ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của quý khách.
Chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất.
Võng mạc cao huyết áp là những tổn thương ở mạch máu võng mạc do tăng huyết áp gây ra. Bệnh thường xảy ra khi huyết áp của người bệnh tăng quá cao khiến thành mạch máu của võng mạc dày lên đồng thời những lòng mạch máu này sẽ hẹp lại khiến lượng máu cung cấp cho võng mạc bị hạn chế. Một số ít trường hợp người bệnh xuất hiện phù nề võng mạc.
Tăng huyết áp mãn tính kéo dài có thể gây ra các thương tổn nặng nề ở mạch máu võng mạc, hạn chế chức năng của võng mạc, tạo thành áp lực lên dây thần kinh thị giác, gây ra các vấn đề về thị lực. Các thành phần của máu lúc này bị thoát ra khỏi mạch máu gây tình trạng xuất tiết, xuất huyết đi kèm với phù nề võng mạc.
Tăng huyết áp có thể để lại nhiều tổn hại lên mạch máu võng mạc cũng như những thương tổn ở hệ mạch của các cơ quan khác. Dựa vào những thương tổn này, chuyên gia phân loại bệnh võng mạc tăng huyết áp thành các giai đoạn khác nhau.
Bệnh võng mạc do tăng huyết áp gây ra thường không có dấu hiệu nhận biết rõ ràng trong giai đoạn sớm. Khi bệnh phát triển đến giai đoạn muộn, tình trạng thực sự nghiêm trọng, người bệnh sẽ thấy xuất hiện một số dấu hiệu đặc trưng như:
Nếu phát hiện huyết áp liên tục tăng cao, bất thường đi kèm với những tình trạng lạ ở mắt kéo dài bạn cần nhanh chóng đến ngay bệnh viện khám mắt để kiểm tra, thăm khám giúp hạn chế tối đa nguy cơ thay đổi nhanh chóng và tiêu cực ở thị lực.
Huyết áp tăng cao, kéo dài là nguyên nhân chính gây bệnh võng mạc cao huyết áp. Tình trạng tăng huyết áp thường là vấn đề sức khỏe mãn tính, những áp suất máu do tim tạo ra gây áp lực cao lên động mạch máu. Máu di chuyển trong cơ thể ở tình trạng áp suất cao như vậy kéo dài lâu ngày sẽ khiến cho các mô động mạch bị căng ra và dẫn đến thương tổn, từ đó gây ra nhiều biến chứng phức tạp.
Bệnh võng mạc do tăng huyết áp có thể gây ra một số thương tổn điển hình ở mắt như:
Bệnh võng mạc cao huyết áp thường tiến triển theo 4 cấp độ, biểu thị theo thang điểm từ 1 đến 4, thể hiện rõ các cấp độ nghiêm trọng tăng dần của bệnh. Cụ thể:
Võng mạc cao huyết áp ở cấp độ 1 thường được xem là tình trạng nhẹ nhất của bệnh. Động mạch nơi võng mạc lúc này chỉ bị thu hẹp nhẹ, bệnh nhân không phát hiện triệu chứng khác biệt ở mắt.
Khi bệnh võng mạc do tăng huyết áp tiến triển đến giai đoạn 2, tình trạng co thắt nơi động mạch võng mạc sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, trong y khoa thường gọi là dị dạng động mạch. Tĩnh mạch lúc này sẽ bị lệch hướng với động mạch ở đoạn bắt chéo. Cấp độ 2 cũng tương tự như cấp độ 1, các dấu hiệu ở mắt thường chưa xuất hiện rõ ràng.
Ngoài các biểu hiện co thắt động mạch như cấp độ 2, ở cấp độ 3 sẽ xuất hiện thêm triệu chứng:
Thị lực của người bệnh lúc này suy giảm rõ rệt do sự thu nhỏ của thị trường, phù võng mạc gây sưng mắt, nhức mắt.
Cấp độ 4 được xem là tổn thương nặng nề nhất của bệnh võng mạc do tăng huyết áp. Lúc này các dấu hiệu gặp ở cấp độ 3 trở nặng, động mạch bị thu nhỏ như sợi dây bạc đi kèm với sưng đĩa thị hay còn gọi là phù hoàng điểm và phù gai thị đi cùng những cơn nhức đầu kéo dài. Giai đoạn nặng nhất của bệnh võng mạc cao huyết áp đồng nghĩa với việc gia tăng nguy cơ đột quỵ cao hơn.
Người bệnh võng mạc cao huyết áp giai đoạn 4 có khả năng cao sẽ phải đối diện thêm với các bệnh lý liên quan đến gan và thận.
Chẩn đoán bệnh võng mạc tăng huyết áp chủ yếu dựa vào bệnh sử tức là thời gian mắc bệnh cùng cấp độ nghiêm trọng của tăng huyết áp, kết hợp với soi đáy mắt.
Bệnh võng mạc cao huyết áp kéo dài có thể gây ra một số biến chứng, hậu quả liên quan đến võng mạc như:
Ngoài ra, chuyên gia đã nhận định những người bị bệnh võng mạc cao huyết áp gia tăng khả năng đột quỵ và suy tim cao hơn rất nhiều so với người bình thường.
Bệnh võng mạc cao huyết áp được khắc phục và phòng ngừa chủ yếu bằng việc kiểm soát tốt huyết áp kết hợp với dùng thuốc và thiết lập thói quen sống lành mạnh. Cùng với các loại thuốc giúp kiểm soát huyết áp, người bệnh sẽ được chỉ định dùng thêm một số thuốc giúp khắc phục bệnh võng mạc ở mắt như:
Bên cạnh đó, người bệnh cần thiết lập thói quen khám mắt định kỳ giúp tầm soát sớm các bệnh ở mắt, hạn chế tối đa các thương tổn đến mắt gây mất thị lực vĩnh viễn.
Ngoài ra, người bệnh võng mạc tăng huyết áp cần thiết lập thói quen sống lành mạnh bao gồm: Duy trì tập thể dục hàng ngày, thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học, giảm bớt lượng muối cơ thể hấp thụ, tăng cường rau xanh, quả mọng trong bữa ăn hàng ngày, kiêng rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích, giảm cân hợp lý để hạn chế tình trạng tăng huyết áp.
Các tình trạng nặng hơn, phù dây thị giác, đe dọa đến thị lực rất cần được điều trị cấp cứu tích cực. Trường hợp mất thị lực xảy ra bác sĩ có thể chỉ định điều trị phù võng mạc bằng một trong các cách:
Tóm lại, bài viết trên đây cung cấp cho bạn đọc các thông tin hữu ích về bệnh võng mạc cao huyết áp. Hy vọng sẽ mang lại những thông tin hữu ích. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi nếu còn thắc mắc cần được giải đáp, tư vấn thêm nhé!