Khám tật khúc xạ và cắt kính khi nào cần thiết?

17/11/2023
 
Khám tật khúc xạ và cắt kính là điều mà người mắc các tật khúc xạ về mắt cần phải thực hiện. Tuy nhiên, việc khám khúc xạ ở những thời điểm nào để tối ưu được chi phí cũng như đánh giá chuẩn về tình trạng bệnh, cắt kính phù hợp tối ưu về chi phí lại là điều mà nhiều người chưa nắm được.
Nhận thấy đây là điều cần lưu ý và nhiều người bệnh mắc phải sai lầm, gây tốn kém nhiều chi phí cho việc khám khúc xạ, cắt mắt kính; các bác sĩ bệnh viện mắt Thái Hà sẽ giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về vấn đề này thông qua bài viết dưới đây. Hãy cùng tìm hiểu bạn nhé!
kham-tat-khuc-xa
Khám tật khúc xạ ngay khi có dấu hiệu thị lực bị suy giảm

Tật khúc xạ và những điều cần biết?

Thị lực là một trong những thước đo vô cùng quan trọng mà mỗi người chúng ta luôn cần nỗ lực để bảo vệ. Khi mắt bị ảnh hưởng hay tổn thương bởi một lý do bất kỳ nào đó, có thể sẽ làm “đảo lộn” cuộc sống của người bệnh. Những bệnh lý liên quan đến mắt và các vấn đề ảnh hưởng đến tầm nhìn luôn có nguy cơ xuất hiện bất kỳ lúc nào, với bất kỳ độ tuổi nào. Chính vì vậy, kiểm tra mắt là việc hết sức quan trọng giúp bác sĩ nhanh chóng phát hiện và điều kịp thời các vấn đề về mắt.
Ngày nay, khi chúng ta tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị điện tử cùng tần suất công việc luôn trong trạng thái dày đặc khiến cho mắt luôn phải điều tiết liên tục suốt cả một ngày dài, điều này gây ra những tác động không nhỏ đến sự khỏe mạnh của mắt, khiến ngày càng nhiều người mắc tật khúc xạ. Vậy tật khúc xạ là gì? Cần làm gì khi mắc tật khúc xạ?

Tật khúc xạ là gì?

Tật khúc xạ là tình trạng mà khi chúng ta nhìn một vật nào đó, hình ảnh thu được không hội tụ trên võng mạc khiến cho chúng ta nhìn thấy vật đó mờ hơn.
Tật khúc xạ có thể gặp ở mọi lứa tuổi, phổ biến ở đối tượng học sinh, sinh viên, dân văn phòng, người tiếp xúc nhiều với các thiết bị điện tử. 
Thông tin từ Bộ Y tế năm 2020 cho thấy, tình trạng mắc các tật khúc xạ đang ngày càng phổ biến trong thanh thiếu niên, với tỷ lệ mắc từ 15%-20% ở học sinh nông thôn, 30%-40% ở thành phố. Nếu tính riêng nhóm trẻ từ 6 – 15 tuổi trên cả nước, tỷ lệ mắc các tật khúc xạ ở độ tuổi này khoảng 20%, tương đương gần 3 triệu em.
do-thi-luc
Kỹ thuật viên test thị lực tại chỗ cho khách hàng

Các tật khúc xạ ở mắt

  • Cận thị

Đối với những người cận thị thì điểm hội tụ của các tia sáng nằm ở phía trước võng mạc. Vì thế mà người bị cận thị có thể nhìn rõ vật ở khoảng cách gần, nhưng khi nhìn vật ở xa hơn thì cho ra những hình ảnh mờ, khó nhận biết.
Dấu hiệu nhận biết cận thị có thể gặp như thường xuyên nheo mắt, mỏi mắt, đau đầu, chớp mắt để có thể nhìn rõ.
  • Viễn thị

Khi mắt bị viễn thị, thì ánh sáng đi vào mắt sẽ hội tụ ở vị trí phía sau của võng mạc, làm cho người bị viễn thị có thể nhìn rõ những vật ở xa nhưng lại gặp khó khăn khi nhìn vật ở gần.
Các triệu chứng của tật viễn thị có thể gặp như khó khăn khi nhìn gần, mỏi mắt, đau đầu, cảm thấy chóng mặt sau một khoảng thời gian phải tập trung nhìn gần như đọc sách…
Nguyên nhân gây ra viễn thị bao gồm do trục nhãn cầu ngắn hơn bình thường. Viễn thị do yếu tố bẩm sinh, những em bé mới sinh đều mắc viễn thị do trục nhãn cầu chưa hoàn thiện, nhưng theo thời gian thì sẽ phát triển tương ứng với cơ thể giúp trẻ có mắt chính thị, nhưng với một số trường hợp trục này không phát triển theo thời gian và gây viễn thị. Ngoài ra một số nguyên nhân khác xảy ra với tỷ lệ ít hơn như giác mạc dẹt là giác mạc độ cong nhỏ, người bệnh sẹo giác mạc,…
  •  Loạn thị

Mắt bị loạn thị nghĩa là các tia sáng hội tụ tại nhiều điểm trên võng mạc, thay vì một điểm như bình thường, làm cho hình ảnh nhận biết được mờ và có cảm giác như hoa mắt.
Loạn thị có các triệu chứng thường gặp như hình ảnh mờ nhòe ở mọi khoảng cách, xuất hiện hình đôi, khó khăn khi nhìn trong điều kiện ánh sáng tối, người bị loạn thị hay mỏi mắt, đau đầu…
Nguyên nhân phổ biến là do giác mạc có hình dạng không đều, làm mất khả năng hội tụ ánh sáng trên trục.
  • Lão thị

Là tình trạng mắt gặp khó khăn khi nhìn vật ở gần. Lão thị gây ra là do tình trạng lão hóa mắt, thủy tinh thể không thể điều tiết như khi còn trẻ. Bởi lẽ, chức năng điều tiết của mắt có được là nhờ khả năng đàn hồi của thủy tinh thể. Theo thời gian, thể thủy tinh bên trong mắt dần xơ cứng, khả năng đàn hồi kém, dẫn đến khả năng điều tiết của mắt giảm, gây khó khăn khi nhìn gần.
kham-mat-tai-thai-ha
Đo tật khúc xạ bằng máy công nghệ cao tại Thái Hà

Nguyên nhân gây tật khúc xạ ở mắt

Tật khúc xạ mắc phải có thể do các nguyên nhân sau:
  • Di truyền: chưa có nghiên cứu giải thích tật khúc xạ mắc phải có phải là do di truyền hay không. Tuy nhiên nếu bố hoặc mẹ có tật khúc xạ thì con sẽ tăng nguy cơ có tật khúc xạ. Đặc biệt nếu cả bố và mẹ đều có tật khúc xạ thì con sẽ tăng nguy cơ mắc tật khúc xạ lên đến 6 lần.
  • Môi trường: xuất phát từ sự phát triển vượt bậc của công nghệ, con người ngày càng lệ thuộc vào các thiết bị điện tử với ánh sáng xanh gây hại cho mắt, đặc biệt là tình trạng trẻ em tiếp xúc sớm với đồ công nghệ với tỉ lệ ngày càng gia tăng. Các tật khúc xạ này sẽ gây ảnh hưởng, khó khăn trong sinh học hằng ngày cũng như trong học tập, công tác và sinh hoạt hàng ngày.
  • Ngoài ra, một vài nguyên nhân có thể kể đến như: thủy tinh thể bị lão hóa, tổn thương do chấn thương mắt, tiếp xúc trực tiếp với các nguồn ánh sáng mạnh (ánh nắng mặt trời, tia lửa hàn,…), tuổi tác,…
Kiểm tra mắt định kỳ là cách giúp bác sĩ nhanh chóng biết được bạn có đang mắc phải bệnh lý nào làm ảnh hưởng đến mắt hay không, từ đó đưa ra được phương pháp điều trị kịp thời .

Vậy quy trình khám mắt sẽ diễn ra như thế nào?

Bước 1: Đo khúc xạ 
Bước đầu tiên khi khám mắt, khách hàng cần thực hiện bước đo khúc xạ tự động để xác định sơ bộ tật khúc xạ có thể mắc phải. Để từ đó có thể chẩn đoán nhanh tật khúc xạ hoặc các vấn đề khác liên quan đến bệnh lý về mắt của khách hàng.
Bước 2: Đo khoảng cách đồng tử
Khoảng cách đồng tử hay còn được gọi là khoảng cách tâm mắt (PD) là khoảng cách giữa tâm con ngươi mắt phải đến tâm con ngươi mắt trái. Việc đo khoảng cách đồng tử mắt nhằm mục đích đảm bảo khách hàng được nhìn thấy một cách thoải mái nhất qua tâm kính khi đeo gọng kính thử trong quá trình khám mắt của mình.
Và việc này cũng nhằm mục đích cho ra đơn kính chính xác cho khách hàng.
Bước 3: Kiểm tra thị lực từng mắt
Tiến hành kiểm tra thị lực của từng mắt khách hàng. Đây được xem là bước quan trọng nhất trong quy trình khám mắt. Xác định mức độ nặng nhẹ của tật khúc xạ hay bệnh lý về mắt. 
Tại bước này nếu thị lực của khách hàng dưới 7/10 và không tăng qua kính lỗ. khách hàng cần được chuyển qua bước khám bác sĩ để đánh giá bệnh lý.
Bước 4: Đo khúc xạ bằng phương pháp soi bóng đồng tử
Đây là một phương pháp đo khúc xạ khách quan. Giúp xác định độ khúc xạ sơ bộ, và ước chừng độ kính cần thử trên mắt khách hàng. Phương pháp này sẽ không phụ thuộc vào sự trả lời chủ quan của khách hàng.
Và điểm nổi bật của phương pháp này, đó chính là có thể áp dụng khám được cho các trẻ nhỏ. Khi mà trong độ tuổi chưa phân biệt được những câu hỏi khi đo – khám mắt.
Bước 5: Kiểm tra khúc xạ chủ quan của khách hàng
Thử độ khúc xạ sơ bộ trên mắt khách hàng khi đã có độ khúc xạ khách quan và kiểm tra thị lực. Tinh chỉnh độ cầu và độ loạn tương ứng cho khách hàng thị lực tối đa.
Sau khi đã có thị lực tối đa trên kính ở mỗi mắt, cần phải tiến hành cân bằng thị lực 2 mắt, cách làm này giúp cân bằng điều tiết ở cả 2 mắt của khách hàng. 
Bước 6: Đeo thử kính có độ khúc xạ mới
Sau khi đã có thông số chính xác về tật khúc xạ. khách hàng cần được đeo kính thử để kiểm tra sự thích nghi. 
khách hàng nên đeo kính thử đi lại trong vòng 15-30 phút, nhìn xa nhìn gần và nhìn trung gian. Nếu không cảm thấy vấn đề mỏi mắt, hay nhức đầu khi đeo kính mới. Thì quá trình khám tật khúc xạ kết thúc.
bac-si-tu-van
Tiếp nhận tư vấn của bác sĩ sau khi đã thăm khám và xác đinh tật khúc xạ

 Khi nào cần khám khúc xạ?

Đo khúc xạ mắt là phương pháp kiểm tra mắt cần thiết, giúp phát hiện và xử lý kịp thời các vấn đề về mắt nên luôn được khuyến khích ở mọi đối tượng, đặc biệt là trẻ em từ 6 tuổi trở lên, người trưởng thành và người cao tuổi càng nên thực hiện đo khúc xạ.
Ngoài ra, nếu mắt có các dấu hiệu sau thì cần đi khám để kiểm tra tật khúc xạ càng sớm càng tốt:
– Nhìn mờ, lóa, khó nhìn vào ban đêm: Đây là dấu hiệu cho thấy khả năng mắc tật khúc xạ hoặc bệnh lý về mắt nào đó, cần gặp bác sĩ nhãn khoa để được chẩn đoán và điều trị sớm.
– Nhạy cảm với ánh sáng
– Mỏi mắt: Khi làm việc trên máy tính hay đọc sách xuất hiện tình trạng đau mỏi mắt, mắt chớp liên tục, thường xuyên nheo mắt.
– Người đã từng phẫu thuật điều trị tật khúc xạ: Trong trường hợp đã từng phẫu thuật điều trị cận thị, viễn thị và loạn thị nên thực hiện khám mắt định kỳ 6 tháng/1 lần để theo dõi về tình trạng thị lực sau phẫu thuật.
– Người có tật khúc xạ: Cần khám mắt định kỳ để kiểm soát kịp thời độ khúc xạ và tiến hành thay kính phù hợp, nhằm cải thiện thị lực tốt nhất. Khi đeo kính đúng độ sẽ giúp ổn định thị lực, hạn chế tình trạng mắt phải điều tiết quá mức gây mỏi mắt.

Cách đọc kết quả đo tật khúc xạ

Thông thường, bạn sẽ nhận được phiếu kết quả kiểm tra thị lực sau khi thực hiện đo khúc xạ mắt. Để có thể tự đọc hiểu được tình trạng thị lực của mình thì bạn chỉ cần hiểu được ý nghĩa của một số ký tự cơ bản và thông số trên phiếu như:
– R hoặc OD (Oculus Dexter): Ký hiệu cho mắt phải.
– L hoặc OS (Oculus Sinister): Ký hiệu cho mắt trái.
– SPH (độ cầu): Độ cầu mang dấu trừ (-) biểu hiện cho mắt bị cận thị, độ cầu mang dấu cộng (+) biểu hiện cho mắt bị viễn thị.
– CYL (độ trụ): thông thường bạn sẽ gặp độ trụ có dấu -, nằm sau độ cận/viễn
– AX (Axis): Trục của độ loạn và chỉ số này chỉ xuất hiện trong trường hợp loạn thị.
– ADD: Độ tăng thêm giữa nhìn xa và nhìn gần, chỉ xuất hiện trong trường hợp lão thị.
– Diopters: Đơn vị đo lường được sử dụng để xác định công xuất quang học của kính.
– PD: Khoảng cách đồng tử của mắt theo đơn vị mm.
cat-kinh
Cắt kính sau khi xác định được tật khúc xạ

Cần làm gì khi mắc tật khúc xạ?

Có 3 cách điều trị tật khúc xạ bao gồm: Đeo kính gọng, đeo kính áp tròng hoặc phẫu thuật.
  • Đeo kính gọng: Là phương pháp được dùng phổ biến vì tiện lợi, dễ thay đổi, nhiều loại kính nhưng lại dễ quên đem theo, dễ gãy….Hãy kiểm tra độ kính định kì 6 tháng/lần. Việc đeo kính đúng số sẽ giúp bạn có thị lực tốt, không ảnh hưởng đến cuộc sống. Tuy nhiên bạn nên chọn gọng kính và mắt kính phù hợp với bản thân để đem lại sự thoải mái nhất khi sử dụng.
  • Mang kính áp tròng (còn gọi là mang kính tiếp xúc): loại kính này phù hợp với lứa tuổi thanh thiếu niên và người lớn. Ưu điểm của phương pháp là không cần đeo kính gọng khá vướng mà vẫn đem lại thị lực tối ưu. Tuy nhiên, việc mang kính áp tròng cũng gặp những trở ngại nhất định như: phải tháo lắp, ngâm rửa hàng ngày, nếu đeo kính không đúng cách có thể gây viêm nhiễm giác mạc, ảnh hưởng đến sức khỏe mắt.
  • Phẫu thuật: Người có tật khúc xạ có thể phẫu thuật Lasik – một loại phẫu thuật sử dụng tia laser để khắc phục các vấn đề về thị lực, đặc biệt là những vấn đề do tật khúc xạ gây ra. Tuy nhiên phương pháp này chỉ áp dụng với đối tượng từ 18 tuổi trở lên, và căn cứ vào nhiều điều kiện phẫu thuật khúc xạ khác.

Những điều cần biết để hạn chế mắc tật khúc xạ

  • Thăm khám mắt định kỳ

Tật khúc xạ tuy không quá nguy hiểm nhưng lại gây nhiều phiền toái trong cuộc sống và sinh hoạt. Do đó, cần chủ động chăm sóc, bảo vệ đôi mắt.
Bạn nên đi khám mắt định kỳ 6 tháng/lần, nhất là với những người đã mắc các tật khúc xạ. Đừng để khi có những dấu hiệu nghiêm trọng mới tìm đến bác sĩ.
kham-mat-dinh-ky
Khám mắt định kỳ để theo dõi độ cận và điều chỉnh kính phù hợp
  • Có thói quen sống và sinh hoạt lành mạnh

Cải thiện môi trường học tập, làm việc đủ ánh sáng, điều chỉnh khoảng cách tầm 50-60cm khi đọc sách hoặc khi sử dụng các thiết bị điện tử. 
Áp dụng quy tắc 20-20-20 để mắt được nghỉ ngơi sau khoảng thời gian làm việc, học tập. Cụ thể, sau 20 phút làm việc với các thiết bị điện tử, nên cho mắt nghỉ 20 giây và nhìn ra xa 20 feet (xấp xỉ 6m)
  • Theo dõi sát sao thói quen của trẻ nhỏ

Với trẻ nhỏ, cần tập cho con ngồi học đúng tư thế, kiểm soát thời gian trẻ sử dụng thiết bị thông minh. Bên cạnh thời gian học tập nên cho con tham gia các hoạt động ngoài trời, cho trẻ thăm khám mắt mỗi 6 tháng/lần hoặc ngay khi có các biểu hiện nghi ngờ như: mờ mắt, dụi mắt, nheo mắt, nghiêng đầu, cúi sát tập vở,… để kịp thời phát hiện và điều chỉnh tật khúc xạ.
  • Chế độ ăn uống

Ngoài ra, cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đa dạng các loại thực phẩm như khoai lang, cà rốt (cung cấp nhiều vitamin A); cải bó xôi, trứng (nguồn cung cấp lutein và zeaxanthin hỗ trợ bảo vệ võng mạc), sữa và các sản phẩm từ sữa (chứa vitamin A và kẽm)…
Việc khám mắt định kỳ mỗi năm có thể giúp phát hiện kịp thời những bệnh về mắt. Và từ đó, bác sĩ có thể đưa ra hướng điều trị sớm nhất tốt cho thị lực của khách hàng.

CẢM NHẬN KHÁCH HÀNG

tai-kham-sau-mo-phaco
tham-kham-truoc-mo-phaco
sau-mo-phaco
sau-mo-phaco

Chương trình ưu đãi đang có:

ĐẶT HẸN NGAY HÔM NAY

    HOẶC GỌI VỀ 1900.63.80.85