Châm cứu có chữa được cận thị? Lời khuyên từ bác sĩ

11/04/2023
Tác giả:
Tham vấn y khoa:
 
Châm cứu chữa cận thị
Châm cứu không có tác dụng giảm độ cận, chữa cận thị.

1. Châm cứu chữa cận thị là gì?

Châm cứu là phương pháp chữa bệnh có từ rất sớm và được sử dụng rộng rãi trong điều trị bệnh. Theo lý luận của Y học cổ truyền châm cứu có tác dụng bổ huyết, thông kinh hoạt lạc, kích thích tuần hoàn, tăng cường lưu thông dưỡng chất trong cơ thể, điều hòa lại cân bằng âm dương của cơ thể.

Châm cứu vào các huyệt giúp thông kinh mạch, kích thích lưu thông máu và dưỡng chất đến mắt, giúp mắt đỡ nhức, mỏi, khô mắt, khó chịu, bớt nheo mắt và nhạy cảm với ánh sáng sau một liệu trình điều trị. Nhưng châm cứu không thể làm giảm độ cận được.

châm cứu trị cận thị
Châm cứu có tác dụng tốt giúp kích thích lưu thông khí huyết của cơ thể.

1.1 Các phương pháp châm cứu dùng trong chữa cận thị

Châm cứu có nhiều phương pháp như châm kim thông thường, điện châm, thủy châm. Châm cứu được chứng minh có hiệu quả điều trị các bệnh lý về mắt mãn tính như mắt mờ, khô mắt, sụp mí, giảm đau mắt,… Tuy nhiên, ở phương diện cận thị thì hiện nay chưa có tài liệu, công trình khoa học nào có thể chứng minh được hiệu quả của phương pháp này.

1.2 Trường hợp chống chỉ định

Nếu bạn là một trong những trường hợp sau thì không nên sử dụng phương pháp châm cứu để bấm huyệt:

    Chấn thương mắt do tai nạn, chảy máu ổ mắt, có vết loét tại vị trí huyệt cần châm. Người có thể trạng yếu, dễ bị sốc khi châm cứu. Bệnh nhân bị đái tháo đường. Người có thể chất không phù hợp để châm cứu, cơ địa yếu.
Châm cứu chữa cận thị là gì?
Kiểm tra sức khỏe thật kỹ trước khi tiến hành châm cứu chữa cận thị.

1.3 Liệu trình điều trị bằng châm cứu

Một lần châm cứu kéo dài từ 20 đến 30 phút. Một liệu trình nên thực hiện liên tục trong 10 đến 15 lần. Sau đó nên nghỉ trong 1 tháng và tiếp tục một liệu trình mới.

Châm cứu cần kiên trì điều trị liên tục trong thời gian dài mới có hiệu quả tốt. Người bệnh không nên cách quãng thời gian châm cứu, cần châm liên tục nếu không sẽ làm giảm hiệu quả điều trị.

2. Châm cứu chữa cận thị hiệu quả ra sao?

Châm cứu không thể làm giảm độ nhưng vẫn có một số tác dụng nhất định tốt cho mắt như kích thích hoạt động lưu thông của mắt, giúp mắt giảm khô, mỏi, và các triệu chứng khó chịu của cận thị, tăng cường thị lực. Công dụng này giúp ích cho người bị cận thị tạm thời (cận giả), bạn có thể dùng phương pháp châm cứu phối hợp để điều trị bệnh, giúp hình ảnh mắt cận thị nhìn thấy được cải thiện.

Các bác sĩ nhãn khoa của các bệnh viện lớn đều khẳng định: “Châm cứu hay các phương pháp chữa cận thị được lưu truyền trong dân gian đều không thể làm giảm hay triệt tiêu độ cận. Độ cận vẫn giữ nguyên nếu người bệnh không can thiệp bằng phẫu thuật cận”.

Châm cứu chữa cận thị hiệu quả ra sao?
Châm cứu làm giảm khô, đau mắt, điều trị cận thị giả.

Người bị cận thị chỉ có thể dùng châm cứu để giúp giảm những triệu chứng khó chịu chứ không dùng cho mục đích điều trị cận thị. Khi đã khẳng định có tật cận thị nên đến cơ sở khám chữa bệnh uy tín để được bác sĩ khám, cắt kính đeo hoặc tư vấn cách điều trị phù hợp nhất theo tình trạng sức khỏe của mắt.

Người bệnh nếu cứ duy trì cách điều trị sai lầm trong thời gian dài sẽ khiến độ cận không giảm, thậm chí não cũng không nhận được hình ảnh rõ nét và chính xác, gây ức chế có thể dẫn đến nhược thị và nhiều biến chứng khác nguy hiểm cho mắt. Do đó người bệnh không nên tự ý áp dụng châm cứu chữa cận thị hoặc bất kỳ phương pháp chữa cận nào khác tại nhà.

3. Những lưu ý khi châm cứu chữa cận thị?

Cận thị có xu hướng ngày càng gia tăng đặc biệt là trong thanh thiếu niên. Tình trạng này gây ra những bất tiện trong đời sống và hậu quả của cận thị có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nên nhiều người luôn tìm kiếm phương pháp chữa cận thị hiệu quả. Châm cứu chữa cận thị là một phương pháp được lưu truyền khá rộng rãi, tuy nhiên khi sử dụng người bệnh cần lưu ý như sau:

    Người có bệnh tim, huyết áp cao cần thông báo với bác sĩ tiến hành châm cứu. Trước khi tiến hành châm cứu không nên ăn quá no, không dùng chất kích thích, không uống rượu, bia, hút thuốc lá. Không tập thể dục quá sức trong vòng 2 giờ trước và sau khi châm cứu. Không châm cứu vùng có vết thương hở, để tránh gây nhiễm trùng. Nếu có triệu chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn hoặc bất kỳ biểu hiện lạ nào trong quá trình châm cứu cần báo ngay với bác sĩ điều trị. Sau khi châm cứu cần nghỉ ngơi tại cơ sở y tế trong 15 đến 30 phút để tiện theo dõi phản ứng của cơ thể. Trong 1 đến 2 ngày đầu sau khi châm cứu, bạn không nên vận động mạnh hoặc khiêng vác vật nặng.

Châm cứu không thể tự điều trị tại nhà, chỉ bác sĩ có chuyên môn, trình độ, kinh nghiệm mới có thể châm cứu cho người khác nếu không sẽ gây nguy hiểm cho người bệnh.

Người bệnh nếu muốn cải thiện thị lực cần đến các khoa Y học cổ truyền của bệnh viện, cơ sở chữa bệnh uy tín để bác sĩ khám, tư vấn phương pháp châm cứu phù hợp với sức khỏe.

Những lứu ý khi châm cứu chữa cận thị?
Châm cứu cần người có kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm chữa trị.

Như vậy, có thể thấy châm cứu chữa cận thị là một phương pháp giúp hỗ trợ điều trị cận thị giả, chứ không thể điều trị cận thị thật. Người bị cận thị không tự châm cứu tại nhà, nên đến bệnh viện để được bác sĩ tư vấn cách chăm sóc, điều trị phù hợp theo từng độ cận và sức khỏe của mắt. Chia sẻ thông tin hữu ích này với người thân, bạn bè để có hiểu biết chính xác hơn về cách điều trị cho mắt cận thị nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *