Top 4 cách chữa mắt lác ở trẻ em tại nhà đơn giản, hiệu quả

03/07/2022
Tác giả:
Tham vấn y khoa:
 

Mắt lác ở trẻ em có chữa được không?

Mắt lác là một trong các bệnh về mắt ở trẻ em khi thị giác khi hai mắt không thể nhìn cùng về một phía mà nhìn theo hai hướng khác nhau. Bệnh mắt lác xảy ra do tổn thương dây thần kinh chi phối hoặc các cơ vận nhãn bị mất cân bằng. Trẻ bị ảnh hưởng về thẩm mỹ và khả năng thị lực khi mắc bệnh lý về mắt này.

cach-chua-mat-lac-o-tre-em-tai-nha
Mắt lác ở trẻ em có chữa được không?

Với sự phát triển của y học hiện đại, bệnh mắt lác có thể chữa được. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình trạng bệnh và tuổi đời của bệnh nhân mà khả năng thành công sẽ khác nhau. Trẻ được điều trị càng sớm với thời gian mắc bệnh mới và tuổi đời nhỏ thì cơ hội khỏi bệnh được nâng cao.

Hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời. Bạn không nên tự ý tập luyện các bài tập hoặc tra thuốc để điều trị mắt lác mà chưa tham khảo ý kiến của người có chuyên môn. Các y bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn cách chữa mắt lác trẻ em tại nhà đơn giản, hiệu quả.

4 cách chữa mắt lác ở trẻ em tại nhà được các mẹ áp dụng nhiều nhất

Cách chữa mắt lác ở trẻ em tại nhà được rất nhiều bà mẹ áp dụng và đem lại kết quả tương đối khả quan. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến của các y bác sĩ trước khi tiến hành các phương pháp sau.

1. Chỉnh kính

Một trong những cách chữa lác mắt ở trẻ em tại nhà cần được đề cập tới đó là chỉnh kính. Điều chỉnh kính giúp hình ảnh trở nên rõ nét và tạo điều kiện cho việc phối hợp giữa 2 mắt diễn ra thuận lợi.

  • Chỉnh kính ở trẻ viễn thị: Tùy thuộc vào mức độ viễn thị của trẻ mà có cách chỉnh kính khác nhau. Thông thường, với trẻ lác trong thì cần chỉnh kính cho cả bệnh lác và viễn thị 2D.
  • Chỉnh kính ở trẻ loạn thị: Trẻ loạn thị và mắt lác cần chỉnh kính từ 1D trở lên.
  • Chỉnh kính ở trẻ cận thị: Chỉnh kính nếu cận thị từ 5D trở lên với trẻ dưới 2 tuổi. Độ cận thị cần chỉnh kính ở trẻ 2-4 tuổi là 3D.

Nhằm mục đích để 2 mắt cùng hoạt động, trẻ sẽ được hướng dẫn đeo kính đúng cách. Phương pháp này chỉ phát huy được tối đa tác dụng khi trẻ đeo kính mọi lúc trong ngày (trừ khi đi ngủ).

2. Bịt mắt

Một trong những cách chữa mắt lác ở trẻ em tại nhà tương đối hiệu quả là bịt mắt. Bịt mắt trẻ bằng miếng băng mắt hoặc vải sẫm màu hình bầu dục và có dây quấn quanh đầu. Với trẻ đang đeo kính, có thể dán băng keo đục để thay cho bịt mắt. Có 3 kiểu bịt mắt hiện đang được áp dụng để hỗ trợ điều trị mắt lác như sau:

  • Bịt mắt lác: Trẻ bị nhược thị kèm định thị trung tâm cần tiến hành bịt mắt lác trong nhiều tuần. Sau khoảng thời gian đó bắt đầu tập luyện chỉnh thị.
  • Bịt mắt luân phiên: Phương pháp này tiến hành bằng cách mỗi ngày bịt một bên mắt. Khi đó, mắt trẻ sẽ được cân bằng 2 bên.
  • Bịt mắt từng lúc: Mỗi ngày chỉ bịt mắt trẻ trong vòng 1 giờ. Đồng thời, cần kết hợp các bài tập luyện mắt lác cho trẻ.
cah-chua-mat-lac-o-tre-em-tai-nha
Bịt mắt lác ở trẻ em

3. Luyện tập các bài tập dành cho mắt lác ở trẻ em

Với các bé có độ tuổi lớn, đã có ý thức về hành vi bạn hoàn toàn có thể thực hiện các bài tập để hỗ trợ điều trị mắt lác. Bạn hãy để trẻ dành ra 10 phút mỗi ngày tập luyện mắt nhằm giảm tình trạng lác, lé. Các bước thực hiện bài tập như sau:

  • Bước 1: Lựa chọn một mảng tường có màu sáng, chấm hoặc tô một chấm tròn trên đó.
  • Bước 2: Tiến hành bịt một mắt. Mắt còn lại nhìn vào chấm tròn để thị lực tập trung vào một điểm cố định.
  • Bước 3: Duy trì bài tập trong khoảng 5-10 phút. Bài tập này còn giúp tránh tình trạng mỏi hoặc mờ mắt.
cach-chua-mat-lac-o-tre-em-tai-nha
Luyện tập các bài tập dành cho mắt lác ở trẻ em

4. Sử dụng thuốc nhỏ mắt

Bạn có thể điều trị mắt lác ở trẻ em tại nhà bằng thuốc nhỏ mắt. Thuốc nhỏ giúp mắt lác hoạt động linh hoạt và chuyển động cùng nhau. Tuy nhiên, loại thuốc và liều lượng sử dụng cần được đảm bảo theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bạn không nên tự ý mua thuốc và tra mắt cho trẻ vì dễ dẫn đến những hậu quả nguy hiểm.

Cách chăm sóc tại nhà khi trẻ bị mắt lác

Bên cạnh cách chữa mắt lác ở trẻ em tại nhà, bạn cần chú ý đến chế độ chăm sóc mắt cho trẻ. trẻ bị mắt lác thường xuyên nhìn nghiêng đầu, nheo mắt dẫn đến tình trạng mỏi mắt. Sau đây là cách chăm sóc giúp trẻ cải thiện thị lực và hỗ trợ điều trị mắt lác.

1. Chế độ ăn uống

Để giữ cho trẻ có một đôi mắt sáng khỏe, hỗ trợ giảm bớt tình trạng mắt lác, mẹ cần cung cấp cho trẻ chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất. Các thực phẩm giàu vitamin A như trứng sữa, cá chép, đu đủ, cà rốt,… sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho đôi mắt trẻ. Những thực phẩm trên giúp giảm tình trạng mỏi do mắt lác gây ra, góp phần bảo vệ giác mạc.

Ngoài ra các loại trái cây có vị chua như chanh, bưởi, dâu tây,… cũng giúp trẻ tăng cường thị lực và giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về mắt khác.

cach-chua-mat-lac-o-tre-em-tai-nha
Chế độ ăn uống cho trẻ mắt lác

2. Thiết kế thời gian sinh hoạt mắt hợp lý

Đối với trẻ nhỏ, cần tránh cho trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử trong thời gian dài. Đặc biệt, những trẻ có bệnh mắt lác cần giới hạn thời gian tiếp xúc trong khoảng 30 phút để tránh làm tăng thêm áp lực cho mắt. Mẹ nên khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời để nâng cao sức đề kháng cũng như bảo vệ sức khỏe thị giác.

3. Kiểm tra mắt định kỳ

Khi tiến hành điều trị bệnh mắt lác ở trẻ, mẹ cần đưa trẻ đi khám định kỳ 6 tháng – 1 năm/ lần. Các biến chứng ở mắt của trẻ sẽ được bác sĩ phát hiện dễ dàng hơn giúp mắt được chăm sóc kịp thời. Kiểm tra mắt định kỳ giúp đảm bảo quá trình điều trị mắt lác của trẻ diễn ra thuận lợi và mang lại hiệu quả.

cach-chua-mat-lac-o-tre-em-tai-nha
Kiểm tra mắt định kỳ ở trẻ mắt lác

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn 4 cách chữa mắt lác ở trẻ em tại nhà đơn giản, hiệu quả. Tùy thuốc vào cơ địa và tình trạng bệnh mà mỗi trẻ sẽ có những phương án điều trị khác nhau. Bạn nên đưa trẻ tới các cơ sở khám mắt để được tư vấn phương pháp và lộ trình điều trị mắt lác phù hợp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *