Bệnh Glocom Ở Người Cao Tuổi: Nguyên nhân, Cách điều trị hiệu quả

22/07/2021
Tác giả:
Tham vấn y khoa:
 
Bệnh Glocom ở người cao tuổi có tỷ lệ gây mù lòa rất cao

Nguyên nhân dẫn đến bệnh Glocom

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh glocom (hay còn gọi là bệnh cườm nước) ở người cao tuổi, cụ thể:

  • Những người trên 35 tuổi, tuổi càng cao nguy cơ mắc bệnh glocom càng lớn.
  • Những người có cùng huyết thống đã từng mắc bệnh glocom
  • Sử dụng các loại thuốc chống trầm cảm, thuốc cảm… liên tục trong một thời gian dài.
  • Những người đã và đang mắc các căn bệnh như: đái tháo đường, cao huyết áp…
  • Đối tượng bị viêm màng bồ đào, bị chấn thương, bị bỏng mắt không được thăm khám kịp thời cũng là nguyên nhân gây bệnh.
  • Người có nhãn cầu nhỏ như bị viễn thị nặng, giác mạc nhỏ hoặc tiền nông.
Những người có cao tuổi có rất dễ mắc bệnh Glocom

Các triệu chứng của bệnh Glocom ở người cao tuổi

Bệnh thường không có bất kỳ triệu chứng rõ ràng nào ở giai đoạn đầu. Trong thời gian này, người bệnh vẫn có thị lực bình thường, mắt không bị đau. Đây cũng là sự nguy hiểm của căn bệnh này, bởi dần theo thời gian người bệnh dần dần mất đi thị lực.

Tuy nhiên, mọi người có thể nhận biết bệnh qua một vài triệu chứng sau:

  • Mắt đỏ, chảy nước mắt liên tục
  • Giác mạc mờ đục, phù
  • Đau đầu
  • Buồn nôn, chán ăn
  • Mắt căng, tức
  • Mắt đau nhức dữ dội
  • Tầm nhìn bị giảm, nhìn mờ

Trên đây chỉ là một trong số các triệu chứng của bệnh có thể xuất hiện. Để có thể phát hiện bệnh, mọi người nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra thị lực, khám mắt tổng quát, trong đó sẽ có những dịch vụ: soi cấu trúc trong mắt, đo nhãn áp, kiểm tra giác mạc… để có thể phát hiện bệnh sớm nhất.

 

Buồn nôn, chán ăn là triệu trứng điển hình của bệnh Glocom ở người già

Phương pháp chẩn đoán bệnh Glocom ở người già

Bệnh glocom ở người cao tuổi có rất nhiều triệu chứng. Chính vì vậy, để có thể chẩn đoán chính xác bản thân có đang mắc phải căn bệnh này không và tình trạng bệnh, các bác sĩ sẽ phải thực hiện một số phương pháp như thử thị lực, đo nhãn áp để kiểm tra bệnh nhân có tăng nhãn áp, soi đáy mắt, khám thị lực để phát hiện chính xác những bệnh.

Những đối tượng nằm trong nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh glocom nên đi thăm khám kiểm tra mắt định kỳ thường xuyên ở các cơ sở chuyên khoa mắt. Qua đó, có thể sớm phát hiện bệnh, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Khi đã được các bác sĩ thực hiện kiểm tra bệnh, nếu phát hiện ra bạn đang mắc phải căn bệnh glocom này. Các bác sĩ sẽ phải dùng một số biện pháp để khắc phục. cụ thể:

Nếu bệnh đang ở giai đoạn đầu, tình trạng bệnh còn nhẹ các bác sĩ có thể sử dụng phương pháp nội khoa (sử dụng thuốc) để khắc phục bệnh.

Nếu bệnh đã tiến triển đến giai đoạn cuối, tình trạng bệnh đã trở nặng. Lúc này, các bác sĩ sẽ phải can thiệp bằng phương pháp ngoại khoa (phẫu thuật).

Trên đây, là 2 phương pháp thường được các bác sĩ thực hiện để khắc phục căn bệnh glocom mọi đối tượng. Tuy nhiên, đây là căn bệnh khá phức tạp, không thể khắc phục triệt để. Vì vậy, người bệnh tuyệt đối không được chủ quan, thường xuyên thăm khám định kỳ để sớm phát hiện ra bệnh.

Bệnh glocom ở người cao tuổi nguy hiểm hơn rất nhiều so với những người khác do sức khỏe của nhóm đối tượng này đã cao, sức đề kháng bị suy giảm. Vì vậy, nhóm đối tượng này nên thực hiện những biện pháp phòng ngừa một cách nghiêm túc nhất.

Đo nhãn mắt là một phương pháp chẩn đoán bệnh Glocom ở người cao tuổi

Phương pháp khắc phục bệnh Glocom hiệu quả ở người cao tuổi

Hiện nay vẫn chưa có phương pháp có thể khắc phục hoàn toàn và dứt điểm bệnh Glocom ở người cao tuổi.

Khắc phục bệnh Glocom ở người cao tuổi với mục đích chính là có thể duy trì các chức năng của mắt ở người bệnh luôn duy trì ở mức ổn định, qua đó giúp các bệnh nhân đảm bảo được chất lượng cuộc sống khi không gặp những ảnh hưởng về thị giác.

Để đảm bảo trong thời gian khắc phục bệnh Glocom diễn ra thuận lợi và đưa ra kết quả tốt nhất, các bác sĩ sẽ phải làm các xét nghiệm để xác định mức độ bệnh để có phương pháp can thiệp tốt nhất và an toàn nhất.

Dưới đây là 3 phương pháp can thiệp và khắc phục bệnh Glocom ở người cao tuổi đang được áp dụng đó là:

1. Hạ nhãn áp

Hiện nay, phương pháp hạ nhãn áp được coi là phương pháp can thiệp an toàn và có hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, điều kiện để sử dụng phương pháp này là phải đưa nhãn áp về mức không thể gây tổn thương cho thị giác được hay còn gọi là nhãn áp đích.

Nhãn áp được coi là ổn định phải giao động dưới hoặc bằng 4mmHg. Tuy nhiên, đối với những người mắc bệnh Glocom nhãn áp thường giao động từ 14 – 18mmHG (tùy giai đoạn).

2. Phương pháp nội khoa

Phương pháp nội khoa chỉ có thể sử dụng đối với bệnh nhân bị Glocom còn ở giai đoạn nhẹ, tình trạng bệnh còn chưa phát triển đến giai đoạn cuối.

Đối với những bệnh nhân bị Glocom tình trạng nhẹ, phương pháp đầu tiên mà các bác sĩ sử dụng đó chính là cho bệnh nhân sử dụng thuốc để khắc phục và can thiệp.

Đầu tiên, tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ cho bệnh nhân sử dụng thuốc nhỏ mắt, nếu không có hiệu quả sau 1 thời gian sử dụng thì sẽ được bác sĩ đổi thuốc khác. Sau khi dùng thêm 2 loại thuốc nữa mà vẫn không có hiệu quả thì bệnh nhân sẽ được can thiệp bằng phương pháp khác.

Lưu ý: Để can thiệp bằng thuốc, bệnh nhân phải uống thuốc theo đơn của các bác sĩ chuyên khoa mắt kê. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc bên ngoài về sử dụng, để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

3. Phương pháp ngoại khoa

Đối với bệnh nhân bị Glocom, sau một thời gian can thiệp bằng thuốc mà không có hiệu quả thì phương pháp phẫu thuật sẽ được áp dụng. Dưới đây là một số phương pháp phẫu thuật được sử dụng nhiều nhất.

  • Phẫu thuật bệnh glocom bằng laser
  • Cắt bè củng giác mạc
  • Cấy ghép ống thoát thủy dịch

Tùy vào tình trạng của mỗi bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp để đảm bảo an toàn và hiệu quả nhất.

Phẫu thuật bệnh Glocom sẽ được sử dụng khi can thiệp nội khoa không hiệu quả

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh Glocom ở người già

Sức đề kháng, khả năng hấp thu chuyển hóa ở người cao tuổi cũng sẽ bị giảm dần theo tuổi tác. Điều này cũng là nguyên nhân khiến những người cao tuổi thuốc nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh glocom cao nhất.

Để giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc căn bệnh nguy hiểm này, mọi người nên:

1. Khám định kỳ

  • Người cao tuổi và những người có triệu chứng của bệnh nên khám mắt định kỳ 6 tháng 1 lần và làm theo những chỉ định của bác sĩ.
  • Phải có sự hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ khi dùng các loại thuốc nhỏ mắt
  • Đối với những người đã và đang mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường phải kiểm soát tốt theo hướng dẫn của bác sĩ.

2. Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học

  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, bia rượu…
  • Chế độ nghỉ ngơi hợp lý, không làm việc với điện thoại, máy tính quá lâu.
  • Bổ sung nhiều trái cây, các chất xơ và cá
  • Không ăn quá nhiều thịt heo, chất béo, tinh bột.
  • Uống đủ nước
  • Tập luyện thể dục, thể thao đều đặn.

3. Sử dụng các thực phẩm chức năng bổ trợ

Mọi người có thể sử dụng các thực phẩm chức năng có chứa các chất như vitamin A, Omega 3,…

Lưu ý: Khi sử dụng các loại thực phẩm chức năng trên phải có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng, tránh tình trạng “tiền mất, tật mang”.

Khám mắt định kỳ là một cách phòng ngừa căn bệnh Glocom

Hy vọng, qua những thông tin mà chúng tôi đã đưa ra trong bài viết, tất cả mọi người đã nắm được phần nào thông tin và những cách phòng ngừa căn bệnh glocom ở người già.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *