ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của quý khách.
Chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất.
Cườm nước có lây không là câu hỏi của rất nhiều người đang mắc bệnh cườm nước hay có người thân mắc phải lo ngại, đừng lo căn bệnh này không lây đâu nhé. Tưởng chừng sẽ giống bệnh đau mắt đỏ, khi tiếp xúc hay nhìn thẳng vào mắt người bệnh sẽ dễ bị lây thì với bệnh cườm nước, theo các nhà chuyên gia, căn bệnh này không lây lan trong đường không khí hay tiếp xúc với người bệnh.
Tuy nhiên, với loại bệnh này có thể mắc phải do yếu tố di truyền, nếu trong gia đình bạn đã có người mắc phải bệnh cườm nước thì bạn hay những người thân khác cũng có nguy cơ mắc phải loại bệnh này, đặc biệt cao gấp 5- 6 lần so với người khác.
Căn bệnh này khi người bệnh mắc phải thường không xuất hiện triệu chứng hay có biểu hiện nhiễm trùng, nên những bệnh nhân lớn tuổi hay dễ nhầm lẫn với hiện tượng lão thị. Do đó, bệnh thường được phát hiện muộn, cho tới khi mắt quá mờ, bệnh nhân mới đi khám thì đã quá muộn vì tổn thương thần kinh thị giác phục hồi trong bệnh Glaucoma.
Đối với những trường hợp bệnh nhân bị cườm nước mức độ cấp tính khi đã tiến hành phẫu thuật một bên mắt thì tỷ lệ bị mắt thứ hai là rất cao, nên với bất cứ là người già hay trẻ nhỏ cũng nên cần được theo dõi thường xuyên và sử dụng thuốc điều trị tăng nhãn áp có sự đồng ý của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe.
Bệnh cườm nước là một căn bệnh nguy hiểm, được đánh giá là một trong những nguyên nhân dẫn tới mù lòa nên câu trả lời cho câu hỏi “Bệnh cườm nước có tự hết được không” là không. Ngược lại để điều trị được căn bệnh này rất phức tạp và đòi hỏi những người có kinh nghiệm, chuyên môn cao.
Theo con số thống kê, có hơn một nửa số người mắc phải mà không biết mình mắc. Một số người chủ quan, nghĩ căn bệnh này không nguy hiểm, để lâu sẽ tự hết nhưng đây là một suy nghĩ sai lầm, để tới khi bệnh chuyển sang thành bệnh glocom góc đóng giai đoạn trầm trọng mới chữa thì sẽ không có tác dụng, thậm chí bị mù vĩnh viễn.
Vì vậy, phát hiện sớm để kịp thời chữa trị là một trong những yếu tố quan trọng, khi mắt có triệu chứng bị mờ, đau nhức không nên tự ý dùng thuốc mà cần phải đến bệnh viện để được bác sĩ khám và đưa ra những phương pháp điều trị bệnh phù hợp.
Bệnh cườm nước là bệnh nguy hiểm, phức tạp nên cần phải có những phương pháp điều trị phù hợp, dưới đây là một số điều cần biết khi mắc phải.
Để điều trị cườm nước, bệnh nhân cần nhân sự tư vấn của những bác sĩ có kinh nghiệm, chuyên môn cao, tìm nguyên nhân, đưa ra phác đồ điều trị phù hợp đối với từng người.
Với những biện pháp trước mắt khi bệnh được phát hiện sớm, bác sĩ thường sẽ khuyên bệnh nhân sử dụng thuốc nhỏ mắt hạ nhãn áp. Hiện nay đã có rất nhiều loại thuốc nhỏ mắt để hỗ trợ chữa bệnh cườm nước bằng biện pháp làm giảm sự tiết thủy dịch hay làm tăng thoát lưu thủy dịch rút ra ngoài. Với các loại thuốc nhỏ mắt hay thuốc điều trị cườm nước, cần sử dụng đúng liều lượng, kiên trì sử dụng trong một thời gian dài.
Ngoài việc sử dụng các loại thuốc để chữa trị, người bệnh cũng cần phải có một tinh thần thoải mái, vui vẻ, ăn uống điều độ, ngủ đủ giấc. Tránh làm việc quá sức, tiếp xúc nhiều với máy tính, điện thoại (đặc biệt trong điều kiện ánh sáng yếu) để mắt được thư giãn, nghỉ ngơi. Kết hợp cả thuốc và tinh thần tốt, sức khỏe thoải mái sẽ giúp hiệu quả điều trị tốt hơn.
Đối với một số bệnh nhân mắc bệnh cườm nước, trước đó đã từng mắc những mãn tính như bệnh tiểu đường, tim mạch, tiểu đường, hen suyễn,… có chống chỉ định với mộ số nhóm thuốc hạ nhãn áp thì nên đi khám bác sĩ để được tư vấn nhóm thuốc hạ nhãn áp phù hợp. Ngoài ra trong một vài trường hợp có thể điều trị bằng phương pháp laser hoặc phẫu thuật. Đây là phương pháp chỉ dùng khi bệnh nhân dị ứng với thuốc, dùng thuốc mà không thấy hiệu quả, phát hiện ra bệnh quá muộn, dẫn tới nguy cơ mù lòa cao.
Sau khi tiến hành phẫu thuật xong, bệnh nhân cần khám mắt định kỳ từ 3-6 tháng/lần để theo dõi bệnh, đặc biệt đối với những bệnh nhân mắc cườm nước một mắt và chỉ phẫu thuật một mắt thì nguy cơ bị mắt bắt còn lại là rất cao. Vì vậy nên thăm khám thường xuyên để theo dõi, bảo vệ đôi mắt nhé.
Với những thông tin ở bài viết trên, hy vọng đã giải đáp cho các bạn câu hỏi cườm nước có lây không? Tuy nhiên với một số trường hợp như gen di truyền, người lớn tuổi, những người hay sử dụng máy tính, điện thoại cần phải lưu ý vì đây là những đối tượng đặc biệt dễ mắc bệnh hơn những người khác. Vì vậy, nếu có triệu chứng ngay lập tức đi khám để có phương pháp điều trị hiệu quả nhé.