ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của quý khách.
Chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất.
Mộng mắt hay còn gọi là mộng thịt là 1 trong những bệnh ở mắt được hiểu đơn giản là tình trạng xuất hiện một màng trắng hay mô mỏng phát triển trên kết mạc, đa phần đều bắt đầu từ góc trong của mắt, theo thời gian nó phát triển lan dần, xâm lấn bao phủ một phần tròng trắng của mắt gây ảnh hưởng tầm nhìn. Mộng thịt đa phần chỉ xảy ra ở một mắt, nhưng dù hiếm gặp hơn vẫn có trường hợp bị ở cả 2 mắt và được gọi tên là mộng song phương.
Vậy mộng mắt thực chất là như thế nào? Nó chính xác là một khối u thịt trong mắt nhưng không phải là u trong ung thư dù bề ngoài trông khá là đáng sợ. Mộng mắt thường có hình tam giác, màu hồng nhạt, hơi sưng, u, nhô lên so với bề mặt giác mạc. Mộng thịt thường bắt nguồn từ bên phải, góc trong của mắt, theo thời gian nó phát triển to dần, có xu hướng lây lan, che phủ dần giác mạc của người bệnh.
Mộng thịt đa phần thường phát triển từ 1 u mỡ kết mạc. Sưng mộng mắt có thể diễn tiến chậm, dừng lại sau 1 thời điểm nhất định. Tuy nhiên ở những bệnh nhân diễn tiến nặng, khi mộng thịt che mất giác mạc, lan vào phần con ngươi sẽ gây ảnh hưởng tầm nhìn, thị lực bị suy giảm nhiều, ảnh hưởng đến cuộc sống
Mông thịt không phải là một bệnh nghiêm trọng hay nguy hiểm nhưng có thể gây khó chịu cho người bệnh, tầm nhìn bị ảnh hưởng nên gây hạn chế nhiều trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày. Mộng thịt khiến cho người bệnh luôn cảm thấy mắt bị cộm, xốn như có một cái gì đó trong mắt. Nó cũng có thể bị đỏ hoặc kích thích khiến bệnh nhân phải can thiệp điều trị y tế, trường hợp nặng phải phẫu thuật.
Ngoài ra, mộng mắt còn gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ trên khuôn mặt của người bệnh, người đối diện nhìn vào thường có cảm giác sợ, khiến người bệnh mặc cảm, tự ti với tình trạng mắt lúc nào cũng có màu đỏ.
Mộng thịt ở giai đoạn nhẹ thường không có biểu hiện gì, nó chỉ là một mô rất mỏng bao phủ một phần tròng trắng của mắt. Ở giai đoạn phát triển sẽ xuất hiện một số dấu hiệu điển hình như sau:
Mộng mắt cho đến nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây bệnh. Một số nghiên cứu y học có đưa ra giả thuyết về nguyên nhân và cơ chế gây bệnh như sau:
Rất nhiều giả thuyết về nguyên nhân gây bệnh mộng mắt được đưa ra nhưng vẫn chưa có cái nào được thuyết phục hoàn toàn và công nhận.
Tuy chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh nhưng thông qua nghiên cứu về những bệnh nhân trước đó về sinh hoạt, thói quen sống, các chuyên gia đã nhận định một số đối tượng sau có nguy cơ cao mắc bệnh mộng mắt như:
Tia cực tím từ mặt trời được nhận định là yếu tố nguy cơ chính từ môi trường gây ra bệnh mộng thịt mắt cho con người. Mộng thịt được công nhận thuộc nhóm bệnh liên quan trực tiếp đến ánh sáng mặt trời. Các tia cực tím được cảnh báo rất nguy hại cho mắt, những người phải thường xuyên làm việc dưới ánh sáng mặt trời có tỷ lệ cao mắc bệnh mộng thịt.
Ngoài ra, ánh sáng từ mặt trời có thể gây ra nhiều bệnh khác về mắt như đục thủy tinh thể hiện đang là nguyên nhân gây mù lòa hàng đầu trên toàn thế giới. Vì vậy các chuyên gia luôn khuyến cáo mọi người ra ngoài nên đeo kính râm để bảo vệ mắt.
Tiêu biểu như những công nhân làm trong các xưởng cưa, kho hàng, khai thác cát… phải tiếp xúc nhiều với khói bụi. Thợ hàn, xì, công nhân làm trong hầm, lò luyện thép, lò luyện hồ quang… tiếp xúc nhiều với các tia khác nhau thuộc bức xạ ion hóa hoặc bức xạ không ion hóa. Hay ngư dân, thợ lặn phải tiếp xúc hàng ngày với gió biển, ánh nắng mặt trời… đều là những đối tượng có nguy cơ cao mắc mộng mắt.
