệt là cận thị ở mức độ nặng có khả năng bị thoái hóa võng mạc rất cao. Độ cận thị càng nặng trục nhãn cầu sẽ càng dài ra làm võng mạc bị kéo căng, theo thời gian võng mạc sẽ dần mỏng đi và thoái hóa.

Bệnh diễn ra âm thầm và khó nhận biết có thể biến chứng nặng hơn gây rách võng mạc, tràn dịch kính, bong võng mạc, gây mất thị lực 1 phần, nghiêm trọng hơn sẽ mù lòa vĩnh viễn.

Tác hại của cận thị
Mắt bị thoái hóa võng mạc mỏng và yếu dễ bong, rách

1.3 Lác mắt (Lé Mắt)

Lác mắt là một biến chứng của cận thị lệch nếu trẻ không được phát hiện kịp thời.

Lác mắt là tình trạng mà đồng tử 2 mắt không thẳng hàng khi mắt nhìn thẳng về phía trước do một hoặc cả 2 mắt bị lệch khỏi trục nhãn cầu. Khi cận thị độ cao, sự điều tiết của cơ mắt kém đi sẽ khiến mắt bị lác ngoài hoặc lác luân phiên làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực và tính thẩm mỹ.

Hậu quả của cận thị
Mắt của người bị lác ở cả 2 bên

1.4 Tăng nhãn áp góc mở (Glocom góc mở )

Những người bị cận thị ở mức độ nặng (trên -8 Diop) có nguy cơ cao mắc Glocom góc mở. Đây là một bệnh rất nguy hiểm cho mắt có khả năng dẫn đến mù lòa.

Nguyên nhân do trục nhãn cầu dài ra kéo căng các sợi thần kinh thị giác, theo thời gian liên kết này sẽ mỏng và yếu đi gây tổn thương cho lớp sợi thần kinh. Người bị Glocom góc mở có tầm nhìn bị thu hẹp dần về trung tâm, càng xa trung tâm hình ảnh sẽ càng mờ dần và mất hẳn.

tác hại của cận thị
Sự khác biệt giữa mắt bình thường (bên trái) và mắt bị Glocom góc mở (bên phải)

1.5 Bong võng mạc dịch kính

Người bị cận thị độ càng cao thì nhãn cầu sẽ càng lồi ra phía trước làm kéo cong võng mạc khiến vùng chu biên của võng mạc mỏng và thoái hóa từ từ. Sau một thời gian dài dịch kính của mắt cận có thể mất kết dính với võng mạc và gây ra tình trạng bong dịch kính.

Tuy nhiên đôi khi một số dịch kính vẫn còn bám rất chắc vào võng mạc do đó sẽ kéo võng mạc gây ra các biến chứng khác như rách võng mạc, xuất huyết dịch kính, bong võng mạc.

Bong võng mạc dịch kính
Bong võng mạc dịch kính cũng là một trong những hậu quả của cận thị

1.6 Đục thủy tinh thể

Đục thủy tinh thể là bệnh của người già tuy nhiên người bị cận thị mức độ nặng khiến bệnh đục thủy tinh thể diễn ra sớm hơn. Mắt bị đục thủy tinh thể là nguyên nhân gây mù lòa hàng đầu hiện nay.

Bệnh khiến thủy tinh thể của mắt mờ dần nên ánh sáng khó truyền đến võng mạc dẫn đến suy giảm thị lực nghiêm trọng, người bệnh từ tình trạng nhìn thấy mờ dần dần sẽ không còn thấy gì nữa và có thể mất thị lực vĩnh viễn.

Biến chứng của bệnh cận thị
So sánh mắt bình thường (bên trái) và mắt bị đục thủy tinh thể (bên phải)

1.7 Thoái hóa điểm vàng

Cận thị ở độ cận cao trên -6 Diop sẽ gây kéo giãn cơ học đối với võng mạc làm thay đổi các mạch máu, gây tổn thương và thoái hóa điểm vàng của mắt, khiến mắt mất thị lực nghiêm trọng.

Mắt sẽ mất khả năng nhìn chi tiết các sự vật, hình ảnh trở nên mờ hơn và bị biến dạng. Thoái hóa điểm vàng còn ảnh hưởng đến khả năng phân biệt màu sắc, khả năng đọc chữ, lái xe và có thể dẫn đến mù lòa.

Hậu quả của tật cận thị
So sánh mắt bình thường (bên trái) và mắt bị thoái hóa điểm vàng (giữa và bên phải)

1.8 Các bệnh về mắt khác

Ngoài các biến chứng nêu trên, người bị cận thị nếu gặp phải các bệnh lý khác như huyết áp cao, tiểu đường, mỡ trong máu, gan nhiễm mỡ,… còn có thể dẫn đến các biến chứng khác làm tăng mức độ bệnh lý, gây nguy hiểm đến sức khỏe.

2. Cận thị biến chứng khi nào?

Bất kỳ độ tuổi nào đều có thể gặp các biến chứng nguy hiểm của cận thị khi bị cận ở mức độ nặng (độ nặng trên -6 Diop).

Thông thường sau 18 tuổi, độ cận sẽ ổn định lại và ít tăng độ. Tuy nhiên khi bị cận nặng, độ cận có thể tăng cao và tăng nhanh hơn kèm theo đó là sự thoái hóa ở phần nửa sau của nhãn cầu gây ra các biến chứng nguy hiểm cho mắt.

cận thị biến chứng khi nào
Kiểm tra mắt định kỳ để sớm phát hiện dấu hiệu biến chứng của cận thị

3. Cách hạn chế những tác hại của cận thị

Để giảm nguy cơ gặp biến chứng và các hậu quả của cận thị đến mắt bạn có thể tham khảo các biện pháp chăm sóc, điều trị cận thị sau đây:

3.1 Chăm sóc mắt tại nhà

  • Đeo kính phù hợp với độ cận: đeo kính có độ cận phù hợp với mắt, đeo kính đúng cách và tuân thủ thời gian đeo kính theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Bảo vệ mắt trước tác hại của môi trường: bảo vệ mắt bằng kính mát khi ra ngoài, dùng kính bảo hộ khi làm việc trong môi trường khói bụi, sử dụng thuốc nhỏ mắt phù hợp với mắt,…
  • Làm việc, sinh hoạt điều độ, khoa học: Sinh hoạt trong môi trường đầy đủ ánh sáng; giữ khoảng cách khi mắt tiếp xúc với sách vở, thiết bị điện tử; rèn luyện thói quen vận động ngoài trời và tập thể dục mỗi ngày;….

Đeo kính gọng, kính áp tròng là cách kiểm soát độ cận tốt hiện nay. Bạn có thể tham khảo thêm phương pháp đeo kính áp tròng Ortho-K để kiểm soát độ cận, hạn chế hậu quả của cận thị.

tác hại của bệnh cận thị
Sử dụng thuốc nhỏ để bảo vệ mắt, giúp hạn chế khô mỏi mắt

3.2 Điều trị tại bệnh viện

Khi bị cận thị bạn nên đến bệnh viện, cơ sở y tế uy tín để khám mắt cận thị định kỳ 6 tháng/ lần, người bị cận nặng có thể khám 3 tháng/ lần để kiểm soát sức khỏe mắt tốt hơn, kịp thời phát hiện những bất thường của mắt.

Người bị cận thị nặng có thể tham khảo nhiều phương pháp phẫu thuật hiện đại giúp giảm hoặc xóa cận hoàn toàn trong thời gian ngắn, giúp ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm.

điều trị cận thị
Phẫu thuật giúp xóa cận hoàn toàn, ngăn ngừa biến chứng

Tùy theo từng độ cận, tình trạng sức khỏe của mắt bác sĩ sẽ có những quy trình khám mắt cận thị chuyên sâu và tư vấn phương pháp điều trị mắt thích hợp nhất với bạn.

Cận thị nặng có thể điều trị tuy nhiên các biến chứng từ cận thị lại rất nguy hiểm, khó điều trị và tốn kém hơn rất nhiều. Do đó thăm khám bác sĩ định kỳ để kiểm soát tình trạng sức khỏe mắt là điều rất cần thiết.

Hy vọng nội dung trên đây đã giúp bạn có thêm những kiến thức về tác hại của cận thị. Cận thị tiến triển nặng rất nguy hiểm vì vậy bạn chăm sóc mắt thật tốt ngay từ bây giờ. Hãy chia sẻ thông tin này với người thân và bạn bè nếu thấy hữu ích nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *