Top 5 cách chữa sưng mắt cho bé khi bị côn trùng cắn an toàn

18/11/2022
Tác giả:
Tham vấn y khoa:
 

Hướng dẫn xử lý khi bị côn trùng có độc cắn sưng mắt

Nếu bé không may bị côn trùng có độc cắn sưng mắt thì bố mẹ hãy đứng quá hoảng loạn mà hãy bĩnh tĩnh thực hiện những biện pháp sơ cứu cho bé, tránh tình trạng của bé càng thêm nghiêm trọng.

Đầu tiên, cha mẹ hãy thực hiện tuần tự các bước sau để đảm bảo nọc độc không di chuyển sang những vùng khác:

  • Bước 1 Loại bỏ côn trùng ra khỏi vết cắn: Cha mẹ cẩn thận dùng kẹp, tăm bông hoặc dụng cụ y tế chuyên dụng để lấy côn trùng ra khỏi vết cắn một cách nhẹ nhàng. Tuyệt đối không được dùng sức quá mạnh, bóp, vỗ… vì lúc nãy vòi côn trùng vẫn cắm vào da bé, nếu có các tác động mạnh có thể làm nọc độc của côn trùng đi sâu vào da và lan ra xung quanh làm cho tình trạng viêm nhiễm càng thêm trầm trọng.
  • Bước 2 rửa sạch vết thương: Cha mẹ nên lấy khăn hoặc tăm bông nhúng vào nước sạch hoặc những dung dịch sinh lý khác và nhẹ nhàng làm sạch vết căm. Tuyệt đối không để nước hoặc dung dịch chảy vào mắt của bé để tránh mắt bé bị những tổn thương khác.
  • Bước 3 đưa bé vào bệnh viện: Sau khi xử lý cơ bản vết thương, cách tốt nhất cha mẹ hãy đưa bé đến các cơ sở y tế gần nhất để được khám mắt để bác sĩ đưa ra những phác đồ phù hợp với tình trạng của bé, cha mẹ tuyệt đối không được tự ý xử lý ở nhà mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ.
Hướng dẫn xử lý khi bị côn trùng có độc cắn sưng mắt
Côn trùng cắn sưng mắt có thể để lại nhiều nguy hiểm cho đôi mắt của bé

Mỗi loại côn trùng cắn sẽ có những cách can thiệp và xử lý khác nhau. Vì vậy, cha mẹ phải hỏi ý kiến bác sĩ về những cách can thiệp. Bác sĩ sẽ tư vấn rõ ràng và đưa ra cách phù hợp nhất với bé.

Hướng dẫn xử lý khi bị côn trùng không có độc đốt sưng mắt

Khi bé bị nhóm côn trùng không có độc cắn sưng mắt như muỗi, kiến (ngoại trừ kiến ba khoang),…. bố mẹ có thể tham khảo phương pháp được dân gian lưu truyền để xử lý các vết côn trùng đốt vùng mắt như:

  • Bôi giấm vào vết côn trùng cắn: Giấm ăn có tính sát khuẩn tự nhiên sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm trùng da đồng thời xoa dịu cơn ngứa rát nhanh chóng. Cha mẹ nên hòa loãng giấm với nước theo tỷ lệ 1:1 rồi bôi lên vùng da bị cắn cho bé.
  • Đắp túi trà lên vết cắn: Khi bé bị côn trùng cắn sưng đỏ, bạn có thể dùng túi trà đã qua sử dụng để điều trị vết đốt. Trong trà có rất nhiều thành phần axit tannic có tác dụng kháng khuẩn và giúp thư giãn da. Sau khi sử dụng túi trà, hay giữ lại và làm ẩm rồi đắp lên làn da của bé bị nơi bị côn trùng cắn.
  • Sử dụng muối ăn: Sau khi phát hiện con bị côn trùng cắn sưng mắt cha mẹ hãy rửa sạch vùng da bị cắn bằng xà phòng để loại bỏ phần nào bụi bẩn, độc tố, sau đó hãy thoa dung dịch muỗi trắng pha với nước vào trực tiếp vết thương (nên dùng tăm bông thoa để dung dịch nước muối không vào được mắt bé). Điều này sẽ giúp ngăn nhiễm trùng vết thương và giảm ngứa cho bé hiệu quả. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ gây sót cho bé nên cha mẹ có thể cân nhắc trước khi thực hiện
  • Kem đánh răng: Phương pháp này có thể sử dụng trong hầu hết các trường hợp bé bị côn trùng cắn sưng mắt. Trong thành phần của kem đánh răng có tác dụng kháng viêm và ngăn sự xâm nhập của vi trùng gây bệnh. Cha mẹ có thể dùng kem đánh răng để thoa lên vết thương cho bé, tránh tình trạng trẻ bị nóng, rát da.
Dùng túi trà đã qua sử dụng có tác dụng làm giảm sưng ở vết cắn

Trên đây là 4 phương pháp đơn giản mà lại hiệu quả bởi vì những nguyên liệu dùng để khắc phục vết thương là những nguyên liệu rất dễ tìm và hầu như luôn có sẵn ở nhà chúng ta. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn nhất, sau khi sử dụng những phương pháp trên, cha mẹ vẫn nên đưa con đến bệnh viện để kiểm tra lại, tránh những di chứng ngầm có thể xảy ra.

Triệu chứng bé bị côn trùng cắn sưng mắt

Triệu chứng bé bị côn trùng cắn sưng mắt sẽ tùy thuộc vào loại côn trùng cắn là loại nào. Thông thường, côn trùng cắn và đốt sẽ được chia làm 2 loại đó là loại có độc tố và nhóm không chứa độc tố.

Khi trẻ bị loại côn trùng có độc tố cắn sẽ có những biểu hiện như sau:

  • Sưng mắt, tấy đỏ tại chỗ đốt (nếu đốt ở vùng quanh mắt), cảm giác như bị châm chích và rất đau
  • Ngứa, đây được coi là biểu hiện nhẹ nhất nếu bị loại côn trùng có độc tố cắn
  • Thỉnh thoảng có cảm giác bị nhói, có phản ứng sốc phản vệ nếu như bé bị dị ứng với nọc độc của côn trùng.
  • Có một số loại côn trùng có thể gây phù nề, khó thở, ngứa phát ban.
Triệu chứng bé bị côn trùng cắn sưng mắt
Nổi sẩn, mề đay là biểu hiện điển hình khi bị côn trùng cắn

Khi trẻ bị loại côn trùng không độc tố cắn sẽ có những biểu hiện như sau:

  • Ngứa là biểu hiện chắc chắn sẽ xuất hiện nếu như bị loại côn trùng không có độc cắn
  • Có cảm giác khó chịu ở chỗ cắn.
  • Nổi sẩn mề đay ở chỗ cắn vùng vùng da xung quanh.
  • Đỏ rõ rệt ở vết cắn và xung quanh 2 mắt.
  • Cảm giác đau đớn.
  • Sưng phù mắt.
  • Có thể xuất hiện mủ trong mắt.

Ví dụ như: muỗi đốt sưng mắt sẽ thuộc nhóm côn trùng không có độc. Nhưng nếu là do kiến ba khoang đốt thì sẽ thuộc nhóm côn trùng có độc và cần đến bệnh viện để xử lý vết đốt.

Côn trùng cắn sưng mắt có nguy hiểm không?

Đôi mắt là một bộ phận rất quan trọng của cơ thể con người, vùng da quanh mắt cũng rất mỏng và nhạy cảm. Chính vì vậy, chỉ cần có một sơ suất nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến thị lực và sức khỏe của bé, nhất là trong độ tuổi này, sức khỏe của bé đang trong quá trình hoàn thiện.

Vậy nên bố mẹ cần phải cẩn trọng xử lý khi bé bị cắn côn trùng cắn sưng mắt, tránh những biến chứng và nguy hiểm có thể xảy ra.

Những nguy hiểm có thể xảy ra khi bé bị côn trùng cắn sưng mắt đó là:

  • Gây phù nề mạnh: Vùng da mắt rất mỏng và nhạy cảm lại chứa nhiều dây thần kinh tập trung. Chỉ một chút nọc độc nhỏ cũng có thể làm bé bị phù nề mạnh và sưng đỏ.
  • Khối lượng môi trong mí mắt tăng và thậm chí đóng hoàn toàn mắt, làm bé bị mù lòa vĩnh viễn.
  • Mắt bị đỏ và sưng tấy
  • Vết cắn gây ngứa, có thể gây nhiễm trùng nếu bị thường xuyên đưa tay lên gãi vết cắn. Nguy hiểm hơn có thể tổn thương đến giác mạc.
  • Xé rách do kích ứng viêm mạc mắt
  • Chất độc, viêm nhiễm từ côn trùng cắn vào mắt có thể gây ảnh hưởng đến thị lực của mắt, thậm chí gây hỏng mắt và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Côn trùng cắn sưng mắt có nguy hiểm không?
Côn trùng cắn sưng mắt có thể ảnh hưởng đến thị lực của bé

Phòng ngừa trẻ bị côn trùng đốt sưng mắt

Để giảm thiểu nguy cơ trẻ bị côn trùng đốt trong lúc chơi đùa, lúc ngủ… bố mẹ có thể tham khảo và thực hiện một số biện pháp dưới đây.

  • Bố mẹ phải cho con mặc quần áo dài tay và sáng màu mỗi khi chuẩn bị đưa bé ra ngoài chơi. Điều này giúp bảo vệ cơ thể bé và tránh thu hút côn trùng tới gần. 
  • Không cho con đến gần những như: bụi cây, bụi hoa, ao tù, nước đọng… đây đều là những môi trường sống và sinh sản của côn trùng.
  • Tuyệt đối không để nước đọng trong các chum, vại xung quanh nhà và đậy kín những chum, vại này lại để tránh muỗi và côn trùng khác làm tổ và sinh sống.
  • Bỏ màn và bôi thuốc chống muỗi cho bé mỗi khi bé ngủ
  • Kiểm tra và tiêu diệt ve, bọ chét nếu nhà có nuôi chó, mèo…
  • Thường xuyên dọn dẹp sạch sẽ nhà cửa, phòng ngủ của bé để côn trùng không có điều kiện sinh sống và gây bệnh.
Phòng ngừa trẻ bị côn trùng đốt sưng mắt
Bỏ màn cho bé khi ngủ là cách phòng ngừa côn trùng cắn rất tốt

Trên đây là 5 phương pháp chữa sưng mắt khi bị côn trùng cắn mà có thể cha mẹ sẽ quan tâm nếu đang có con nhỏ. Hy vọng qua bài viết, cha mẹ sẽ có những phương pháp bảo vệ bé khỏi côn trùng gây bệnh, tạo điều kiện cho bé có một môi trường phát triển khỏe mạnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *