ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của quý khách.
Chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất.
Cận thị có di truyền, cận thị bẩm sinh gây ra bởi yếu tố gen di truyền từ bố hoặc mẹ khiến thị lực của trẻ từ lúc mới sinh hoặc khi tuổi còn rất nhỏ đã bị suy yếu.
Một thống kê đã cho thấy yếu tố di truyền của cận thị với các thành viên trong gia đình như sau:
Cận thị bẩm sinh có đặc điểm là độ cận khá cao, nhiều trường hợp bị cận đến -20 đi-ốp, tăng độ cận nhanh và có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm để có cách điều trị kịp thời.
Trẻ nếu được kiểm tra mắt định kỳ ngay từ khi còn rất nhỏ thì có thể phát hiện sớm ở độ tuổi 0 đến 3 tuổi. Nếu không chỉ đến khi trẻ bị cận thị quá nặng, tầm nhìn ảnh hưởng nghiêm trọng biểu thị ra ngoài bằng các dấu hiệu thì mới có thể phát hiện được.
Do đó, phụ huynh cần chú ý quan sát thật kỹ các thói quen sinh hoạt thường ngày để sớm nhận biết trẻ cận thị bẩm sinh:
Cận thị di truyền thường có độ cận cao, chúng tiến triển nhanh chóng và khó hồi phục. Bị cận thị nếu không được điều trị sớm có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho mắt như:
Các biến chứng trên đây của cận thị bẩm sinh đều rất nguy hiểm. Biến chứng thường xuất hiện khi bị cận thị ở mức độ nặng và làm tăng nguy cơ bị mù lòa vĩnh viễn.
Cận thị bẩm sinh có thể can thiệp mổ cận để điều trị khỏi hoàn toàn, xóa cận hoặc làm giảm độ cận xuống. Tuy nhiên phương pháp này chỉ dùng cho người đủ 18 tuổi trở lên và đáp ứng đầy đủ các điều kiện phẫu thuật.
Người dưới 18 tuổi chỉ có thể dùng kính cận để điều chỉnh tật khúc xạ, cải thiện thị lực khi nhìn, hạn chế tăng độ hoặc đeo kính Ortho-K để có thị lực tối đa vào ban ngày.
Trẻ em nên dùng kính gọng để có tầm nhìn tốt hơn, kiểm soát và hạn chế tăng độ cận nhanh chóng. Người bị cận cần đeo kính đúng với hướng dẫn của bác sĩ, đi khám mỗi 6 tháng/lần và chỉnh kính mới khi có chỉ định từ bác sĩ.
Từ 8 tuổi trở lên trẻ có thể dùng kính áp tròng tuy nhiên không nên đeo quá thường xuyên, mỗi ngày chỉ đeo tối đa 8 tiếng, vệ sinh kính đúng cách và phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Kính áp tròng Ortho-K có thể dùng cho trẻ nhỏ với độ cận từ thấp đến cao. Tác dụng của kính này giúp người bị cận có thể có thị lực tối đa vào ban ngày. Nhưng khi đến cuối ngày, khi giác mạc trở về hình thái ban đầu, bạn sẽ vẫn cần kính gọng để nhìn rõ. Trước khi quyết định dùng phương pháp này cần thăm khám và được tư vấn của bác sĩ.
Để mắt khỏe mạnh hơn, giảm mỏi mệt, hạn chế cận thị tăng độ bạn cần có chế độ chăm sóc mắt tại nhà như sau:
Cận thị bẩm sinh xuất hiện từ khi còn rất nhỏ làm ảnh hưởng nhiều đến đời sống, sinh hoạt và có thể mang đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bị cận. Người bị cần được phát hiện sớm để có hướng điều trị thích hợp, tránh biến chứng gây mù lòa. Nếu bạn yêu thích và thấy bài viết hữu ích hãy chia sẻ đến với nhiều người nhé!