Mẹ bầu bị đau mắt đỏ có sao không? Cách chữa an toàn, hiệu quả

26/06/2023
Tác giả:
Tham vấn y khoa:
 
bà bầu bị đau mắt đỏ
Bà bầu bị đau mắt đỏ là tình trạng thường gặp

Mẹ bầu bị đau mắt đỏ có sao không?

Tình trạng đau mắt đỏ ở bà bầu không quá khác biệt so với người bình thường bị bệnh này. Nó không quá nguy hiểm nhưng gây khó chịu cho mẹ bầu và ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, sinh hoạt sức khỏe đôi mắt. Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường ở mắt, nghi ngờ bị đau mắt đỏ, bà bầu nên tới ngay bệnh viện khám mắt để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và có phương pháp điều trị thích hợp.

Nếu bà bầu dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, vệ sinh mắt thường xuyên, đúng cách và nghỉ ngơi thật nhiều, bệnh có thể thuyên giảm chỉ sau vài ngày hoặc lâu nhất kéo dài đến hai tuần.

Khả năng đau mắt đỏ ảnh hưởng đến thai nhi là rất thấp nên bà bầu vô tình bị nhiễm bệnh không nên quá lo lắng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, không tốt cho bé.

Tuy nhiên tuyệt đối không được chủ quan, đau mắt đỏ ngoài gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của mẹ bầu, nếu không được điều trị kịp thời hoặc điều trị sai cách có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm cho mắt như: viêm giác mạc, loét giác mạc, suy giảm thị lực,…

mẹ bầu bị đau mắt đỏ
Mẹ bầu bị đau mắt đỏ không quá nguy hiểm, ít ảnh hưởng đến thai nhi

Vì sao mẹ bầu bị đau mắt đỏ khi mang thai?

Đau mắt đỏ là tình trạng nhiễm trùng ở mắt thường do vi khuẩn, virus gây ra, bệnh có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, không phân biệt độ tuổi và giới tính. Vì vậy đau mắt đỏ khi mang thai cũng là tình trạng thường thấy ở các mẹ bầu.

Đặc biệt, khi mang thai lại là khoảng thời gian cơ thể mẹ bầu bị suy giảm sức đề kháng do nội tiết tố nữ thay đổi, rất dễ bị vi khuẩn và virus tấn công. Và khoảng thời gian này lại không được phép sử dụng thuốc nhiều nên càng là đối tượng có nguy cơ bị đau mắt đỏ nhiều hơn.

Vì sao mẹ bầu bị đau mắt đỏ?
Mẹ bầu là đối tượng có nguy cơ cao dễ bị đau mắt đỏ

Dấu hiệu đau mắt đỏ ở bà bầu

Đang bị đau mắt đỏ khi mang thai, mẹ bầu thường gặp phải một số triệu chứng thông thường gây khó chịu ở mắt như:

  • Tròng mắt có gân đỏ
  • Cộm mắt, ngứa mắt.
  • Mắt bị sưng, đau, kích ứng
  • Nhạy cảm hơn với ánh sáng
  • Chảy nước mắt không kiểm soát
  • Xuất hiện gỉ mắt (ghèn) nhiều,…

Các triệu chứng này biểu hiện nhiều hay ít còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh đau mắt đỏ ở bà bầu.

dấu hiệu đau mắt đỏ ở mẹ bầu
Đau mắt đỏ khiến cho mẹ bầu gặp phải tình trạng khó chịu ở mắt

Nguyên nhân khiến bà bầu bị đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ ở bà bầu cũng giống như các đối tượng khác, thường được cấu thành từ một số nguyên nhân cơ bản như:

  • Do virus: bà bầu bị đau mắt đỏ do virus thường ảnh hưởng đến cả 2 mắt cùng một lúc và điển hình với một số triệu chứng như ngứa, đỏ mắt, tiết dịch ít, ghèn nhiều đặc biệt vào lúc ngủ dậy.
  • Do vi khuẩn: Trường hợp này thường phổ biến ở những bà bầu đeo kính áp tròng sai cách hoặc tay có chứa vi khuẩn vô tình chạm vào mắt. Ngoài những triệu chứng điển hình, đau mắt đỏ do vi khuẩn còn có thể khiến bà bầu bị đau họng, cảm lạnh, nhiễm trùng đường hô hấp.
  • Do dị ứng: Cơ thể bà bầu dễ mẫn cảm, vô tình tiếp xúc với các dị nguyên ngoài môi trường như: Bụi, phấn hoa, thời tiết, lông thú cưng… gây đau mắt đỏ. Nguyên nhân này không quá nghiêm trọng và đa phần chỉ gây khó chịu ở mắt trong thời gian ngắn.

Ngoài ra, nếu mẹ bầu có thói quen dụi mắt quá nhiều có thể vô vô tình gây xước giác mạc tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn tấn tấn công gây ra nhiễm trùng ở mắt với tình trạng điển hình là đau mắt đỏ.

nguyên nhân gây đau mắt đỏ ở mẹ bầu
Mẹ bầu có sức đề kháng yếu nên dễ bị vi khuẩn, virus tấn công gây bệnh ở mắt

Bà bầu bị đau mắt đỏ thì nên làm gì?

Đau mắt đỏ nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ hết sau 1 đến 2 tuần. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra, mỗi loại khác nhau lại có cách điều trị, dùng thuốc khác nhau. Đặc biệt bà bầu khi mang thai lại là đối tượng tuyệt đối không được dùng thuốc bừa bãi khi không có chỉ định. Vì vậy, khi phát hiện bị đau mắt đỏ bà bầu nên:

1. Đi khám mắt

Bà bầu nên tới các cơ sở nhãn khoa uy tín để thăm khám mắt. Tại đây bác sĩ sẽ tiến hành một số xét nghiệm cơ bản để xác định nguyên nhân gây bệnh. Nếu đau mắt đỏ do virus gây ra thì không có thuốc điều trị, bệnh sẽ thoái lui dần và tự hết. Còn đau mắt đỏ do vi khuẩn gây ra bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp với bà bầu để không ảnh hưởng tới thai nhi.

Nếu bà bầu bị đau mắt đỏ tự ý mua và sử dụng thuốc để điều trị đau mắt đỏ sẽ làm gia tăng cao khả năng làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé. Nhất là trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu, sức khỏe của thai nhi còn non nớt, dễ bị tác động.

đi khám mắt
Bà bầu nên đi khám khi phát hiện bị đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ là bệnh lành tính, không gây ảnh hưởng đến bé. Tuy nhiên nếu mẹ bầu không có phương pháp xử lý bệnh đau mắt đỏ nhanh chóng, đúng cách và hợp lý có thể dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm đến mắt. Hãy đến các cơ sở ý tế uy tín để được chẩn đoán đúng tình trạng bệnh, đảm bảo sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé.

Đa phần các trường hợp bà bầu bị đau mắt đỏ khi thăm khám đều được chỉ định điều trị tại nhà. Cùng với việc sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, mẹ bầu cần chăm sóc mắt cẩn thận để đẩy nhanh quá trình hồi phục.

2. Thường xuyên vệ sinh mắt

Bà bầu bị đau mắt đỏ cần tăng cường thực hiện vệ sinh, làm sạch mắt mỗi ngày. Sử dụng miếng bông sạch và ẩm, mềm để lau quanh vùng mắt. Việc làm này giúp loại bỏ đi hết những chất nhầy của gỉ (ghèn) hoặc dịch đóng vảy ở mí mắt nhằm giảm khả năng kích ứng và ngăn ngừa các triệu chứng nghiêm trọng hơn của bệnh đau mắt đỏ.

Đồng thời có thể sử dụng nước muối sinh lý hay thuốc nhỏ mắt natri clorid 0.9% nhỏ mắt thường xuyên có hiệu quả cao trong việc giảm nhẹ các triệu chứng chứng của bệnh đau mắt đỏ như: rỉ (ghèn) mắt, cộm, đau mắt, cung cấp độ ẩm cho mắt.

vệ sinh mắt
Vệ sinh mắt thường xuyên giúp giảm tình trạng khó chịu cho mẹ bầu

3. Chế độ sinh hoạt hợp lý

Cùng với việc chăm sóc mắt cẩn thận, mẹ bầu nên thiết lập chế độ sinh hoạt hợp lý. Nên hạn chế tối đa việc sử dụng các thiết bị điện tử, nghỉ ngơi thật nhiều để mắt được nghỉ, không phải điều tiết nhiều, đẩy nhanh quá trình hồi phục bệnh lý.

Đau mắt đỏ thường rất dễ lây nhiễm nên mẹ bầu tốt nhất hãy cách ly riêng, tránh tiếp xúc với người khác và dùng riêng các đồ dùng cá nhân.

Đồng thời, mẹ bầu cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ về chế độ ăn uống. Khi bị đau mắt đỏ nên ăn gì và kiêng gì để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé ổn định.

Bà bầu bị đau mắt đỏ cần cung cấp thêm nhiều chất dinh dưỡng, thực phẩm có lợi cho sức khỏe để tăng sức đề kháng, giúp cơ thể khỏe mạnh chống chọi lại bệnh. Đồng thời hạn chế các thực phẩm có mùi tanh như: cá chép, cá mè, hạn chế đồ hộp, kiêng ăn rau muống.

chế độ ăn uống cho bà bầu
Bà bầu cần ăn uống đầy đủ dưỡng chất giúp mắt nhanh hồi phục

4. Áp dụng phương pháp dân gian

Mẹ bầu có thể áp dụng thêm một số phương pháp dân gian giúp khắc phục các triệu chứng gây khó chịu ở mắt của đau mắt đỏ khá hiệu quả. Chẳng hạn như:

Chườm nóng hoặc lạnh ở mắt: Đây là một trong những cách làm đơn giản, hiệu quả và an toàn được rất nhiều người áp dụng. Bà bầu có thể sử dụng khăn mềm ngâm trong nước có nhiệt độ nóng hoặc lạnh vừa phải nhằm hạn chế tổn thương mắt và đắp trong khoảng từ 15 -20 phút. Phương pháp chườm này giúp mắt mẹ bầu được thư giãn hơn, giảm tình trạng sưng, viêm, cảm giác khó chịu.

chườm mắt
Chườm lạnh hoặc chườm ấm có thể giúp giảm tình trạng khó chịu ở mắt

Một số biện pháp giúp bà bầu phòng ngừa đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ đa phần đều là bệnh rất dễ lây nhiễm thành dịch lớn thông qua đường hô hấp. Mùa đau mắt đỏ trong năm phổ biến từ đầu hè đến cuối thu, vì vậy trong khoảng thời gian này mẹ bầu cần hết sức cẩn thận, tốt nhất nên hạn chế đến nơi đông người.

Cách tốt nhất giúp mẹ bầu phòng ngừa đau mắt đỏ là thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và không đưa tay chạm lên mắt nhất là khi tay vừa làm việc xong và chưa được vệ sinh sạch sẽ. Bụi bẩn, ký sinh trùng trên tay rất dễ xâm nhập vào nhãn cầu khi ta dụi mắt gây viêm nhiễm. Cùng với đó, mẹ bầu cần ghi nhớ một số biện pháp sau đây để phòng ngừa đau mắt đỏ:

  • Không dùng chung đồ cá nhân: Các vật dụng như: Khăn mặt, cốc uống nước, khăn tắm, ga, gối… mẹ bầu nên dùng riêng biệt.
  • Bảo vệ mắt khi ra ngoài: Mẹ bầu cần duy trì thói quen đeo kính râm khi ra ngoài để bảo vệ mắt tránh khỏi các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài.
  • Dùng kính áp tròng đúng cách: Khi sử dụng kính áp tròng, bà bầu cần tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng cũng như vệ sinh đúng cách để không gây hại cho mắt.
  • Vệ sinh mắt: Nên duy trì thói quen vệ sinh mắt hàng ngày sẽ giúp mẹ bầu loại bỏ bụi bẩn, tác nhân gây bệnh, giữ đôi mắt sáng khỏe.

Bà bầu tốt nhất hãy tự lập kế hoạch phòng chống bệnh đau mắt đỏ cho riêng mình để bảo vệ sức khỏe cho đôi mắt, bản thân và sự an toàn cho em bé. Khi phát hiện thấy các dấu hiệu bất thường ở mắt, mẹ bầu nên tới ngay các cơ sở y tế chuyên nhãn khoa để được thăm khám, điều trị đúng cách, hạn chế tối đa biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

biện pháp giúp bà bầu ngăn ngừa đau mắt đỏ
Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường ở mắt mẹ bầu nên đi thăm khám ngay

Trên đây là những giải đáp chi tiết về vấn đề khi bà bầu bị đau mắt đỏ và một số cách nhằm cải thiện, đẩy nhanh quá trình hồi phục tình trạng mắt. Hy vọng sẽ mang lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Hãy chia sẻ với người thân, gia đình và bạn bè để trang bị thêm nhiều kiến thức trong cuộc sống nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *