3 ĐIỀU BÁC SỸ DẶN ĐI DẶN LẠI BỆNH NHÂN BỊ GLÔCÔM

12/08/2020
Tác giả:
Tham vấn y khoa:
 

Năm 2003, bà P.T.T. (sinh năm 1949) đã được phẫu thuật cắt bè củng mạc điều trị glôcôm một mắt nhìn kém, đồng thời laser mống mắt chu biên bên mắt còn lại vốn nhìn tốt hơn. Thị lực phục hồi một phần. Nghĩ rằng đã được chữa khỏi hoàn toàn, từ đó, bà không đi tái khám hay kiểm tra mắt định kỳ nữa.

17 năm sau, bên mắt tốt cũng lại bị glôcôm lúc nào không biết, càng ngày càng kém đến mức không nhìn rõ gì cả, trong khi mắt đã phẫu thuật vẫn nhìn được như sau phẫu thuật.

Tháng 6 vừa rồi, bà tới Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 để kiểm tra thì nhận được kết quả thị lực mắt phải (mắt đã mổ) suy giảm còn mắt trái (mắt tốt) ở mức bóng bàn tay, tức là bị mù và không thể cứu vãn được nữa do bị glôcôm (nhãn áp mắt trái là 50mmHg).

Hiện tại, trong mọi hoạt động hàng ngày, bà chỉ có thể nhìn bằng 1 bên mắt thị lực 20/160. Bà được bác sỹ dặn dò tiếp tục dùng thuốc theo đơn và phải theo dõi định kỳ.

Với hơn 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị glôcôm, TS.BS. Vũ Anh Tuấn – Chủ tịch Hội đồng chuyên môn tại Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 nhấn mạnh 3 điều sau:

  1. Glôcôm là bệnh của cả 2 mắt.
  2. Bệnh glôcôm không chữa khỏi hoàn toàn. Bệnh nhân phải điều trị và theo dõi suốt đời.
  3. Người mắc glôcôm cần khám mắt định kỳ theo lịch hẹn của bác sỹ, tùy theo mức độ bệnh: nhẹ thì 6 tháng, trung bình thì 3-4 tháng, còn nặng thì 1-2 tháng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *