70% NGƯỜI BỊ TIỂU ĐƯỜNG CÓ NGUY CƠ MÙ LÒA

15/05/2020
Tác giả:
Tham vấn y khoa:
 

Bệnh đái tháo đường (hay còn gọi là tiểu đường) làm tăng đường huyết, khiến các quá trình trao đổi chất của võng mạc mắt cũng như thủy tinh thể bị rối loạn, các vi mạch bị tổn thương… làm giảm thị lực, thậm chí gây mù lòa. Bệnh đái tháo đường đi kèm cùng nỗi lo với các biến chứng về mắt bao gồm:

1. Glôcôm

Người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ bị glôcôm (hay còn gọi là tăng nhãn áp, dân gian gọi là bệnh cườm nước hay thiên đầu thống) cao hơn người bình thường. Trong bệnh tăng nhãn áp, sự gia tăng áp lực trong nhãn cầu làm chèn ép mạch máu và thần kinh thị giác. Nếu bệnh kéo dài mà không được điều trị kịp thời thì thần kinh sẽ bị tổn thương vĩnh viễn không hồi phục, bệnh nhân sẽ bị mù lòa. Một số trường hợp tăng nhãn áp tiến triển trong âm thầm, không triệu chứng và biểu hiện đầu tiên có thể là giảm thị lực, nhìn mờ.
Một số đối tượng khác cũng có nguy cơ bị glôcôm:

  • Người trên 40 tuổi
  • Người trong gia đình đãmắc bệnh tăng nhãn áp
  • Người bị bệnh tim mạch, tăng huyết áp
  • Người bị cận thị nặng…

Việc chẩn đoán sớm bệnh và điều trị kịp thời có thể phục hồi được thị lực.
Tìm hiểu thêm vềglôcôm tạiđây.

2. Đục thủy tinh thể

Đục thủy tinh thể còn gọi là bệnh cườm khô. Thủy tinh thể là một thấu kính trong suốt phía trước nhãn cầu. Nếu thủy tinh thể bị đục, ánh sáng không thể đi xuyên vào võng mạc nên bệnh nhân sẽ nhìn mờ, nhìn một thành hai, cảm giác như có sương giăng trước mặt hoặc nặng hơn là bị mù. Tình trạng đường huyết cao và sự dao động đường huyết ở người đái tháo đường có thể làm tăng nguy cơ bị đục thủy tinh thể.
Một số yếu tố khác gây đục thủy tinh thể như:

  • Uống rượu
  • Hút thuốc lá
  • Phơi sáng nhiều
  • Tuổi già
  • Tiếp xúc tia xạ
  • Dùng thuốc có chứasteroid

Ngày nay, đục thủy tinh thể có thể điều trị an toàn và hiệu quả bằng phương pháp phẫu thuật Phaco thay thủy tinh thể nhân tạo.
3. Bệnh võng mạc đái tháo đường

Đâylà một trong những biến chứng mạch máu nhỏ đặc trưng cho bệnh lý tiểuđường. Các tổn thương của bệnh rất đa dạng như: phình mạch, tăng sinh mạch, xuất huyết, xuất tiết võng mạc… Bệnh thường xuất hiện nhiều năm sau khi mắc đái tháo đường và gây ảnh hưởng rất lớn đến thị lực. So với glôcômvà đục thủy tinh thể, việc điều trị võng mạc đái tháo đường phức tạp hơn và hiệu quả sau điều trị có thể không cải thiện hoàn toàn thị lực. Các phương pháp điều trị hiệu quả biến chứng võng mạc bao gồm: điều trị laser, tiêm nội nhãn, phẫu thuật.

Cách tốt nhất để phòng, chống các biến chứng về mắt, đặc biệt là bệnh lý võng mạc là kiểm soát tốt và tích cực đường huyết ngay từ khi phát hiện bệnh. Khi chưa có biến chứng mắt, người bịđái tháo đường cần được kiểm tramắt định kỳ 6 tháng – 1 năm nhằm phát hiện sớm và điều trị kịp thời các biến chứng mắt của bệnh. Khi phát hiện biến chứng mắt, biến chứng võng mạc, người bệnh cần thực hiện các chỉ định, hướng dẫn điều trị và tái khám của bác sỹ. Bên cạnhviệc kiểm soát đường huyết, người bệnh cần điều trị các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp và bỏ thuốc lá.
Tìm hiểu thêm về võng mạcđái tháođường tạiđây.

Trên đây là những biến chứng về mắt thường gặp ở người bệnh đái tháo đường. Hy vọng rằng các thông tin trên sẽ giúp bạn có cách phòng ngừa hiệu quả để tránh được những biến chứng và bảo vệ đôi mắt của bạn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *