Bệnh glocom (tăng nhãn áp) góc mở viêm thể mi: dấu hiệu sớm

05/07/2022
Tác giả:
Tham vấn y khoa:
 

Theo thống kê của Bộ Y tế, hiện có khoảng 24.800 người Việt Nam đang đối mặt với việc mù lòa do bệnh Glocom góc mở. Bệnh có những dấu hiệu rất cơ bản như đau đầu, căng mắt, nhìn mờ,… Bệnh sẽ gây tổn thương nghiêm trọng tới thần kinh thị giác nếu chủ quan không điều trị kịp thời. 

bệnh glocom thể mi
Bệnh Glocom góc mở

Bệnh Glocom góc mở là gì?

Bệnh Glocom góc mở (tên gọi khác: tăng nhãn áp góc mở, bệnh glocom thể mi) là thuật ngữ y khoa chỉ một bệnh liên quan tới đầu dây thần kinh thị giác. Bệnh gây tổn hại thị trường, đĩa thị lõm teo và gây tình trạng tăng nhãn áp. 

Glocom góc mở là một thể trong nhóm bệnh cườm nước. Đặc biệt, bệnh glocom thể mi có nguy cơ tiến triển mãn tính.

bệnh glocom góc mở
Bệnh Glocom góc mở là gì?

Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh Glocom góc mở 

Khác với Glocom góc đóng, Glocom góc mở thường không có dấu hiệu nhận biết sớm nên ở giai đoạn đầu rất khó phát hiện. Khi phát ra triệu chứng, bệnh gây tổn hại nặng nề tới thị lực. Thuốc điều trị và các phương pháp phẫu thuật sẽ không có tác dụng phục hồi được những tổn thương bệnh glocom góc mở gây ra. 

Bệnh glocom góc mở có tiến triển mạn tính qua từng giai đoạn. Chính vì vậy, người bệnh thường không nhận thấy rõ sự giảm sút thị lực và chỉ đến khám khi bệnh đã tiến triển nặng. Phần đa bệnh nhân thường không có triệu chứng rõ rệt ở mắt hay đau đầu nên thường chủ quan.

  • Giai đoạn sớm: Vùng chu biên bắt đầu xuất hiện đường khuyết mỏng ở xung quanh, chưa ảnh hưởng đến trung tâm nên tầm nhìn của người bệnh vẫn rất tốt. Theo thời gian đường khuyết này sẽ ăn dần vào trong.
  • Giai đoạn tiến triển: Vùng khuyết lan dần vào trung tâm, mức độ tổn thương thị trường tăng dần lên. Tầm nhìn không bị ảnh hưởng nhiều, những ai tinh ý mới có thể phát hiện thấy vùng trung tâm mắt cảu mình nhìn hơi khó chịu một chút. Giai đoạn này vùng chu biên đã bị tổn thương khá nhiều rồi.
  • Giai đoạn nặng: Vùng khuyết ăn sâu vào bên trong, chiếm dần toàn bộ phần trung tâm. Đến khi ăn hết cả phần trung tâm mắt bạn sẽ bị mất thị lực vĩnh viễn.
tăng nhãn áp góc mở
Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh Glocom 

Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp cảm thấy căng tức mắt khi nhìn thoáng qua, tầm nhìn phủ sương hay thấy các quầng sáng xanh đỏ phát sáng. Những biểu hiện này chỉ diễn ra trong cơn ngắn nên ít bệnh nhân đi khám ở giai đoạn này khiến bệnh tiến triển ngày một nặng.

Bên cạnh đó, một số triệu chứng người bệnh có thể gặp phải như tăng nhãn áp, thị lực giảm sút theo từng giai đoạn của bệnh. 

Đối tượng dễ mắc bệnh Glocom góc mở

Tăng nhãn áp góc mở không phân biệt về lứa tuổi và chủng tộc mắc. Tuy nhiên, một số nhóm cần được kiểm tra mắt thường xuyên nhằm phát hiện sớm dấu hiệu bệnh là:

  • Người có độ tuổi trên 40.
  • Người có tiểu sử bệnh tiểu đường hoặc huyết áp.
  • Người có người nhà từng mắc bệnh Glocom.
  • Người có bệnh lý viễn thị hoặc giác mạc nhỏ.
  • Người có tiền sử sử dụng thuốc thuộc nhóm steroid đường toàn thân. 
  • Người cận thị nặng, tiền căn gặp chấn thương hay phẫu thuật mắt,…

Đặc biệt, người cao tuổi là nhóm đối tượng cần đề phòng mắc bệnh glocom thể mi. Nguyên nhân do độ tuổi càng cao thì mức độ xơ hóa tại vùng bè càng gia tăng. Bên cạnh đó thì vẫn có trường hợp mắc bệnh Glocom bẩm sinh do di truyền từ bố mẹ, ông bà hoặc cô, dì, chú, bác,… người thân trong gia đình.

bệnh glaucoma góc mở
Đối tượng dễ mắc bệnh Glocom góc mở

Phương pháp điều trị Glocom góc mở hiệu quả

Bệnh glocom góc mở là bệnh lý nguy hiểm cần được phát hiện và xử lý kịp thời. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh và cơ địa mắt của mỗi người mà phương pháp điều trị glocom sẽ khác nhau. Chính vì vậy, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến từ các y bác sĩ đề có được phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả. 

Hiện nay, có hai phương pháp phổ biến được sử dụng trong điều trị tăng nhãn áp góc mở là mổ và hỗ trợ điều trị bằng thuốc. 

1. Phương pháp mổ Glocom góc mở

Có 3 phương pháp mổ Glocom góc mở được sử dụng phổ biến hiện nay. Tùy theo tình trạng bệnh và thể trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp thích hợp.

  • Mổ glocom cắt bè củng giác mạc: Phương pháp này được ra đời sớm nhất. Bè củng giác mạc và mống mắt sẽ được tiến hành cắt bỏ một phần nhằm tạo đường thoát cho thủy dịch. Từ đó, áp suất trong mắt sẽ được ổn định.
  • Mổ glocom cấy ghép ống thoát thủy dịch: Một chiếc ống có chất liệu silicon dài khoảng 1.3cm sẽ được ghép vào mắt bệnh nhân. Tuy nhiên, phương pháp này tồn tại hạn chế như bệnh nhân phải băng mắt sau mổ, thời gian theo dõi kéo dài tới vài tuần.
  • Mổ glocom bằng phương pháp laser: Phương pháp này sẽ không sử dụng dao kéo tác động vào mắt, bác sĩ sẽ  chiếu laser vào bè giác mạc. Tia sẽ tạo ra 100 lỗ nhỏ nhằm thoát thủy dịch ở vùng mắt. Chỉ mất 15-20 phút để hoàn thành toàn bộ quy trình đồng thời ít xảy ra biến chứng và đem lại hiệu quả cao.

Điều trị mổ glocom tuy đem lại kết quả tích cực nhưng vẫn cần theo dõi định kỳ. Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân cần tiến hành kiểm tra mắt. Việc theo dõi nhãn áp cần tiến hành 3 tháng/ lần trong năm đầu tiên sau mổ. Kiểm tra mắt định kỳ 6 – 12 tháng/lần.

bệnh glocom góc mở

Phương pháp mổ Glocom góc mở

2. Hỗ trợ điều trị Glocom góc mở bằng thuốc 

Bệnh glocom góc mở được hỗ trợ điều trị theo hướng hạ nhãn áp nhằm tránh gây tổn hại cho hệ thần kinh và các chức năng thị giác. Một số loại thuốc tra tại chỗ hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh lý này có thể kể đến như: nhóm cường adrenergic, nhóm prostaglandin, nhóm beta-adrenergic,…

Khi điều trị glaucoma góc mở bằng thuốc nhỏ mắt trị cườm nước phải khám và theo dõi 2 tháng/ lần, 3-6 tháng/ lần cần tiến hành kiểm tra thị trường và soi đáy mắt. Để kết quả điều trị đem lại hiệu quả cao việc theo dõi sau điều trị là vô cùng cần thiết.

bệnh glocom thể mi
Phương pháp hỗ trợ điều trị Glocom góc mở bằng thuốc

Nhiều bệnh nhân chủ quan sau khi điều trị thấy bệnh thuyên giảm liền không tích cực theo dõi, kiểm tra. Điều này rất nguy hiểm vì có thể xảy ra biến chứng dẫn đến mất thị lực. Do đó, cần tuân thủ phác đồ theo dõi và kiên trì điều trị nhằm bảo tồn thị lực của mình trọn đời.

Bệnh Glocom góc mở là bệnh lý thị giác liên quan đến tình trạng nhãn áp cao. Những dấu hiệu tưởng chừng đơn giản như đau đầu, căng nhức mắt,… cũng là một trong những biểu hiện của glocom thể mi. Bạn hãy đến ngay các cơ sở y tế uy tín để thăm khám mắt khi thấy xuất hiện các triệu chứng trên. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *