Các lưu ý khi đi khám và điều trị bệnh lý về mắt dành cho bệnh nhân đang song song điều trị bệnh đái tháo đường

04/07/2021
Tác giả:
Tham vấn y khoa:
 

Đái tháo đường là căn bệnh có nguy cơ gây mù lòa cao trên thế giới 

Đái tháo đường (viết tắt là ĐTĐ) hay còn được biết đến với tên dân gian là tiểu đường, là một bệnh mãn tính xảy ra khi tuyến tụy không sản xuất đủ insulin (ĐTĐ tuýp 1) hoặc khi cơ thể không thể sử dụng hiệu quả hay đề kháng insulin mà nó sản xuất (ĐTĐ tuýp 2). Insulin là một loại hormone điều chỉnh lượng đường trong máu. Tăng đường huyết là một hệ quả tất yếu của bệnh tiểu đường không kiểm soát được. Theo thời gian, bệnh tiểu đường có thể dẫn đến tổn thương cơ quan đích nghiêm trọng đối với cơ thể, gây hại cho tim, mạch máu, thận, thần kinh và đặc biệt là mắt. 

Bệnh võng mạc đái tháo đường là một nguyên nhân quan trọng gây mù lòa, xảy ra do tổn thương tích tụ lâu dài đối với các mạch máu nhỏ trong võng mạc. Bệnh đái tháo đường là nguyên nhân của 2,6% tỷ lệ mù lòa trên toàn cầu. 

Tác dụng phụ không mong muốn của thuốc điều trị đái tháo đường và các chú ý trong nhãn khoa 

Để điều trị bệnh tiểu đường, người bệnh thường được các bác sĩ kê đơn các loại thuốc giúp kiểm soát lượng đường trong máu như:  

  • Nhóm Sulfonylureas như glyburide (DiaBeta, Glynase), glipizide (Glucotrol), gliciazide, và glimepiride (Amaryl); 
  • Nhóm Glinides như Repaglinide 0,5-1-2mg; 
  • Nhóm Biguanide như Metformin (Glucophage, Glumetza); 
  • Nhóm Thiazolidinediones như Pioglitazone; 
  • Nhóm ức chế enzyme a-glucosidase như Acarbose (glucobay) 50 mg; 
  • Thuốc ức chế DPP-4. Những loại thuốc này gồm Sitagliptin 50-100mg, Saxagliptin 2,5-5 mg và Vildagliptin 50 mg; 
  • Thuốc đồng vận thụ thể GLP-1: Liraglutide; 
  • Thuốc ức chế kênh đồng vận chuyển Natri-glucose SGLT2 như Dapagliflozin; 
  • Insulin. 

Tuy nhiên, một số loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường có thể gây ra các tác dụng phụ lên cơ thể người bệnh, trong đó có mắt như rối loạn thị lực tạm thời do thay đổi nồng độ glucose trong máu, phù hoàng điểm điển hình như thuốc Gliclazide, Glibenclamide, Repaglinide hay Pioglitazone. Đặc biệt với các bệnh nhân hay sử dụng Insulin để hạ đường huyết cần phải lưu ý tác dụng hạ Kali huyết bởi tần suất gặp cao hơn các thuốc kể trên. Biểu hiện của hạ Kali huyết mà bệnh nhân có thể mắc bao gồm: yếu cơ, đau cơ, táo bón, mệt, chuột rút, hồi hộp do rối loạn nhịp tim, huyết áp tối thiểu giảm, tụt huyết áp tư thế. Tác dụng hạ Kali huyết này có thể ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật mắt.

Tuy nhiên, tại Bệnh viện Mắt Hà Nội 2, các bác sĩ có thể xử lý tốt và đảm bảo sự thành công cho ca phẫu thuật khi biết được loại insulin cũng như thời điểm bệnh nhân sử dụng nó trước khi bệnh nhân có kế hoạch phẫu thuật. Vì vậy, điều trị các bệnh lý về mắt cho người mắc bệnh tiểu đường đạt được kết quả cao và an toàn, đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa người bệnh và bác sĩ trong việc khai thác lịch sử dùng thuốc để lên phác đồ cũng như kế hoạch điều trị và phẫu thuật phù hợp. Việc khai thác tiền sử dụng thuốc nhằm mục đích loại bỏ các nguy cơ phản ứng, dị ứng với các thành phần có trong thuốc và các tác dụng phụ có thể xảy ra khi điều trị bệnh lý về mắt. Đặc biệt, bệnh nhân tiểu đường với biến chứng dẫn đến võng mạc đái tháo đường rất cần được chăm sóc y tế đặc biệt.  

Các điểm lưu ý khi đi khám và điều trị các bệnh về mắt đối với bệnh nhân tiểu đường 

Bệnh nhân tiểu đường cần lưu ý các điều sau khi đi khám chữa bệnh về mắt: 

  • Luôn đem theo hoặc chụp ảnh thuốc đang sử dụng để điều trị các bệnh toàn thân nói chung và bệnh tiểu đường nói riêng; 
  • Ghi chú lại lịch sử dùng các loại thuốc và thông báo với bác sĩ nhãn khoa (cụ thể về thời gian, loại thuốc sử dụng…); 

Thời điểm sử dụng các loại thuốc điều trị đái tháo đường đặc biệt quan trọng với các bác sĩ nhãn khoa, trong việc đưa ra lời khuyên về sử dụng thuốc điều trị mắt, tính toán thời điểm phẫu thuật phù hợp, cũng như lường trước các tác dụng phụ có thể xảy ra. 

Để đảm bảo an toàn trong việc điều trị bệnh lý về mắt, người bệnh cần hiểu rõ tầm quan trọng của việc kê khai lịch sử dùng thuốc điều trị các bệnh toàn thân. 

Mọi thắc mắc về việc điều trị các bệnh lý nhãn khoa, xin vui lòng liên hệ HOTLINE 1900 277227 để được tư vấn và hỗ trợ 24/7, hoặc đặt lịch khám nhanh chóng với các chuyên gia hàng đầu nhãn khoa tại Việt Nam TẠI ĐÂY. 

—————*****—————

BỆNH VIỆN MẮT HÀ NỘI 2 

Địa chỉ: 72 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội 

Hotline: 1900 27 7227 / 024 7777 7227 

Website: https://phauthuatcanthi.mathanoi2.vn/ 

Email: tuvan@mathanoi2.vn 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *