ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của quý khách.
Chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất.
Người bị cận không đeo kính thời gian dài có thể khiến mắt bị nhược thị. Bởi một trong số những nguyên nhân gây nhược thị là do bất thường khúc xạ (đặc biệt là tình trạng chiết quang mắt không đều) và cận thị là một trong số các tật khúc xạ. Mà tình trạng này có thể khắc phục bằng cách đeo kính.
Người bị cận thị lệch, độ lệch 2 mắt cao (trên 2 đi-ốp), cận thị ở một bên mắt là những đối tượng có nguy cơ cao bị nhược thị ở mắt bị cận nặng hơn. Nguyên nhân là do não bộ nhận tín hiệu chủ yếu bên mắt khỏe mạnh hơn, lâu dần khiến mắt yếu hơn không còn hoạt động, gây ra tình trạng nhược thị.
Người bị cận thị nhưng không đeo kính phải đưa vật lại sát bên mới nhìn thấy rõ, buộc mắt điều tiết nhiều để nhìn khiến mắt dễ khô, mỏi, mắt sẽ nhanh chóng bị tăng độ cận, đặc biệt là bên cận nặng, mắt yếu đi khiến thị lực suy giảm. Thời gian ngừng đeo kính càng dài nguy cơ bị nhược thị càng cao.
Nhược thị là tình trạng mắt bị suy giảm thị lực nghiêm trọng, mắt mờ dần và ngày càng yếu đi, kể cả khi đeo kính thị lực vẫn không đạt được 7/10, dần dần gây giảm thị lực vĩnh viễn. Nếu nhược thị phát hiện muộn sẽ không thể khắc phục được bằng phẫu thuật hay đeo kính.
Hiện nay không có dấu hiệu rõ ràng nào cho biết người bệnh mắc chứng nhược thị là do cận thị không đeo kính. Do nhược thị thường chỉ xuất hiện ở một bên mắt nên khó nhận ra dấu hiệu.
Một số dấu hiệu nhận biết của nhược thị như sau:
Nhược thị do cận thị thường không có dấu hiệu rõ ràng, khó nhận biết khi vừa khởi phát, do đó thường bị bỏ qua đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Cách tốt nhất để phát hiện bệnh sớm là nên khám mắt mỗi 6 tháng /lần để được bác sĩ kiểm tra chính xác nhất.
Nhược thị thường gây suy giảm thị lực ở 1 bên mắt, nhưng có trường hợp đặc biệt bị cả 2 bên mắt. Người bị nhược thị sẽ suy giảm thị lực dần dần đến lúc não hoàn toàn không nhận tín hiệu nữa sẽ gây mù lòa vĩnh viễn một bên mắt, ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt.
Nhược thị được phát hiện sớm thì vẫn có cơ hội để điều trị. Tuy nhiên nhược thị khó nhận biết vì thường diễn biến xấu ở 1 bên mắt, lúc nhìn bằng 2 mắt vẫn bình thường. Đến khi kiểm tra thì tình trạng nặng và hầu như không thể cải thiện được thị lực như lúc đầu.
Nhược thị chia thành 2 dạng gồm nhược thị thực thể (không thể khắc phục được thị lực) và nhược thị chức năng (có thể điều trị để hồi phục thị lực). Việc điều trị nhược thị còn tùy thuộc nhiều vào mức độ bệnh và độ tuổi của bệnh nhân.
Nhược thị có thể khắc phục khi phát hiện kịp thời, hiệu quả điều trị tốt nhất là dưới 8 tuổi. Lúc này mắt vẫn còn đang phát triển nên có thể điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau để mắt dần hồi phục lại. Ngoài độ tuổi này bạn phải chấp nhận tình trạng nhược thị vì không thể cải thiện được thị lực dù có đeo kính hay can thiệp bằng phẫu thuật.
Nhược thị khó nhận biết và điều trị nhưng có thể phòng tránh được. Để tránh bị nhược thị người bị cận thị không chỉ cần đeo kính mà còn phải chú ý chăm sóc, bảo vệ mắt với các lưu ý sau:
Như vậy bài viết đã giải đáp cụ thể cho thắc mắc “Bị cận không đeo kính có bị nhược thị không?”. Bất kỳ ai trong chúng ta cũng có nguy cơ bị nhược thị nếu không chăm sóc mắt khoa học. Nhược thị rất nguy hiểm nếu không thể phát hiện kịp thời khiến người bệnh bị giảm thị lực vĩnh viễn. Hãy chia sẻ những thông tin hữu ích này với người thân, bạn bè để bảo vệ mắt tốt hơn mỗi ngày nhé!