Trang chủ » Kiến thức » Top 15 bài thuốc đông y cho người bị cận thị giúp giảm triệu chứng
Top 15 bài thuốc đông y cho người bị cận thị giúp giảm triệu chứng
27/02/2023
Tác giả:
Tham vấn y khoa:
Share:
1. 15 Bài thuốc Đông Y dành cho người mắc tật cận thị
Dưới đây là tổng hợp 15 bài thuốc chữa cận thị được dân gian lưu truyền, nằm trong các cuốn sách y khoa về Đông Y học. Các bài thuốc này có công thức đơn giản, dễ dàng thực hiện và sử dụng ngay tại nhà để tăng cường thị lực, giảm khô, mỏi, đau nhức mắt, giảm triệu chứng của cận thị.
1. Nhãn khang tán
Bổ khí, sáng mắt, giảm khô, mỏi, khó chịu do thị lực kém.
Nguyên liệu: Mỗi loại 10g gồm: Nhân sâm, bạch truật, xuyên sơn giáp, sinh địa, toàn yết, cúc hoa, thanh tương tử, câu kỷ, thảo quyết minh, đơn bì, trạch tả, hoài sơn, sơn thù, tri mẫu và mật mông hoa.
Cách dùng:
Tất cả các nguyên liệu mang đi rửa sạch.
Sau đó mang đi sắc thuốc với 3 chén nước, sắc còn 1 chén.
Nguyên liệu: Mỗi loại 10g gồm: bạch tật lê, cam thảo, thạch xương bồ, sơn thù du, viễn chí, phục linh, đẳng sâm, hoàng kỳ, hoài sơn, câu kỷ, thố ty tử và thuyền thoái.
Cách dùng:
Nguyên liệu mang đi rửa sạch sau đó sắc với 3 chén nước.
Sắc thuốc còn 1 chén nước để dùng.
Mỗi ngày dùng 1 thang thuốc, cần dùng liên tục trong 20 ngày sẽ thấy hiệu quả.
3. Tang phiêu tiêu phương
Kiện tỳ, ích thận, cố tinh, có hiệu quả làm giảm triệu chứng cận thị, giúp sáng mắt.
Nguyên liệu: Phúc bồn tử, thỏ ty tử, sơn dược mỗi thứ 15g, đẳng sâm, bạch truật, tang phiêu tiêu 9g mỗi loại, lục khúc 16g.
Cách dùng:
Nguyên liệu sau khi rửa sạch mang đi nấu với 3 chén nước.
Sắc thuốc còn lại 1 chén nước để dùng và nên uống ngay khi còn nóng.
Cần dùng thuốc đều đặn, liên tục trong 10 ngày để có tác dụng tốt nhất.
4. Ngũ tử cận thị
Bổ can thận, tăng cường lưu thông khí huyết, ích khí, tăng cường chức năng thị giác, giúp mắt sáng khỏe.
Nguyên liệu: Tang thầm, hoàng kỳ mỗi loại 15g, kỷ tử, thanh tương tử 18g, viễn chí, hồng hoa, xương bồ, phúc bồn tử, ngũ vị mỗi loại 12g, băng phiến 0.15g, thăng ma 9g.
Cách dùng:
Nguyên liệu rửa sạch, phơi khô.
Sau đó tán thành bột mịn, trộn với mật làm thành viên nhỏ, mỗi viên 9g.
Mỗi ngày nên uống 1 viên, ngày 2 lần.
5. Canh kỷ tử cá chép
Canh kỷ tử cá chép giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường dưỡng chất, giúp mắt khỏe mạnh, cải thiện thị lực nhanh chóng.
Nguyên liệu: Cá chép 1 con (khoảng 2kg), kỷ tử 10g.
Cách làm:
Cá mang đi làm sạch, bổ hết nội tạng.
Cá nấu với kỷ tử thành canh, chỉ nên thêm ít muối, không nên nêm quá nhiều gia vị.
Nên ăn ngay khi còn nóng, ăn thịt cá và uống nước canh.
Một liệu trình điều trị nên dùng 15 ngày để mang lại hiệu quả.
6. Chè đậu đen và hồng táo
Chè đậu đen và hồng táo giúp mắt khỏe mạnh, sáng mắt, giảm triệu chứng mờ, khô, mỏi mắt. Thích hợp sử dụng cho người bị cận tị nhẹ.
Nguyên liệu: Đậu đen 20g, hồng táo 20g, đường phèn (tùy khẩu vị).
Cách làm:
Cho đậu đen vào nấu trước đến khi gần mềm thì cho hồng táo vào nấu đến khi chín mềm.
Thêm đường phèn vào cho vừa miệng.
Dùng đều đặn, liên tục trong nhiều ngày để thị lực dần cải thiện.
7. Sinh tố nha đam, mật ong và quả óc chó
Bổ mắt, giảm khô, mỏi, khó chịu do dùng nhiều thiết bị điện tử, giúp cải thiện thị lực.
Nguyên liệu: Nha đam 100g, óc chó 500g. mật ong 300g, chanh 4 quả.
Cách làm:
Nha đam cần sơ chế kỹ, rửa nhiều lần với nước sạch. Quả óc chó giã nhỏ. Chanh vắt lấy nước.
Cho tất cả nguyên liệu vào máy xay nhuyễn.
Cho hỗn hợp ra lọ thủy tinh bảo quản trong tủ lạnh dùng được 10 ngày.
Mỗi ngày dùng 1 muỗng canh hỗn hợp trước khi ăn 30 phút.
8. Nấu canh ngân nhĩ kỷ tử
Thanh nhiệt, giải độc, bổ gan, thận, tăng cường thị lực, giúp tầm nhìn cải thiện rõ rệt, giúp sáng mắt hơn.
Nguyên liệu: Ngân nhĩ 20g, kỷ tử 20g, hoa nhài 10g, đường phèn lượng vừa đủ.
Cách làm:
Nấu các nguyên liệu với nhau, sau đó thêm đường phèn vừa đủ để dùng.
Mỗi ngày nên uống 1 lần, dùng liên tục trong nhiều ngày để có hiệu quả tốt nhất.
9. Canh kỷ tử long nhãn
Bồi bổ khí huyết, giảm tình trạng nhìn mờ, ù tai, choáng váng, giúp thị lực tốt hơn và còn có hiệu quả dưỡng da.
Nguyên liệu: Kỷ tử 10g, trần bì 3g, long nhãn khô 10 quả, mật ong 1 thìa cà phê.
Cách làm:
Kỷ tử và trần bì giã nhuyễn cho vào nồi nấu cùng long nhãn, lượng nước vừa phải.
Nấu sôi với lửa vừa sau đó chỉnh xuống lửa nhỏ để trong 30 phút.
Sau khi tắt bếp thì cho thêm 1 thìa cà phê mật ong vào để dùng.
Nên dùng liên tục trong 15 ngày, sau đó nghỉ khoảng 3 ngày rồi lại dùng tiếp một liệu trình mới.
10. Canh gan lợn nấu rau chân vịt
Giúp giảm triệu chứng khó chịu do cận thị, cải thiện chứng hoa mắt, nhìn mờ, ù tai, chân tay tê bại.
Nguyên liệu: Gan lợn 100g, rau chân vịt 150g, gừng, hành, gia vị và dầu ăn.
Cách làm:
Gan lợn làm sạch, thái miếng nhỏ vừa đủ dùng. Rau chân vịt rửa sạch, cắt khúc vừa đủ ăn.
Cho nước vào nồi nấu sôi cùng với gia vị, gừng băm nhỏ, hành. Sau đó cho gan lợn vào nấu chín, sau đó cho rau chân vịt vào. Nấu đến khi rau chính là được.
Món này có thể dùng trong bữa cơm hằng ngày, dùng thường xuyên sẽ có tác dụng tốt cho mắt, giúp bổ gan, dưỡng huyết, trị mờ mắt, hoa mắt.
11. Canh gan lợn trứng gà
Có hiệu quả bổ huyết, dưỡng gan, giúp cải thiện tầm nhìn, hạn chế tăng độ cận thị, giúp sáng mắt, chữa quáng gà, giảm mỏi, khô mắt.
Nguyên liệu: Gan lợn 150g, trứng gà 1 quả.
Cách làm:
Gan lợn mang đi rửa sạch, thái thành miếng vừa ăn.
Gan lợn cho vào nồi đảo qua với một ít dầu, cho thêm ít rượu trắng vào sau đó thêm nước vào đun sôi lên.
Trứng gà cho ra tô, đánh đều, đợi lúc nước đang sôi mạnh cho vào.
Nêm thêm muối cho vừa ăn sau đó tắt bếp.
Một liệu trình nên dùng liên tục trong 10 ngày, có thể ngừng sử dụng vài ngày sau đó dùng tiếp liệu trình mới.
12. Trứng gà hấp sữa tươi
Trứng và sữa tươi chứa nhiều vitamin A, chất dinh dưỡng tốt cho mắt, giúp cải thiện thị lực hiệu quả hơn.
Nguyên liệu: Trứng gà 2 quả, sữa tươi 200ml, mật ong 1 thìa.
Cách làm:
Đập trứng trứng gà vào một cái tô, đánh đều, nhẹ tay tránh để trứng có nhiều bọt khi hấp sẽ không mịn.
Cho sữa tươi vào, thêm chút muối, khuấy đều và nên lọc hỗn hợp qua rây để trứng hấp mịn hơn.
Đun nước sôi thì cho chén trứng vào sau đó hấp trong 15 phút là có thể lấy ra, cho mật ong vào là có thể dùng.
13. Cháo quyết minh cúc hoa
Quyết minh tử, hoa cúc và gạo lứt đều có nhiều vitamin A, E, vitamin nhóm B tốt cho mắt. Món này có hiệu quả giúp sáng mắt, tăng cường thị lực, chữa hoa mắt, nhìn vật lờ mờ.
Nguyên liệu: Quyết minh tử 15g, hoa cúc trắng 8g, gạo lứt 100g.
Cách làm:
Quyết minh tử sao với lửa vừa cho thơm. Hoa cúc trắng sao sơ qua là được.
Cho quyết minh tử và hoa cúc trắng vào ninh nhừ. Sau đó bỏ bã, lấy nước nấu với gạo lứt thành cháo.
Mỗi ngày ăn từ 1 – 2 lần, một liệu trình nên dùng liên tục trong 5 – 7 ngày.
14. Cháo gan dê với hành
Gan dê nhiều vitamin và dinh dưỡng cần thiết cho mắt, có tác dụng bổ dưỡng can thận, sáng mắt, chữa quáng gà, hoa mắt, tăng cường thị lực về đêm.
Nguyên liệu: Gan dê 1 cái, gạo tẻ 60g, hành lá, gia vị vừa đủ.
Cách làm:
Gan dê rửa sạch cắt miếng vừa ăn.
Nấu nước sôi cho gan dê vào nấu chín. Cho gạo vào nấu với lửa vừa đến khi thành cháo, nêm nếm thêm gia vị là có thể dùng ngay.
Nên dùng liên tục trong 7 ngày để mắt khỏe mạnh hơn, điều trị quáng gà và chứng hoa mắt.
15. Cháo câu kỷ tử
Tăng cường thị lực, giảm hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, ù tai, và viêm gan mãn tính.
Nguyên liệu: Câu kỷ tử 20g, gạo nếp 50g, đường phèn (tùy theo khẩu vị).
Cách làm:
Câu kỷ tử rửa sạch, gạo vo với nước sạch sau đó cho tất cả vào nồi, tốt nhất và nên dùng nồi đất.
Dùng lửa lớn để nấu sôi sau đó chuyển sang lửa nhỏ nấu nhừ thành cháo, cho đường vào vừa miệng, tắt bếp, cho ra chén để dùng.
Mỗi lần nên dùng 2 lần, dùng đều đặn để có hiệu quả cao.
2. Chữa cận thị bằng bài thuốc Đông Y có thật sự hiệu quả?
Theo chia sẻ từ các bác sĩ đầu ngành, trong những cuốn sách y khoa về Đông Y học quả thực có các bài thuốc như vậy. Tuy nhiên công dụng không giống như các bài quảng cáo trên mạng xã hội rằng các thuốc này có thể chữa dứt điểm cận thị trong thời gian ngắn.
Cơ chế tác dụng của thuốc Đông Y là tác động một cách toàn diện đến cơ thể, sức khỏe nên đòi hỏi người dùng phải kiên trì sử dụng trong thời gian rất dài thì mới có hiệu quả.
Tác dụng chung của các bài thuốc chữa cận thị này là bổ can thận, bồi bổ cơ thể, tăng cường lưu thông máu, giúp bổ mắt, tăng cường thị lực, làm giảm rõ rệt các triệu chứng khó chịu của cận thị như khô, mỏi, nhìn mờ, giúp tầm nhìn ban đêm tốt hơn, bớt nhạy cảm với ánh sáng.
Các bài thuốc Đông Y có tác dụng chính là bồi bổ và phòng ngừa. Do đó với người chưa mắc tật khúc xạ, cận thị vừa khởi phát, người bị cận thị giả thì có hiệu quả cải thiện thị lực rất tốt còn những người bị cận thị trung bình đến nặng thì hiệu quả giảm độ cận gần như không có, chỉ có hiệu quả ngăn ngừa cận thị tiến triển.
3. Lưu ý khi tự dùng thuốc Đông Y cho người mắc tật cận thị
Các bài thuốc chữa cận thị bằng Đông Y đều có thành phần tự nhiên, lành tính, an toàn với khỏe và không có tác dụng phụ. Tuy nhiên khi dùng để chữa cận thị tại nhà bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
Phụ nữ mang thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Người có các bệnh lý nền chỉ cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống của cơ thể, kiểm soát tình trạng bệnh để cận thị không tiến triển nặng.
Không quá lạm dụng các bài thuốc Đông Y, không vì để có hiệu quả nhanh chóng mà tăng liều dùng vì sẽ không tốt cho sức khỏe.
Sau khi dùng hết một liệu trình có thể thay đổi các các bài thuốc khác nhau để cân bằng dinh dưỡng tốt hơn.
Bên cạnh việc hỗ trợ khắc phục tật cận thị bằng bài thuốc Đông Y, bạn cũng cần đeo kính đúng độ cận, bảo vệ mắt, massage cho mắt, khám mắt định kỳ,…
Như vậy bài viết trên đây đã chia sẻ chi tiết cách chữa cận thị bằng bài thuốc Đông Y để mắt sáng khỏe hơn mỗi ngày. Hãy lưu ý rằng, các bài thuốc Đông Y không phải là thuốc chữa cận thị và không thay thế được các phương pháp điều trị của Bệnh viện. Người bị cận thị cần chăm sóc, bảo vệ mắt đúng cách để hạn chế sự tiến triển của cận thị. Hãy chia sẻ thông tin hữu ích này với người thân và bạn bè để cùng nhau chăm sóc mắt tốt hơn mỗi ngày.