Cận thị bẩm sinh là gì? Tỷ lệ di truyền, Dấu hiệu, Cách chữa trị

09/11/2022
Tác giả:
Tham vấn y khoa:
 
cận thị bẩm sinh
Cận thị bẩm sinh xuất hiện ở độ tuổi rất nhỏ.

1. Cận thị bẩm sinh là gì?

Cận thị có di truyền, cận thị bẩm sinh gây ra bởi yếu tố gen di truyền từ bố hoặc mẹ khiến thị lực của trẻ từ lúc mới sinh hoặc khi tuổi còn rất nhỏ đã bị suy yếu.

Một thống kê đã cho thấy yếu tố di truyền của cận thị với các thành viên trong gia đình như sau:

  • Bố, mẹ cận thị trên -6 đi-ốp: Trẻ sinh ra 100% bị cận thị.
  • Cả bố và mẹ cùng bị cận: Trẻ có nguy cơ bị cận thị bẩm sinh từ 33% đến 60%.
  • Bố hoặc mẹ bị cận: 23% đến 40% trẻ sinh ra có thể bị cận thị.
  • Bố và mẹ không bị cận: Chỉ có 6% đến 15% trẻ sinh ra bị cận.
Cận thị bẩm sinh là gì
Cận thị bẩm sinh do bị di truyền từ bố, mẹ.

Cận thị bẩm sinh có đặc điểm là độ cận khá cao, nhiều trường hợp bị cận đến -20 đi-ốp, tăng độ cận nhanh và có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm để có cách điều trị kịp thời.

1.1 Dấu hiệu nhận biết

Trẻ nếu được kiểm tra mắt định kỳ ngay từ khi còn rất nhỏ thì có thể phát hiện sớm ở độ tuổi 0 đến 3 tuổi. Nếu không chỉ đến khi trẻ bị cận thị quá nặng, tầm nhìn ảnh hưởng nghiêm trọng biểu thị ra ngoài bằng các dấu hiệu thì mới có thể phát hiện được.

Do đó, phụ huynh cần chú ý quan sát thật kỹ các thói quen sinh hoạt thường ngày để sớm nhận biết trẻ cận thị bẩm sinh:

  • Trẻ có thói quen dụi mắt thường xuyên.
  • Nheo mắt, nghiêng đầu khi nhìn, khi nhìn xa thường tập trung lâu hơn.
  • Trẻ nhắm 1 mắt khi nhìn còn có thể là dấu hiệu của cận thị lệch, cận thị 1 bên mắt, nhược thị nên cần sớm đưa trẻ khám bác sĩ.
  • Xem tivi luôn ngồi ở khoảng cách gần.
  • Trẻ nhạy cảm với ánh sáng. Khi bước từ nhà ra đường trẻ thường nheo mắt, dùng tay che mắt lại, chảy nước mắt và cảm thấy khó chịu.
  • Trẻ xem sách, học bài luôn cúi sát vào sách vở.
nguyên nhân gây cận thị bẩm sinh
Mắt trẻ nhạy cảm với ánh sáng hay dùng tay che mắt.

1.2 Cẩn thận với biến chứng nguy hiểm

Cận thị di truyền thường có độ cận cao, chúng tiến triển nhanh chóng và khó hồi phục. Bị cận thị nếu không được điều trị sớm có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho mắt như:

  • Lác (lé) mắt.
  • Nhược thị.
  • Thoái hóa võng mạc.
  • Bong, rách võng mạc.
  • Tăng nhãn áp.
  • Thoái hóa hoàng điểm.
cận thị di truyền
Cận thị bẩm sinh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Các biến chứng trên đây của cận thị bẩm sinh đều rất nguy hiểm. Biến chứng thường xuất hiện khi bị cận thị ở mức độ nặng và làm tăng nguy cơ bị mù lòa vĩnh viễn.

2. Cận thị bẩm sinh có chữa được không?

Cận thị bẩm sinh có thể can thiệp mổ cận để điều trị khỏi hoàn toàn, xóa cận hoặc làm giảm độ cận xuống. Tuy nhiên phương pháp này chỉ dùng cho người đủ 18 tuổi trở lên và đáp ứng đầy đủ các điều kiện phẫu thuật.

Người dưới 18 tuổi chỉ có thể dùng kính cận để điều chỉnh tật khúc xạ, cải thiện thị lực khi nhìn, hạn chế tăng độ hoặc đeo kính Ortho-K để có thị lực tối đa vào ban ngày.

2.1 Dùng kính cận

Trẻ em nên dùng kính gọng để có tầm nhìn tốt hơn, kiểm soát và hạn chế tăng độ cận nhanh chóng. Người bị cận cần đeo kính đúng với hướng dẫn của bác sĩ, đi khám mỗi 6 tháng/lần và chỉnh kính mới khi có chỉ định từ bác sĩ.

Từ 8 tuổi trở lên trẻ có thể dùng kính áp tròng tuy nhiên không nên đeo quá thường xuyên, mỗi ngày chỉ đeo tối đa 8 tiếng, vệ sinh kính đúng cách và phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

cận thị bẩm sinh có chữa được không
Chỉnh kính để cải thiện thị lực tạm thời.

2.2 Dùng kính Ortho-K

Kính áp tròng Ortho-K có thể dùng cho trẻ nhỏ với độ cận từ thấp đến cao. Tác dụng của kính này giúp người bị cận có thể có thị lực tối đa vào ban ngày. Nhưng khi đến cuối ngày, khi giác mạc trở về hình thái ban đầu, bạn sẽ vẫn cần kính gọng để nhìn rõ. Trước khi quyết định dùng phương pháp này cần thăm khám và được tư vấn của bác sĩ.

3. Cách chăm sóc mắt bị cận bẩm sinh

Để mắt khỏe mạnh hơn, giảm mỏi mệt, hạn chế cận thị tăng độ bạn cần có chế độ chăm sóc mắt tại nhà như sau:

  • Sử dụng kính đúng: Dùng kính phù hợp với mắt, đeo kính đúng độ cận. Nên dùng kính có thể chống chói, chống tia UV, chống ánh sáng xanh để bảo vệ mắt tốt hơn trước các yếu tố gây hại cho mắt.
  • Không gian sinh hoạt khoa học: Đảm bảo học tập, sinh hoạt trong điều kiện ánh sáng tốt cho mắt, tư thế ngồi và khoảng cách tới sách, thiết bị điện tử phù hợp.
  • Tăng cường thực phẩm tốt cho mắt: Chế độ ăn uống hằng ngày nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng tốt cho mắt. Tăng cường các loại thực phẩm như cá hồi, bí đỏ, trứng, sữa, bông cải xanh,…
  • Tập thể dục cho mắt: Áp dụng các bài tập cho mắt cận thị 15 phút mỗi ngày để mắt được nghỉ ngơi, thư giãn, giảm mệt mỏi.
  • Dùng thuốc nhỏ mắt phù hợp: Thuốc nhỏ mắt sẽ giúp mắt bớt khô, mỏi, đau mắt. Dùng thuốc nhỏ mỗi khi thấy khó chịu và khi vừa từ ngoài đường về.
  • Hạn chế thời gian dùng thiết bị điện tử: Nên cân đối thời gian làm việc và nghỉ ngơi cho mắt, hạn chế thời gian mắt tiếp xúc với thiết bị điện tử để tránh tăng độ cận.
  • Kiểm tra mắt định kỳ: Khám mắt định kỳ 3 đến 6 tháng /lần để theo dõi tình trạng sức khỏe của mắt.
cận thị có di truyền không
Các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng tốt cho mắt cận.

Cận thị bẩm sinh xuất hiện từ khi còn rất nhỏ làm ảnh hưởng nhiều đến đời sống, sinh hoạt và có thể mang đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bị cận. Người bị cần được phát hiện sớm để có hướng điều trị thích hợp, tránh biến chứng gây mù lòa. Nếu bạn yêu thích và thấy bài viết hữu ích hãy chia sẻ đến với nhiều người nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *