Vệ sinh tuyến bờ mi: Khi nào cần áp dụng

07/12/2023
 

Tình trạng cộm mắt, ngứa mắt, tắc tuyến bờ mi có thể dẫn đến những biến chứng không tốt cho đôi mắt. Để giải quyết các tình trạng này, người bệnh cần đi khám chuyên khoa mắt để bác sĩ chỉ định nặn tuyến bờ mi và điều trị phù hợp.

Nguyên nhân viêm tuyến bờ mi là gì?

Tình trạng sưng, đỏ ở mi mắt có thể do rất nhiều nguyên nhân gây nên. Trong đó có viêm bờ mi. Viêm bờ mi ở mắt gây ra bởi các vi khuẩn trú ngụ trong mắt. Dấu hiệu điển hình của bệnh trên là khoé mắt hoặc bờ lông mi tồn tại vảy trắng tương tự như tình trạng bong tróc da xung quanh. Đây là một bệnh mạn tính và khó để điều trị dứt điểm.

viem-bo-mi-mat
Viêm bờ mi gây khó chịu ở mắt

Triệu chứng của viêm bờ mi

  • Bệnh nhân thường có cảm giác nóng rát trong mắt.
  • Cộm như có cát ở trong mắt, chảy nước mắt.
  • Đau mức độ trung bình tại mắt và mi, chất tiết bám ở bờ mi, đỏ bờ mi.

Cách vệ sinh tuyến bờ mi đúng cách

Dưới đây là 2 cách vệ sinh tuyến bờ mi đúng cách bạn nên tham khảo:

Đối với những trường hợp viêm bờ mi nhẹ

Đối với trường hợp viêm bờ mi nhẹ, tiến hành làm theo các bước sau:
  • Vệ sinh mắt: Rửa tay thật sạch, đắp gạc ấm trên mi mắt trong 5 phút. Kế tiếp, dùng miếng tăm bông, khăn mềm hay miếng vải nhỏ nhúng vào nước muối ấm hay xà phòng nhẹ (như xà phòng trẻ em của Johnson) rồi lau nhẹ nhàng quanh bờ mi. Sau đó, rửa lại bằng nước sạch, nhỏ – rửa mắt bằng nước muối sinh lý. Làm như vậy với 2 mắt.
  • Chà bờ mi: Dùng miếng gạc sạch hay que bông thấm vào nước nóng chà nhẹ trên hàng lông mi khoảng 15 giây cho mỗi mi.
  • Chườm khô cho mắt: Cho nước ấm vào chai sạch, chườm vào mắt khi nhắm mắt ít nhất 1 phút, lăn đi lăn lại trên mi mắt làm 2 – 3 lần/ngày. Điều này sẽ giúp làm loãng những chất tiết có dầu ở tuyến bờ mi, làm giảm tình trạng khô mắt.
  • Massage mi: Dùng tay massage nhẹ nhàng xung quanh bờ mi, ngày 2-3 lần.
  • Kết hợp dùng thuốc theo đơn bác sĩ.
Phương pháp điều trị viêm bờ mi bằng kháng sinh tại chỗ tưởng chừng đơn giản. Tuy nhiên, để tránh hậu quả khó lường trước, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện chuyên khoa mắt uy tín để được thăm khám và điều trị, nặn tuyến bờ mi kịp thời, tránh để lâu gây viêm nhiễm và biến chứng phức tạp!
ve-sinh-mat-theo-don-bac-si
Vệ sinh mắt và dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ

Đối với trường hợp viêm bờ mi mạn tính

Có những bệnh nhân bị viêm bờ mi mạn tính, tắc bờ mi tạo nên những nốt mủ ngay trên bờ mi, gây cộm khó chịu, bác sĩ sẽ chỉ định nặn bớt mủ, tạo sự thông thoát, không bị tắc tuyến bờ mi.
Nặn tuyến bờ mi là kỹ thuật thực hiện nhằm mục đích làm sạch, đẩy các chất từ tuyến bờ mi ra ngoài, đưa thuốc trực tiếp vào bờ mi để điều trị và làm thông thoáng bờ mi.
Chuẩn bị:
  • Thuốc: Thuốc gây tê bề mặt kết mạc (dicain 1%,..), thuốc dùng để đánh bờ mi theo chỉ định.
  • Dụng cụ nặn tuyến bờ mi: Gồm kẹp Dolnberg hoặc Bilnhermin, thanh đè, tăm bông nhỏ.
  • Người bệnh được tư vấn, hỏi kĩ tiền sử dị ứng, giải thích về kỹ thuật nặn tuyến bờ mi và các bước thực hiện của thủ thuật.
  • Chuẩn bị hồ sơ bệnh án theo quy định của Bộ Y tế.

Thực hiện nặn tuyến bờ mi:

  • Thực hiện gây tê bề mặt bằng dicain 1%.
  • Tiến hành nặn tuyến bờ mi bằng 1 trong 2 cách sau:
+ Cách 1: Dùng tay trái cầm thanh đè đã được bôi thuốc mỡ kháng sinh đưa vào cùng đồ trên và dưới, dùng ngón tay cái của tay phải ấn mạnh lên bờ mi, ép lên thanh đè dần dần từ đuôi mắt vào trong góc mắt để nặn tuyến bờ mi. Dùng tăm bông lau sạch những chất tiết ra từ bờ mi vừa nặn. ( bổ sung ảnh viện)
+ Cách 2: Dùng tay trái kéo nhẹ mi trên lên hoặc mi dưới xuống, tay phải sử dụng kẹp Bilhermin để kẹp mi ở giữa, sao cho đưa kẹp vào sâu bên trong khoảng 4-5mm so với bờ mi, nhẹ nhàng bóp hai cành của kẹp lần lượt từ góc sát cùng đồ ra ngoài bờ tự do. Sử dụng tăm bông để làm sạch hết những chất tiết bẩn từ bờ mi ra.
nan-tuyen-bo-mi
Nặn tuyến bờ mi là một phương pháp điều trị có thể áp dụng khi bị viêm
  • Thực hiện chà bờ mi bằng cách dùng tay trái kéo nhẹ mi trên lên hoặc mi dưới xuống để lộ bờ mi, tách bờ mi ra khỏi bề mặt nhãn cầu. Tay phải dùng tăm bông có tẩm thuốc theo chỉ định để chà nhẹ lên bờ mi từ ngoài vào trong, thực hiện đánh bờ mi như vậy từ 2-3 lần.

Theo dõi sau nặn tuyến bờ mi

Sau khi thực hiện nặn tuyến bờ mi, người bệnh cần theo dõi xem bờ mi có dấu hiệu sưng nề, đỏ, đau do nặn hay không. Nếu có cần báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa để điều trị kịp thời. Đối với trường hợp bệnh nhân bị dị ứng với thuốc thì cần ngừng ngay và báo cho bác sĩ điều trị.

Xử trí tai biến

Nặn tuyến bờ mi sẽ không có tai biến nghiêm trọng, nếu có chỉ là nhiễm trùng, với trường hợp này bác sĩ sẽ kê đơn kháng sinh để điều trị.
Đối với các dấu hiệu bất thường ở mắt, nếu không đi khám và điều trị hiệu quả sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho đôi mắt. Đặc biệt, tắc tuyến bờ mi lâu ngày không điều trị sẽ dẫn đến viêm bờ mi mạn tính.
Cần khám lại ngay với bác sĩ khi có các biểu hiện bất thường:
  • Nóng rát trong mắt.
  • Chảy nước mắt nhiều.
  • Đau mắt nhiều, nhìn mờ đi.
Trên đây là hướng dẫn các cách vệ sinh tuyến bờ mi đúng và an toàn. Nếu bạn thấy mi mắt ngứa, đỏ hay chảy nước mắt thì hãy đến ngay các chuyên khoa mắt để được thăm khám và đưa ra hướng xử trí phù hợp.

Liên hệ tổng đài 1900.63.80.85 để được tư vấn chi tiết về dịch vụ vệ sinh tuyến bờ mi, giải đáp miễn phí các thắc mắc, đặt lịch khám và hưởng trọn các ưu đãi hiện hành.

CẢM NHẬN KHÁCH HÀNG

tai-kham-sau-mo-phaco
tham-kham-truoc-mo-phaco
sau-mo-phaco
sau-mo-phaco

Chương trình ưu đãi đang có:

ĐẶT HẸN NGAY HÔM NAY

    HOẶC GỌI VỀ 1900.63.80.85