Cận thị lệch, cận 1 bên mắt là gì? Dấu hiệu, nguy cơ, cách chữa

09/11/2022
Tác giả:
Tham vấn y khoa:
 
cận thị lệch
Cận thị lệch có 1 bên cận nhẹ 0.5 đi-ốp và bên cận nặng 4.5 đi-ốp

1. Cận thị lệch là gì?

Cận thị lệch là một dạng của lệch khúc xạ (bất thường) thường gặp ở người bị cận thị. Đây là tình trạng mắt bị cận thị nhưng độ cận của 2 mắt không giống nhau, một bên mắt có độ cận cao hơn bên còn lại.

Một số người độ cận giữa 2 mắt chỉ chênh lệch chút ít, tuy nhiên cũng có những trường hợp chênh cận thị lệch 3 độ, 4 độ,…

Ưu đãi lớn tháng này: Xem thêm thông tin chương trình ưu đãi mổ cận

Ngoài ra, một dạng đặc biệt của cận thị lệch là cận thị một bên mắt, tức một bên mắt bị cận thị trong khi bên còn lại rất khỏe mạnh.

Cận thị lệch là gì?
Cận thị lệch đang ngày càng phổ biến hơn

1.1 Phân loại cận lệch

Cận thị lệch có thể chia làm 2 mức độ như sau:

  • Mức độ nhẹ: độ lệch từ 1 đi-ốp trở xuống.
  • Mức độ nặng: độ lệch từ 2 đi-ốp trở lên.

Dù ở mức độ nào bạn cũng cần kiểm soát độ cận và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất để tránh gây biến chứng, ngăn chặn cận thị tiến triển.

1.2 Dấu hiệu và cách nhận biết cận thị lệch

Dấu hiệu cho thấy bị cận thị lệch là khả năng nhìn rõ sự vật của 2 mắt không đồng đều với nhau.

Để nhận biết mắt mình có bị cận thị lệch hay không hãy dùng 1 tay che 1 bên mắt, dùng một vật làm điểm nhìn, di chuyển vật đến vị trí mà bạn có thể nhìn rõ chi tiết của sự vật nhất và đo khoảng cách từ mắt đến vật đó. Thực hiện tương tự với mắt còn lại, nếu khoảng cách 2 lần đo không giống nhau thì mắt có khoảng cách đo ngắn hơn đang bị cận nặng hơn.

Dấu hiệu và cách nhận biết cận thị lệch
Dùng dây để đo khoảng cách từ mắt đến điểm nhìn sự vật rõ nhất của mắt

Với trẻ nhỏ trên 5 tuổi bạn có thể dùng cách trên để biết trẻ có bị cận lệch hay không còn những trẻ nhỏ hơn khi có dấu hiệu của cận thị tốt nhất bạn nên đứa trẻ đến cơ sở y tế khám mắt định kỳ để kịp thời phát hiện bất thường.

1.3 Nguyên nhân gây cận thị lệch

Nguyên nhân chính dẫn tới chứng cận thị lệch hay cận 1 bên mắt là do cách nhìn vật có sự chênh lệch giữa 2 mắt trong suốt một thời gian dài.

Bên cạnh đó, một số nguyên nhân dẫn tới tăng độ cận lệch như:

  • Không thăm khám, điều trị kịp thời.
  • Không bổ sung đầy đủ vitamin cần thiết.
  • Không chọn đúng kính có độ cận phù hợp.
  • Không dành đủ thời gian cho mắt nghỉ ngơi.
  • Không áp dụng bài tập luyện thư giãn cho mắt.
  • Không bảo vệ mắt trước tác hại của môi trường như ánh nắng, khói bụi, gió mạnh,…

Ngoài ra còn có nhiều nguyên nhân gây cận thị khác, tùy thuộc vào độ tuổi và môi trường sống mỗi người. Quan trọng nhất bạn vẫn nên thăm khám khi có dấu hiệu bất thường.

Nguyên nhân gây cận thị lệch
Nhiều người hiện nay có cách nhìn sự vật không đồng đều giữa 2 mắt

2. Nguy cơ biến chứng từ cận thị lệch

Cận thị lệch với độ lệch càng cao thì càng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho sức khỏe của mắt. Do đó bạn không thể chủ quan khi mắt bị cận thị lệch.

2.1 Tăng độ và tăng mức độ lệch

Mắt cận lệch thường yếu hơn mắt cận bình thường đặc biệt là bên cận nặng. Khả năng điều tiết của mắt kém hơn nên nếu không được chăm sóc chu đáo mắt sẽ tăng độ rất nhanh làm tăng độ lệch giữa 2 mắt.

2.2 Gây lác mắt

Trẻ nhỏ dưới 10 tuổi bị cận thị lệch, cận thị 1 mắt không được phát hiện kịp thời sẽ tăng độ rất nhanh và dễ dẫn đến bệnh lác 1 bên mắt.

2.3 Nguy cơ nhược thị

Nhược thị là tình trạng suy giảm thị lực của mắt mà không thể khắc phục được nếu đã trên 12 tuổi. Hai mắt có sự chênh lệch độ cận càng cao thì càng có nhiều nguy cơ bị nhược thị và có thể bị mất thị giác hoàn toàn ở một bên mắt, đặc biệt là với người cận lệch nhưng không đeo kính.

Nguy cơ biến chứng từ cận thị lệch
Biến chứng gây nhược thị, mất khả năng thị giác của 1 bên mắt

3. Cần làm gì khi mắc cận thị lệch? Cách điều trị hiệu quả?

Người bị cận thị lệch nên đến các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa mắt uy tín để được các bác sĩ khám, tư vấn chi tiết tùy theo tình trạng sức khỏe của mắt.

Hiện nay có nhiều cách giúp chữa cận thị lệch, giúp mắt lấy lại thị lực tốt nhất như sau:

3.1 Đeo kính cận

Phương pháp này chỉ dùng cho các trường hợp mắt cận lệch ở mức độ nhẹ, độ lệch giữa 2 mắt dưới 2 đi-ốp. Bạn có thể lựa chọn đeo kính gọng, kính áp tròng mềm, hoặc kính áp tròng Ortho-K.

Tuy nhiên bạn cần đến bác sĩ để được khám, tư vấn phương pháp phù hợp với tình trạng sức khỏe của mắt.

Cần làm gì khi mắc cận thị lệch? Cách điều trị hiệu quả?
Đeo kính giúp cải thiện thị lực và ổn định tình trạng cận lệch

3.2 Mổ cận

Phương pháp này dùng cho các trường hợp 2 mắt có độ lệch trên 2 đi-ốp. Mổ cận có thể điều trị dứt điểm cận thị trong một thời gian ngắn. Hiện nay có nhiều phương pháp mổ cận hiện đại, an toàn. Người dùng nên đến trực tiếp bệnh viện để khám mắt và được bác sĩ tư vấn phương pháp mổ cận thích hợp nhất.

4. Hướng dẫn cách phòng tránh và chăm sóc mắt cận lệch

Để mắt không bị tăng độ cận lệch bạn nên áp dụng các biện pháp phòng tránh và chăm sóc mắt cận tại nhà như sau:

  • Thăm khám mắt định kỳ: Khám mắt định kỳ mỗi 6 tháng /lần, tuân thủ các chỉ định của bác sĩ, dùng thuốc nhỏ mắt phù hợp,…
  • Lối sống lành mạnh: Chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ, làm việc trong môi trường phù hợp với mắt, có thời gian cho mắt thư giãn,…
  • Tích cực vận động: Tham gia các hoạt động thể dục thể thao, các hoạt động ngoài trời thường xuyên.

Trên đây là những thông tin tổng quan về cận thị lệch. Hy vọng bạn đã có được những kiến thức, thông tin hữu ích giúp bảo vệ sức khỏe mắt của bản thân và gia đình tốt hơn. Nếu bạn yêu thích và thấy bài viết hữu ích hãy chia sẻ đến với nhiều người nhé!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *