Bác sĩ nhãn khoa chỉ cách phân biệt chắp và lẹo mi mắt

07/12/2023
 

Viêm bờ mi là bệnh về mắt khá phổ biến liên quan đến rìa (mép) mí mắt, trong một số trường hợp, nó cũng có thể ảnh hưởng đến kết mạc, giác mạc và da mí mắt. Bệnh viêm bờ mi do vi khuẩn, áp xe hình thành trong các tuyến mồ hôi hoặc các nang lông thường ở lớp trước của mí mắt, tạo ra chắp, lẹo mi mắt. Vậy chắp, lẹo mi mắt là gì? Khi bị chắp lẹo mi mắt phải làm thế nào? Cùng tìm hiểu thông tin qua bài chia sẻ dưới đây!

Chắp mắt là gì? Chắp mi mắt có nguy hiểm không?

Chắp mắt là một vết sưng trên mí mắt có thể hình thành sau viêm bờ mi trước hoặc sau. Chắp mi mắt xảy ra khi tuyến dầu của mí mắt bị tắc nghẽn. Các chất tiết từ tuyến meibomian thường có ở lớp sau của mí mắt có thể rò rỉ vào các mô xung quanh, gây viêm. Chắp mi mắt có thể xảy ra đột ngột hoặc dần dần theo thời gian.

Chắp mắt có thể bắt đầu như một mụn lẹo bên trong. Ban đầu, người bệnh có thể không biết mình bị chắp vì thường không có hoặc ít có cảm giác đau. Nhưng khi chắp phát triển, mí mắt có thể bị đỏ, sưng và đôi khi cảm thấy mềm khi chạm vào. Nếu chắp phát triển, nó có thể đè lên mắt và gây mờ mắt.

Lẹo mi mắt là gì?

Lẹo mắt là một một ổ sưng tấy cấp tính, cục bộ ở tuyến bờ mi gây ra chủ yếu bởi vi khuẩn Staphylococcus aureus xâm nhập vào tuyến chân lông mi hoặc nhiễm vi khuẩn dưới mí mắt.

Bệnh viêm bờ mi do vi khuẩn, áp xe có thể hình thành trong các tuyến mồ hôi hoặc các nang lông thường có ở lớp trước của mí mắt, tạo ra lẹo mi mắt. Mụn lẹo phát triển nhanh chóng, tạo ra một vùng sưng tấy, đau, đỏ và sưng trên mí mắt.

Có hai loại mụn lẹo mi mắt:

  • Mụn lẹo bên ngoài: Mụn lẹo bắt đầu ở gốc lông mi. Hầu hết là do nhiễm trùng ở nang lông và các tuyến liền kề của Zeis hoặc Moll. Sự tắc nghẽn nang có thể liên quan đến viêm bờ mi.
  • Mụn lẹo bên trong: Mụn lẹo bên trong mí mắt hầu hết là do nhiễm khuẩn tuyến sản xuất dầu meibomius ở mí mắt. Mụn lẹo bên trong rất hiếm gặp. Đôi khi viêm mô tế bào đi kèm với lẹo.

Triệu chứng của chắp, lẹo mi mắt

1. Biểu hiện của chắp là gì?

Chắp mắt gây nên tình trạng sưng đỏ mắt

Chắp có thể phát triển như mụn lẹo bên trong và người bệnh có thể không thấy bất kỳ triệu chứng nào. Nhưng khi nó phát triển lớn hơn, nó có thể có các triệu chứng sau:

  • Sưng, đỏ mí mắt. Nhưng hiếm khi mí mắt bị sưng toàn bộ.
  • Nhìn mờ, nếu chắp đủ lớn để đè lên nhãn cầu.

2. Biểu hiện của mụn lẹo là gì?

Sau 1 đến 2 ngày, lẹo bên ngoài sẽ khu trú vào bờ mi và gây ra các triệu chứng như:

  • Một vết sưng đỏ, đau dọc theo rìa mí mắt ở chân lông mi. Nó có thể làm cho toàn bộ mí mắt sưng lên
  • Thường có một mụn mủ vàng ở trung tâm của vết sưng
  • Có cảm giác ngứa, cộm trong mắt
  • Nhạy cảm với ánh sáng
  • Chảy nước mắt

Triệu chứng của lẹo bên trong cũng giống như chắp bao gồm đau, đỏ mắt và phù nề khu trú ở bề mặt kết mạc sụn mi sau. Viêm có thể nặng, đôi khi người bệnh có thể bị sốt hoặc ớn lạnh.

Lẹo mắt gây mụn mủ vàng ờ trung tâm

Ai có nguy cơ bị chắp, lẹo mi mắt?

Bất cứ ai cũng có thể bị lẹo hoặc chắp. Nhưng ở một số người sẽ có nhiều khả năng bị chắp lẹo nếu họ có:

  • Viêm bờ mi
  • Đã từng bị chắp, lẹo mắt trước đây sẽ có khả năng tái phát
  • Bệnh về da, chẳng hạn như bệnh Rosacea (hay còn gọi là chứng đỏ mặt) hoặc viêm da tiết bã (viêm da dầu/chàm da mỡ)
  • Bệnh tiểu đường hoặc các vấn đề khác

Chắp, lẹo điều trị như thế nào?

Phương pháp điều trị chắp, lẹo mi mắt:

  • Chườm nóng từ 5 đến 10 phút, 2-3 lần một ngày
  • Đôi khi dẫn lưu hoặc điều trị bằng thuốc, chẳng hạn như tiêm corticosteroid (đối với chắp) hoặc kháng sinh đường uống (đối với lẹo)

Có thể chỉ định chích rạch hoặc nạo hoặc điều trị bằng corticosteroid nội khí quản vào ổ chắp nếu chắp lớn, mất thẩm mỹ và không tiến triển sau vài tuần điều trị bảo tồn. Trong một số trường hợp hiếm hoi, các khối u ung thư mí mắt có thể xuất hiện giống như lẹo hoặc chắp.

Mụn lẹo bên ngoài có thể được rạch nếu việc điều trị bằng chườm nóng không hiệu quả. Kháng sinh toàn thân (ví dụ, dicloxacillin hoặc erythromycin) có thể được chỉ định khi viêm tổ chức trước vách kèm theo lẹo. Điều trị mụn lẹo bên trong với thuốc kháng sinh đường uống và rạch tháo mủ nếu cần. Thuốc kháng sinh bôi tại chỗ thường kém hiệu quả.

Cần rạch tháo mủ để điều trị viêm

Chăm sóc mắt khi bị chắp, lẹo như thế nào?

Một số điều lưu ý giúp phòng ngừa bệnh chắp, lẹo tái phát:

  • Luôn giữ vệ sinh cho mắt và bờ mi
  • Sử dụng kính bảo hộ khi đi đường, tránh để bụi bẩn hoặc vi khuẩn xâm nhập vào mắt
  • Hạn chế thói quen dùng tay dụi mắt
  • Không trang điểm vùng mi mắt khi đang bị lẹo
  • Không nên dùng kính áp tròng nếu không thực sự cần thiết. Nếu sử dụng, hãy luôn đảm bảo kính và tay được rửa sạch trước khi đưa vào mắt
  • Không tự ý nặn mủ, điều trị chắp lẹo bằng bài thuốc dân gian khi chưa có sự thăm khám của bác sĩ

Để ngăn ngừa và phát hiện sớm các bệnh về mắt, bạn nên thường xuyên thăm khám sức khỏe mắt định kỳ. Hiện nay, Bệnh viện Mắt Thái Hà cung cấp các dịch vụ khám mắt phù hợp với từng độ tuổi, và nhu cầu riêng của người bệnh.

Liên hệ tổng đài 1900.63.80.85 để được tư vấn chi tiết về dịch vụ chích chắp, lẹo, giải đáp miễn phí các thắc mắc, đặt lịch khám và hưởng trọn các ưu đãi hiện hành.

CẢM NHẬN KHÁCH HÀNG

tai-kham-sau-mo-phaco
tham-kham-truoc-mo-phaco
sau-mo-phaco
sau-mo-phaco

Chương trình ưu đãi đang có:

ĐẶT HẸN NGAY HÔM NAY

    HOẶC GỌI VỀ 1900.63.80.85