Mắt nổi gân đỏ là bệnh gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, mức độ nguy hiểm

24/05/2023
Tác giả:
Tham vấn y khoa:
 
mắt nổi gân đỏ
Mắt nổi gân đỏ thường là bệnh lành tính

Bệnh gì khiến cho mắt bị nổi gân đỏ?

Mắt hiện gân đỏ như chúng ta đã tìm hiểu ở trên, đa phần xuất phát từ bệnh lý viêm kết mạc hoặc xuất huyết dưới kết mạc cấu thành nên. Để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh lý, bạn nên tới gặp bác sĩ chuyên nhãn khoa để được thăm khám lâm sàng, đánh giá tình trạng bệnh. Trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ thực hiện thao tác lật mí, kiểm tra chi tiết từng bên mắt của người bệnh.

Khám tổng quát mắt bác sĩ sẽ xác định các dấu hiệu như: Mắt xuất hiện gân đỏ ở lòng trắng nhiều hay ít, to hay nhỏ? Nó có đi kèm với tình trạng chảy nước mắt không, có gỉ mắt không? Hay mắt bệnh nhân có bị nhìn kém, đau nhức gì không… Các biểu hiện bất thường ở mắt này sau khi kiểm tra sẽ giúp bác sĩ đưa ra kết luận nguyên nhân mắt có gân máu đỏ là do đâu.

Mắt nổi gân đỏ là tình trạng khi chúng ta quan sát ở mắt sẽ thấy lòng trắng ở 1 hoặc cả 2 mắt bỗng nhiên xuất hiện nhiều gân máu nhỏ li ti hoặc có thể khá to. Đi kèm với nó có thể là một số dấu hiệu bất thường khác như: Ngứa mắt, thị lực suy giảm, nhạy cảm với ánh sáng, nước mắt chảy ra không kiểm soát, gỉ mắt…

Mắt nổi gân đỏ là bệnh gì?
Mắt nổi gân đỏ thường do viêm kết mạc hoặc xuất huyết dưới kết mạc

 

Tại sao mắt nổi gân đỏ?

Mắt bị nổi gân đỏ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tùy vào vị trí xuất hiện và các dấu hiệu đi kèm, các bác sĩ thăm khám sẽ đưa ra kết luận chính xác. Thông thường có 2 nguyên nhân phổ biến nhất đó là do viêm kết mạc và xuất huyết dưới kết mạc. Cụ thể:

Do bị viêm kết mạc

Bệnh lý viêm kết mạc còn có tên gọi dân gian là bệnh đau mắt đỏ có thể do nhiều loại vi khuẩn hoặc virus khác nhau gây ra như: Tụ cầu khuẩn, phế cầu khuẩn…, do bị dị ứng. Tuy không gây nguy hiểm cho người bệnh nhưng viêm kết mạc có khả năng lây nhiễm thành dịch nếu người bình thường vô tình tiếp xúc với dịch tiết ra từ mắt hoặc nước bọt của người đang mắc bệnh. Vì vậy người bị bệnh nên tự cách  và hạn chế tiếp xúc với người khác.

Mắt nổi gân đỏ do viêm kết mạc
Bệnh lý viêm kết mạc khiến mắt bị nổi gân máu đỏ

Khi thấy mắt nổi nhiều gân đỏ người bệnh nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên nhãn khoa. Thông thường bác sĩ sẽ kết luận mắt bị viêm kết mạc khi gân đỏ trong mắt đi kèm với những đặc điểm sau:

  • Tròng trắng của mắt có nhiều gân máu đỏ, các gân này thường nhỏ li ti thường xuất hiện ở 1 hoặc cả 2 bên mắt.
  • Nước mắt chảy ra nhiều không kiểm soát được, cùng với đó có ghèn xuất hiện và bám chặt vào mí mắt.
  • Ngứa mắt, cộm mắt, nhức mắt, căng tức khó chịu.
  • Mắt bị mỏi, nhạy cảm hơn với ánh sáng.
  • Thấy mắt sưng, phù nề.

Do bị xuất huyết dưới kết mạc

Xuất huyết dưới kết mạc là tình trạng bệnh có thể được cấu thành do nhiều nguyên nhân khác nhau như:

  • Bạn đang gặp phải các chấn thương về mắt, hoặc chấn thương ở xung quanh vùng mặt, vùng đầu gây ra biến chứng khiến cho các mạch máu nhỏ nằm trong kết mạc bị vỡ.
  • Bệnh nhân có tiền ử bệnh lý rối loạn đông máu hoặc đang trong quá trình sử dụng các loại thuốc chống đông máu để điều trị các bệnh lý về tim mạch cũng có thể để lại biến chứng mắt hiện gân đỏ.
  • Những người thợ lặn dưới biển cũng thường gặp phải tình trạng mắt có gân máu đỏ này do tăng hoặc giảm áp đường thở một cách đột ngột.
  • Khi làm việc nặng, mang, vác quá sức khiến bạn bị ói mửa, ho khan khiến cho hệ tĩnh mạch ở đầu và mặt bị tăng áp bất chợt để lại gân đỏ trong mắt.
  • Hoặc có thể do cơ thể bạn đang bị thiếu một số loại vitamin như: C, K…
  • Lòng trắng mắt có gân đỏ có thể là di chứng của quá trình phẫu thuật tật khúc xạ ở mắt có sử dụng một số dụng cụ áp lực tâm để cố định mắt cho người bệnh.
  • Tuy ít gặp nhưng mắt hiện gân đỏ cũng có thể do bạn đang bị nhiễm xoắn khuẩn hoặc do virus gây ra bệnh viêm kết mạc.
Xuất huyết dưới kết mạc khiến mắt bị nổi gân máu đỏ
Mắt hiện gân đỏ do xuất huyết dưới kết mạc

Trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ kết luận bệnh nhân bị xuất huyết dưới kết mạc khi có những đặc điểm sau:

  • Các gân máu to, nhiều, và thường xuất hiện ở tròng trắng của 1 bên mắt.
  • Các gân máu này xuất hiện nhưng không gây đau đớn cho người bệnh.
  • Mắt không bị tiết dịch hay có ghèn.
  • Không gây ảnh hưởng đến thị lực của bạn.

Tình trạng mắt xuất hiện gân đỏ có nguy hiểm không?

Sau khi khám mắt tổng quát, kết luận chính xác nguyên nhân khiến mắt nổi nhiều gân đỏ, căn cứ vào đó bác sĩ sẽ đánh giá mức độ tổn thương của mắt bạn. Nếu do 2 nguyên nhân phổ biến trên gây ra thường không phải là bệnh lý nguy hiểm.Người bệnh thường sẽ tự khỏi sau khoảng 2 tuần.

Tuy nhiên bạn cũng không được chủ quan, mọi xử lý y tế, vệ sinh mắt đều phải có sự chỉ định của bác sĩ. Đã có nhiều trường hợp bị bội nhiễm hoặc gặp phải những biến chứng suy giảm thị lực nghiêm trọng do tự xử lý không đúng cách, mua sai thuốc hay sử dụng quá liều. Dùng thuốc kháng sinh hay thuốc nhỏ mắt để điều trị bệnh đều phải được bác sĩ kê đơn, chỉ định dùng.

tình trạng xuất hiện gân đỏ ở mắt có nguy hiểm không?
Mắt có gân đỏ đa phần không phải bệnh lý nguy hiểm

Trong trường hợp tròng mắt có gân đỏ kèm theo nhiều dấu hiệu bất thường khác ở mắt gây ảnh hưởng đến sinh hoạt như: Suy giảm thị lực, mắt kém dần, bị chấn thương mắt trước đó, có tiền sử bệnh lý nền toàn thân như tiểu đường, huyết áp… bạn cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên nhãn khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Nổi gân đỏ ở mắt tuy không gây nguy hiểm nhưng có thể là bệnh niêm kết mạc dễ lây lan cho người khác. Đặc biệt ở những nơi đông người như trường học, văn phòng, nhà máy nó có thể biến thành dịch bệnh khi mọi người tiếp xúc với nhau. Vì vậy, người bệnh nên hạn chế tối đa việc tiếp xúc với người khác nếu bị viêm kết mạc.

Phải làm sao để mắt hết nổi gân đỏ?

Khi phát hiện ra mắt có nhiều đường gân đỏ mà không xác định được nguyên nhân xuất phát từ đâu, bạn cần nằm nghỉ, thư giãn, để mắt được nghỉ ngơi thật nhiều nhằm hạn chế tối đa tình trạng gân đỏ trong mắt xuất hiện nhiều hơn, lan ra rộng hơn. Có thể vệ sinh mắt bằng nước sạch để giảm khó chịu cho mắt,

Tuyệt đối không được làm gì tác động trực tiếp đến mắt như dụi mắt hay chà sát  mắt khi thấy ngứa ngáy, khó chịu, chảy nước mắt vì những hành động, thói quen này có thể thể khiến cho tình trạng bệnh lý trở nên tồi tệ hơn.

phải làm sao để hết nổi gân đỏ
Vệ sinh mắt bằng nước sạch để giảm khó chịu cho mắt

Trong trường hợp không có tiền sử chấn thương mắt trước đó, bệnh nhân chỉ cần nghỉ ngơi hợp lý, vệ sinh mắt đúng cách, không gây tác động trực tiếp, gân đỏ trong mắt có thể tự hết mà không cần phải điều trị. Để yên tâm hơn và có phương pháp chăm sóc mắt đúng cách, khiến bệnh nhanh khỏi, bạn nên đến gặp bác sĩ nhãn khoa để được tư vấn, có phương pháp điều trị thích hợp nhất đối với từng bệnh lý gặp phải. Cụ thể:

Cách chăm sóc mắt bị viêm kết mạc

Tùy vào nguyên nhân gây ra bệnh bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị, chăm sóc mắt thích hợp:

  • Với viêm kết mạc do vi khuẩn gây ra: Bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định dùng kháng sinh tại chỗ hoặc tra thuốc nhỏ mắt có thành phần kháng sinh.
  • Với viêm kết mạc do virus gây ra: Bệnh nhân không cần phải dùng thuốc hay can thiệp điều trị gì khác vì có thể tự khỏi sau 10- 14 ngày. Bạn có thể áp dụng thêm một số phương pháp chăm sóc mắt tại nhà như: Dùng nước mắt nhân tạo để tránh tình trạng khô mắt, chườm mắt khi thấy sưng, đau, rát, vệ sinh mắt sạch sẽ hàng ngày bằng nước sạch, ấm.
  • Với viêm kết mạc do bị dị ứng: Bác sĩ sẽ cho bệnh nhân sử dụng thuốc chống dị ứng kèm theo nước mắt nhân tạo để làm dịu tình trạng ngứa, sưng, đau mắt. Tiếp theo là tìm ra nguyên nhân gây nên tình trạng dị ứng này ở mắt để phòng tránh về sau.
chăm sóc mắt bị viêm kết mạc
Tra thuốc nhỏ mắt đều điều trị viêm kết mạc do vi khuẩn gây ra

Cách chăm sóc mắt bị xuất huyết dưới kết mạc

Gân đỏ trong mắt do xuất huyết dưới kết mạc thường to và khiến cho bệnh nhân sợ hãi, tuy nhiên tình trạng này thường không gây tổn hại hay đau đớn cho mắt, không ảnh hưởng đến thị lực của người bệnh. Tình trạng nổi gân đỏ ở mắt này thường sẽ tự hết sau 10- 14 ngày. Bạn không cần dùng thuốc hay sử dụng phương án điều trị nào khác.

Hãy để mắt được nghỉ ngơi, thư giãn thật nhiều, vệ sinh mắt sạch sẽ hàng ngày, tình trạng xuất huyết dưới kết mạc sẽ dần biến mất.

Chăm sóc mắt bị xuất huyết dưới kết mạc
Xuất huyết dưới kết mạc thường không gây đau đớn cho mắt, bạn cần nghỉ ngơi thật nhiều

Một số biện pháp giúp phòng, chống gân đỏ trong mắt.

Mắt nổi gân đỏ tuy là tình trạng lành tính, không gây nguy hiểm hay những biến chứng nặng cho người bệnh nhưng bạn không được chủ quan, cần hạn chế một cách tối đa việc mắc phải tình trạng mắt bị gân đỏ. Bởi vì, nếu để xuất hiện tình trạng này quá nhiều có thể gây ra biến chứng là rò rỉ các mạch máu ở trên nhãn cầu.

Bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa bệnh lý này ở mắt khi thiết lập cách chăm sóc mắt đơn giản như sau:

  • Vệ sinh mắt: Rửa mắt sạch sẽ hàng ngày bằng nước sạch, ấm.
  • Dùng khăn mặt riêng: Không dùng chung khăn mặt với người khác để tránh gặp phải người đang bị đau mắt đỏ.
  • Đeo kính bảo vệ mắt: Khi ra ngoài nên đeo kính râm để bảo vệ mắt tránh khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường như: Khói, bụi, ô nhiễm, tia cực tím từ mặt trời…
  • Không dụi mắt: Hãy bỏ ngay thói quen dụi tay vào mắt.
  • Không lạm dụng thiết bị điện tử: VIệc tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị điện tử như: Điện thoại, máy tính, TV… rất nguy hiểm cho mắt vì chúng có chứa nguồn sáng xanh rất nguy hại.
  • Thiết lập chế độ sinh hoạt khoa học: Một chế độ sinh hoạt hợp lý, ăn đúng giờ, ngủ đúng giấc để mắt được nghỉ ngơi, thư giãn đầy đủ. Đặc biệt nên ăn nhiều thực phẩm, rau quả có chứa các loại vitamin như: A, C, E… cung cấp nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe đôi mắt bạn.
  • Khám mắt định kỳ: Nên hình thành thói quen đi khám mắt định kỳ, thường xuyên để bảo vệ sức khỏe đôi mắt. Hoặc nên đi khám ngay khi gặp phải những dấu hiệu bất thường ở mắt. Thông thường các bệnh về mắt sẽ được điều trị hiệu quả nhất nếu phát hiện sớm.
bỏ ngay thói quen dụi mắt
Bỏ ngay thói quen dụi mắt để phòng chống gân đỏ trong mắt

Tóm lại, khi mắt nổi gân đỏ bạn không cần quá lo lắng, đa phần chỉ là những bệnh lý lành tính và có khả năng tự hồi phục. Nhưng cũng không được chủ quan, tự xử lý y tế tại nhà, bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên nhãn khoa để được thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp. Chia sẻ ngay bài viết với người thân, bạn bè để có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *