ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của quý khách.
Chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất.
Sử dụng khăn mềm nhúng vào nước ấm hoặc nước muối sinh lý ấm và vắt khô khăn, sau đó chườm lên vùng mắt bị tổn thương của trẻ trong khoảng 15 phút. Lặp lại thao tác này 3 lần một ngày để đảm bảo vết thương luôn sạch sẽ.
Bước làm này giúp hạn chế vi khuẩn, giúp vết thương không bị nhiễm trùng. Nhiệt độ từ khăn ấm sẽ làm cho mủ rút nhanh hơn và giảm sự đau đớn cho trẻ. Đặc biệt cần lưu ý, khi trẻ bị lẹo mắt, tuyệt đối không nặn mủ, bóp mủ vì sẽ tăng khả năng nhiễm trùng vết thương, thậm chí ảnh hưởng đến thị lực của trẻ.
Ngoài ra, trong quá trình bé bị lẹo mắt, gia đình nên thường xuyên cung cấp, bổ sung đầy đủ dưỡng chất tốt cho con hạn chế cho bé ăn các thực phẩm chứa nhiều dầu, mỡ, có tính nóng để tránh gây sưng mủ kéo dài. Đưa con đến thăm khám mắt tại các cơ sở uy tín để được các bác sĩ tư vấn cho tình trạng mắt của trẻ.Thông thường vết sưng mủ do lẹo mắt sẽ kéo dài trong vòng 1 tuần nếu được chăm sóc, vệ sinh mắt đúng cách.
Chữa lẹo mắt ở trẻ em theo các phương pháp dân gian truyền thống luôn là phương án được hầu hết cha mẹ tin tưởng bởi sở hữu nhiều ưu điểm siêu việt nhất là an toàn, đơn giản và tiết kiệm chi phí. Sau đây là một số cách chữa lẹo mắt trẻ em đơn giản, hiệu quả qua một số bài thuốc dân gian:
Rửa sạch lá trầu và giã nhuyễn. Sau đó cho hòa chúng cùng với một cốc nước nóng và đưa miệng cốc cách khoảng 10cm với mí mắt để xông. Từ lâu, lá trầu có tác dụng sát trùng, tiêu viêm hiệu quả, dễ tìm và mua ở bất cứ đâu. Thực hiện xông với lá trầu 3 lần mỗi ngày, nốt mụn lẹo sẽ xẹp đi nhanh chóng.
Trứng gà là một thực phẩm quen thuộc, chỉ cần luộc chín trứng, bóc vỏ và lăn đều trên vùng mắt lẹo cho đến phi trứng nguội hẳn. Lưu ý, không nên lăn trứng khi còn quá nóng, có thể gây bỏng đối với làn da mỏng manh của trẻ.
Sử dụng đũa cả hoặc đũa có chất liệu bằng gỗ và hơ nóng trên bếp. Sau đó, bọc trong khăn mỏng rồi lăn nhẹ qua vùng mắt bị lẹo trong vòng 5 phút. Thực hiện lặp lại thao tác này 2 đến 3 lần mỗi ngày. Lưu ý khi chữa lẹo mắt trẻ em không được để đũa quá nóng, tránh bị bỏng mắt và sử dụng khăn sạch để bọc đũa tránh vi khuẩn. Chữa lẹo bằng phương pháp này dùng cơ chế nhiệt để tác động lên ổ mủ. Từ đó ổ mủ trong lẹo mắt có thể thoát ra ngoài nhanh hơn từ đó khiến lẹo mắt nhanh khỏi hơn.
Lá ổi có tính kháng khuẩn rất mạnh và dùng như một liều thuốc chống viêm hiệu quả. Rửa sạch lá ổi, để ráo nước. Sau đó đắp lá ổi lên vùng mắt bị lẹo khoảng 10 phút. Thực hiện lặp lại thao tác này 3 lần mỗi ngày để để hiệu quả chữa lẹo mắt cho trẻ tốt nhất.
Lấy lá nha đam rửa sạch, gọt vỏ và cắt ra thành từng lát mỏng. Sau đó đắp trực tiếp lát mỏng nha đam lên vùng da nổi lẹo. Giữ yên vị trí và thư giãn trong vòng 15 phút. Thực hiện lặp lại thao tác này 3 đến 4 lần mỗi ngày để chữa lẹo mắt ở trẻ em. Lưu ý, khi dùng cách này, trẻ em cần nhắm chặt mắt, tránh để nhựa nha đam chảy vào mắt gây đau mắt
Nghệ có thường được dùng để trị các vết thâm nhờ có tính kháng viêm, kháng khuẩn cao. Sử dụng nghệ để chữa lẹo mắt ở trẻ em chỉ cần các bước sau. Trước tiên, rửa nghệ thật sạch sau đó giã nát. Cho một chút nước vào nghệ vừa giã để tạo thành một hỗn hợp sệt. Sử dụng một tấm vải mỏng và sạch đặt lên vùng mắt bị lẹo đồng thời đắp hỗn hợp nghệ vừa làm lên tấm vải. Nhắm mắt và thư giãn, để yên trong vòng 20 phút sau đó rửa sạch lại với nước ấm. Thực hiện lặp lại các bước này 3 lần mỗi ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Buộc chỉ vào ngón tay đeo nhẫn ở bàn tay bên kia so với mắt lên lẹo (lên lẹo mắt bên trái thì buộc chỉ vào tay bên phải và ngược lại). Buộc 9 vòng nếu là nữ và 7 vòng nếu là nam. Đây là cách trị lẹo bằng dân gian khá phổ biến tuy chưa có cơ sở khoa học nào những phương pháp này có hiệu quả đối với nhiều trường hợp thực tế.
Đây là cách dân gian khá phổ biến để chữa lẹo mắt ở trẻ em. Nên chọn loại túi trà hoa cúc hoặc trà xanh để mang đến hiệu quả tốt nhất bởi tính kháng khuẩn, kháng viêm có trong trà xanh và hoa cúc. Thực hiện qua các bước sau đây. Trước tiên chuẩn bị khăn mỏng, sạch, đã qua tiệt trùng, túi trà lọc và nước ấm. Sau đố, ngâm khăn, túi lọc trà vào nước ấm rồi vắt nhẹ. Đặt khăn ấm lên vùng da bị lẹo rồi đắp túi trà lên bên trên. Để bé nhắm mắt và nằm im trong khoảng 5 phút là lặp lại thao tác này từ 4 đến 5 lần để đạt hiệu quả tốt. Lưu ý, không được ngâm vào nước có nhiệt độ quá nóng gây tổn thương đến da của trẻ.
Sử dụng 2 thìa vừng đen trộn cùng với sữa đậu nành rồi đem đi nấu chín. Sau đó, bảo quản sữa và cho thêm 1 thìa mật ong dùng cho bé uống mỗi ngày sau bữa ăn sáng.
Chuẩn bị và rửa sạch kỹ các nguyên liệu sau: kim ngân hoa, hoa cúc, bồ công anh. Tiếp đó, đun chúng lên ở lửa liu riu trong vòng 15 phút. Chắt hỗn hợp nước đầu ra, đựng trong bình sạch và đổ thêm lượng nước vừa đủ, tiếp tục đun lần thứ 2. Trộn hỗn hợp nước đầu và nước thứ 2 với nhau rồi cho bé uống 3 lần trong ngày.
Trên đây là 10 cách chữa lẹo mắt ở trẻ em hiệu quả ngay tại nhà. Tham khảo thông tin bài viết để có cách chữa lẹo mắt cho con đơn giản, phù hợp. Hãy để lại bình luận của bạn dưới bài viết này em bạn có thêm những cách chữa lẹo mắt ở trẻ em hiệu quả nhé!