Theo số liệu nghiên cứu về những bệnh nhân đã và đang mắc phải mộng mắt đã thấy nhiều trường hợp có tính chất di truyền lặn từ người thân trong gia đình. Tuy nhiên, con số thống kê về nhóm đối tượng nguy cơ này là rất nhỏ, không đáng kể.
Đây là những khu vực có đặc trưng nóng ẩm. nhiều ánh sáng mặt trời quanh năm, thường là những quốc gia nhiệt đới và cận nhiệt đới. Tỷ lệ bệnh mộng mắt có thể khác nhau tùy vào vị trí địa lý và cao nhất ở những vùng quanh xích đạo khoảng 37 độ.
Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có đường bờ biển trải dài dọc theo hình đất nước, thời gian nắng trong năm cao và nền kinh tế chính là nông nghiệp nên có tỷ lệ mộng mắt khá cao. Theo điều tra năm 2005, tỷ lệ bệnh nhân mắc mộng mắt ở nước ta lên đến 19,56%.
Đây là một căn bệnh phổ biến trong xã hội hiện đại, đặc biệt nhiều ở những người có thời gian dài ngồi trước màn hình máy tính. Khô mắt là bệnh mãn tính và khó có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Tuy không quá nguy hiểm nhưng khô mắt để lại nhiều hệ quả về sức khỏe, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Người bị khô mắt thường có nguy cơ mắc mộng thịt cao hơn những người bình thường khác.
Đây là những tác nhân gây hại từ môi trường sống. Những người phải ra ngoài nhiều nhưng không có biện pháp bảo vệ mắt tránh khỏi các tác nhân gây hại, người tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá. Hay phải sống trong môi trường ô nhiễm không khí, nhiều khói, bụi … đều là những đối tượng có nguy cơ cao bị mộng thịt.
Ngoài ra, mộng mắt còn có thể là biến chứng của bệnh viêm kết mạc mãn tính do nhiều nguyên nhân cấu thành nên.
Mộng mắt thường là bệnh lý nhẹ và không gây khó chịu cho người bệnh nên đa số không cần điều trị trong trường hợp mộng thịt mới phát triển không ảnh hưởng đến cuộc sống. Khi bệnh tiến triển gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng tới chất lượng của sống, bạn nên đi khám mắt để được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Tùy từng giai đoạn bệnh mà sẽ được can thiệp bằng dùng thuốc hoặc phẫu thuật, kết hợp cả 2.
Bệnh mộng thịt được chẩn đoán thông qua việc thăm khám bằng cách sử dụng một khe đèn. Loại thiết bị chuyên dụng này giúp bác sĩ nhãn khoa kiểm tra giác mạc, mống mắt, thủy tinh thể, tiền phòng của mắt một cách kỹ lưỡng. Một số xét nghiệm bổ sung có thể được bác sĩ chỉ định thêm như:
Khi bệnh tiến triển, lúc này khối mộng thịt bị đỏ và kích thích nhiều, phát triển lan rộng gây ảnh hưởng tầm nhìn khiến người bệnh thấy khó chịu. Căn cứ vào từng giai đoạn bệnh, bác sĩ thăm khám mắt sẽ chỉ định một số phương pháp điều trị sau:
Một cuộc phẫu thuật mộng mắt thông thường chỉ mất khoảng 30 – 45 phút. Bệnh nhân sau khi thực hiện thủ thuật thường không cần phải nằm viện. Đôi khi mộng thịt tuy không gây ảnh hưởng nhiều nhưng có thể được loại bỏ vì lý do thẩm mỹ.
Sau khi phẫu thuật mộng thịt, người bệnh sẽ phải đeo 1 miếng che mắt để bảo vệ khoảng 1 – 2 ngày. Bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng thêm thuốc nhỏ mắt có thành phần steroid trong vài tuần giúp giảm sưng và giúp ngăn ngừa bệnh tái phát.
Lưu ý: Loại bỏ mộng thịt có thể gây ra biến chứng loạn thị hoặc khiến bệnh nặng thêm ở những người đang mắc tật khúc xạ này. Và mộng thịt vẫn có thể bị tái phát với tỷ lệ từ 30 – 80%, khả năng cao hơn ở những người trung niên trên 40 tuổi.
Căn cứ vào các yếu tố có nguy cơ cao gây ra bệnh mộng thịt, các chuyên gia đã đưa ra một số khuyến cáo giúp mọi người phòng ngừa bệnh mộng thịt như sau:
Tóm lại, khi thấy các dấu hiệu nghi ngờ mộng thịt, bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám, chẩn đoán và có phương pháp điều trị kịp thời. Đừng chủ quan hoặc tự xử lý y tế, điều trị sai cách có thể khiến bệnh nghiêm trọng hơn và gây ra những biến chứng khôn lường cho mắt. Hy vọng bài viết sẽ mang lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Hãy để lại bình luận bên dưới nếu bạn còn thắc mắc cần được giải đáp nhé!