Cận thị tuổi 40 sẽ thế nào? Dấu hiệu cảnh báo, cách điều trị

09/11/2022
Tác giả:
Tham vấn y khoa:
 
cận thị tuổi 40
Cận thị tuổi 40 có nhiều thay đổi về thị lực.

1. Cận thị ở tuổi 40 sẽ thế nào?

Khi bước qua tuổi 40 mắt sẽ dần có những dấu hiệu của quá trình lão hóa tự nhiên, tác động trực tiếp và gây ra nhiều thay đổi cho mắt.

Người sau 40 tuổi xuất hiện đồng thời cận thị và lão thị gây ra nhiều thay đổi và bất tiện trong đời sống. Ở người bị cận thị lão thị thường diễn ra chậm hơn. Mắt bị lão hóa gây ra chứng lão thị khiến bạn không thể nhìn rõ những vật ở khoảng cách gần cùng với chứng cận thị mắt cũng không nhìn rõ những vật ở xa.

Ngoài ra, do ảnh hưởng của tuổi tác nên thị lực của người trên 40 tuổi cũng bắt đầu có những thay đổi như cần nhiều ánh sáng hơn để nhìn, tầm nhìn vào ban đêm giảm, mắt khó phân biệt màu sắc hơn, mắt khô và dễ rát,… Những điều này cũng ảnh hưởng đến tình trạng cận thị của mắt.

2. Dấu hiệu suy giảm sức khỏe mắt sau tuổi 40

Sau 40 tuổi, mắt cận thị bị lão hóa sẽ càng dễ dàng suy yếu hơn người bình thường. Do đó bạn cần phải chú ý đến các triệu chứng có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh về mắt như:

2.1 Tầm nhìn dao động

Tầm nhìn của mắt thay đổi thường xuyên có thể là dấu hiệu của bệnh lý mãn tính về huyết áp hoặc tiểu đường. Các bệnh này làm tăng tiến triển của cận thị, gây phá hủy những mạch máu nhỏ của cơ thể đặc biệt là mắt gây bong võng mạc, rách võng mạc, gây mù lòa,…

2.2 Nhìn hình ảnh bị móp méo

Nhìn hình ảnh không được rõ ràng, hình ảnh bị móp méo, lượn sóng hoặc có khoảng trống ở trung tâm tầm nhìn là dấu hiệu cảnh báo mắt bị thoái hóa điểm vàng. Người bị cận thị bệnh có thể đến sớm hơn người bình thường nên sau 40 tuổi cần đặc biệt chú ý.

Dấu hiệu suy giảm sức khỏe mắt sau tuổi 40
Hình ảnh cho thấy dấu hiệu của thoái hóa điểm vàng.

2.3 Hình ảnh bị mờ

Hình ảnh mờ dần là dấu hiệu của bệnh đục thủy tinh thể. Ở người bình thường bệnh bắt đầu xuất hiện ở tuổi 50, nhưng với người bị cận bệnh thường diễn ra sớm hơn khi vừa bước qua tuổi 40.

Thủy tinh thể của mắt bị lão hóa theo tuổi tác, giảm đàn hồi, giảm điều tiết, trở nên cứng và đục dần khiến mắt mờ lâu dần sẽ không thể nhìn thấy. Bệnh có thể điều trị dứt điểm bằng phẫu thuật.

2.4 Mất thị lực ngoại biên

Hình ảnh xung quanh tầm nhìn bị tối, mờ, nhòe đi trong khi nhìn rõ hình ảnh trung tâm có thể là dấu hiệu của bệnh glocom góc mở. Đây là một trong những hậu quả của cận thị nặng khi bước sang tuổi 40.

Dấu hiệu suy giảm sức khỏe mắt sau tuổi 40
Tầm nhìn của người bị mất thị lực ngoại vi.

Người bệnh cần phải chú ý đến sự thay đổi của mắt hơn. Bạn phải định kỳ kiểm tra sức khỏe mắt 6 tháng /lần hoặc khi thấy mắt có những dấu hiệu bất thường để kịp thời phát hiện, ngăn chặn biến chứng do cận thị.

3. Có nên mổ cận sau 40 tuổi?

Theo đánh giá của các bác sĩ chuyên khoa mắt, người bị cận ở độ tuổi 40 – 45 không nên tiến hành phẫu thuật xóa cận. Sau tuổi 40 mắt sẽ dần có dấu hiệu của sự lão thị, do đó nếu phẫu thuật xóa cận trong giai đoạn này về sau bạn chỉ hết cận trong một thời gian ngắn lại phải tiếp tục đeo kính lão.

Ngoài ra khi qua 40 tuổi mắt còn có thể xuất hiện dấu hiệu của đục thủy tinh thể, nếu bạn mổ cận vào lúc này sau phải phẫu thuật điều trị đục thủy tinh thể thì hiệu quả không cao còn phải mổ đến 2 lần.

Do đó, bạn không nên mổ cận ở tuổi 40 nếu có thể cải thiện được thị lực bằng việc đeo kính. Trong trường hợp sau này bị đục thủy tinh thể thì mổ phaco 1 lần giải quyết cả 2 vấn đề sẽ có hiệu quả hơn, hạn chế được các biến chứng và tác dụng phụ sau phẫu thuật.

Có nên mổ cận sau 40 tuổi?
Sau 40 tuổi không nên phẫu thuật xóa cận.

4. Cách điều trị cận thị sau 40 tuổi

Người sau 40 tuổi cận thị kèm theo lão thị ở từng mức độ khác nhau sẽ có cách điều trị khác nhau, cụ thể.

4.1 Trường hợp cận nhẹ

Khi bị cận thị nhẹ (dưới 6 độ) ở độ tuổi 40 mắt đồng thời bị cận thị – lão thị. Lúc này bạn sẽ phải một loại kính đặc biệt hoặc kính 2 tròng để cải thiện thị lực cho mắt.

Nếu không thích đeo kính gọng bạn cũng có thể tham khảo dùng kính áp tròng cứng, mềm để cải thiện thị lực. Trong một số trường hợp đặc biệt, kính áp tròng Ortho-K cũng được dùng cho điều trị cận – lão thị, tuy nhiên cần đến cơ sở chuyên khoa uy tín để được bác sĩ tư vấn cụ thể.

Cách điều trị cận thị sau 40 tuổi
Đeo kính 2 tròng vừa cận, vừa lão để cải thiện thị lực.

4.2 Trường hợp cận nặng

Cận thị nặng bạn có thể tham khảo các phương pháp điều trị bằng phẫu thuật. Tuy nhiên, mổ cận khi trên 40 tuổi là khá muộn và các bác sĩ khuyến cáo không nên mổ cận ngay lúc này.

Những trường hợp cụ thể như có dấu hiệu của đục thủy tinh thể, độ cận 2 mắt quá lệch (trên 2 độ), không thể cải thiện thị lực bằng việc đeo kính thì mới can thiệp bằng phẫu thuật.

Không phải trường hợp nào cũng có thể mổ được do đó bạn cần khám bác sĩ để được kiểm tra toàn diện và tư vấn cách điều trị tốt nhất.

5. Cách chăm sóc mắt cho người cận thị tuổi 40

Để mắt luôn được khỏe mạnh sau tuổi 40 cũng bạn nên chú ý việc chăm sóc mắt ngay từ hôm nay với các cách sau:

Chăm sóc mắt từ bên trong:

    Tăng cường những thực phẩm tốt cho mắt như cà rốt, bông cải xanh, bí đỏ, rau xanh lá,… bạn có thể tham khảo bổ sung thêm vitamin A, E, C, B, Omega 3, 6,… cho mắt từ các sản phẩm bổ sung.

  • Tăng cường thể dục thể thao: Duy trì thói quen tập thể dục mỗi ngày, vận động và tham gia những hoạt động ngoài trời để tăng cường sức khỏe của mắt.
  • Lối sống lành mạnh: Xây dựng lối sống lành mạnh, ngừng hút thuốc, thói quen làm việc khoa học, không để mắt quá tải,…
  • Thực hiện các bài tập, massage cho mắt: Dành 10 – 15 phút mỗi ngày tập nhìn xa chữa cận thị, massage cho mắt không chỉ giúp làm chậm quá trình lão hóa mà còn giúp mắt thư giãn, giảm khô, mỏi, tăng cường thị lực,…
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Kiểm tra mắt định kỳ 3 – 6 tháng /lần để theo dõi diễn biến sức khỏe của mắt.
Cách chăm sóc mắt cho người cận thị tuổi 40
Tăng cường tập luyện thể thao bảo vệ mắt.

Có thể thấy cận thị tuổi 40 tuổi có nhiều thay đổi do quá trình lão hóa tự nhiên của mắt. Hy vọng với những chia sẻ trên đây bạn đã có được những thông tin hữu ích để chăm sóc và bảo vệ tốt hơn sức khỏe của thành viên trong gia đình. Hãy chia sẻ những nội dung bổ ích này với mọi người nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *