ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của quý khách.
Chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất.
Chứng đau nửa đầu gần hốc mắt là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang gặp phải vấn đề về hệ thống thần kinh, ảnh hưởng trực tiếp đến đầu và mắt. Đây là một tình trạng khá phổ biến, người bệnh thường sẽ bị đau nửa đầu bên phải hoặc bên trái đi kèm với đau quanh nhãn cầu cùng bên. Theo thời gian, cùng với sự xuất hiện của cơn đau nửa đầu ngày càng thường xuyên, liên tục, các cơ quanh mắt của người bệnh cũng theo đó yếu dần đi.
Đau nửa đầu gần hốc mắt là triệu chứng thường gặp của nhiều bệnh lý thần kinh hay mạch máu khác nhau nhưng nhiều người lại bị nhầm lẫn với bệnh đau nửa đầu thông thường vì có nhiều biểu hiện khá giống nhau.
Bệnh rối loạn thần kinh này liên quan trực tiếp đến các dây thần kinh vận nhãn, quan trọng nhất trong đó là dây thần kinh sọ thứ III điều khiển sự cử động của mắt và mí mắt. Ở một số ít bệnh nhân nó còn ảnh hưởng đến cả dây thần kinh sọ thứ VI có chức năng điều khiển nhãn cầu liếc ra ngoài và dây thần kinh IV chi phối sự của động lên xuống của mắt chúng ta.
Chứng đau nửa đầu gần hốc mắt có thể bị ở mọi độ tuổi khác nhau nhưng thường thấy nhiều hơn ở trẻ em và thiếu niên. Tỷ lệ gặp phải tình trạng khó chịu này ở phụ nữ nhiều hơn đàn ông.
Đau hốc mắt và nửa đầu là tình trạng thường hay gặp phải ở nhiều người nên dễ khiến các bệnh nhân chủ quan. Nếu như các cơn đau này chỉ diễn ra với tần suất ít, nhẹ nhàng, người bệnh có thể tự khắc phục được tại nhà thì nó chưa phải là vấn đề nghiêm trọng.
Nhưng nếu các cơn đau đầu và hốc mắt dai dẳng, kéo dài, mức độ ngày càng nặng, cơ mắt suy yếu dần có thể do nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác gây ra nên bạn phải khẩn trương tới gặp bác sĩ để thăm khám.
Đặc biệt, bạn cần tới các cơ sở y tế để được hỗ trợ ngay trong trường hợp đau nửa đầu và hốc mắt đi kèm với một số triệu chứng như:
Tìm ra nguyên nhân gây bệnh để có biện pháp điều trị kịp thời tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Đau hốc mắt và nửa đầu có thể kéo dài từ vài tiếng cho đến vài tuần và có thể tự động biến mất. Ở một số ít bệnh nhân, tình trạng đau nhức này có thể đi theo họ suốt đời.
Bệnh nhân thông thường sẽ trải qua 4 giai đoạn bệnh như sau:
Từ 1- 2 ngày trước khi triệu chứng đau nửa đầu gần hốc mắt xuất hiện, người bệnh sẽ cảm thấy tâm trạng mình thay đổi. Họ thèm ăn nhiều hơn, khô miệng và uống nhiều nước hơn, thấy cổ cứng hơn, vận động thấy khó hơn, mệt mỏi, hay ngáp vặt.
Bệnh nhân sẽ nhìn thấy ảo ảnh là những đốm sáng hoặc những chớp sáng thoáng qua nhanh ngay trước và trong cơn đa Người bệnh lúc này sẽ thấy mất tầm nhìn đột ngột hoặc thấy cơ thể có cảm giác bị giật giật nhẹ.
Các cơn đau này thường có thời gian kéo dài từ 4- 72 giờ, và đa phần chỉ xảy ra ở một nửa đầu. Người bệnh sẽ có cảm giác nhói đau hoặc tệ hơn khi thấy đau dồn dập, đau như búa bổ. Lúc này gặp ánh sáng họ sẽ thấy vô cùng khó chịu, buồn nôn, nôn mửa, thị lực suy giảm, đầu óc choáng váng.
Khi cơn đau nửa đầu đi qua sẽ để lại các triệu chứng kéo dài trong khoảng 24h, người bệnh sẽ có cảm giác buồn rầu, chóng mặt, mệt mỏi. Ở một số bệnh nhân sẽ có thêm cảm giác lẫn trí tạm thời.
Cùng với những cơn đau nửa đầu lúc âm ỉ, lúc dữ dội, cơ thể người bệnh sẽ cảm nhận rõ những dấu hiệu sau:
Theo nhận định của các chuyên gia nhãn khoa, chứng đau hốc mắt, đau đầu, buồn nôn thường do bản thân người bệnh đang bị stress, căng thẳng kéo dài, do lạm dụng quá nhiều các chất kích thích hoặc sử dụng một số loại thực phẩm nhất định gây ra các tác dụng phụ không mong muốn này.
Dưới đây là một số bệnh lý thường là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng khó chịu này:
Myelin là lớp phủ bao quanh sợi trục của các tế bào thần kinh bị phá vỡ do một nguyên nhân nào đó làm cho dây thần kinh của chúng ta bị viêm. Lớp phủ này có khả năng tự hồi phục lại sau đó giúp các triệu chứng giảm dần và mất đi trong vài ngày hoặc vài tuần. Nhưng quá trình phục hồi này chỉ là tạm thời, chỉ một thời gian ngắn sau đó các cơn đau hốc mắt và nửa đầu này lại xuất hiện trở lại.
Một số bệnh lý về mạch máu thường gặp đi kèm với chứng đau hốc mắt, đau đầu và buồn nôn như: Dị dạng mạch máu não, phình tách động mạch chủ, hẹp động mạch cảnh, hẹp tĩnh mạch cảnh… Để nắm được tình trạng bệnh lý cũng như chính xác vị trí gây đau, người bệnh cần thông qua các phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại.
Các bệnh lý ở mạch máu này gây ra sự thu hẹp đột ngột của các động mạch có chức năng vận chuyển máu đến các dây thần kinh thị giác làm chúng thiếu hụt máu, dưỡng chất, gây ra tình trạng đau hốc mắt đi kèm với đau nửa đầu. Ở một số bệnh nhân bị nặng hơn là tình trạng liệt cơ mặt,
Đau hốc mắt và nửa đầu thực tế còn bắt gặp ở những bệnh nhân bị tăng huyết áp cấp tính, tạo áp lực gây ra các thương tổn, sưng viêm mạch máu. Cùng với đó, tình trạng mạch máu võng mạc bất thường xảy ra kích hoạt chế độ đau nửa đầu kèm theo đau hốc mắt.
Bệnh lý u não hay viêm màng não thường bắt gặp các triệu chứng điển hình là đau hốc mắt và nửa đầu. Đặc biệt, bệnh lý u não thường có nhiều biểu hiện phong phú và khó nắm bắt nhất. Các cơn đau có thể xuất hiện ngay khi người bệnh có sự thay đổi về tâm lý, hành vi, đôi khi những cơn đau này tự nhiên, vô cớ xuất hiện. Những bệnh lý nguy hiểm này nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của người bệnh.
Đau nửa đầu hay còn gọi là đau đầu Migraine là những cơn đau có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào nhưng thiên hướng xuất hiện nhiều hơn vào buổi sáng. Đặc biệt khi thay đổi thời tiết, các cơn đau xuất hiện nhiều hơn. Kèm theo biểu hiện đau quanh hốc mắt, người bệnh thường bị rối loạn giấc ngủ. Lúc ngủ rất nhiều, lúc lại mất ngủ hay ít ngủ hơn bình thường.
Đau nửa đầu đi kèm với đau hốc mắt có thể xuất hiện khi bệnh nhân ăn phải một số thức ăn nào đó, sau khi sử dụng các chất kích thức như: Rượu, bia, cà phê… hoặc tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mạnh. Các cơn đau tăng lên khi cơ thể vận động và khi nghỉ ngơi trong không gian thoáng đãng, tối hơn cơn đau sẽ thuyên giảm. Ở nữ giới, tình trạng khó chịu này hay bắt gặp ở chung kỳ kinh nguyệt trong tháng.
Căn bệnh suy nhược thần kinh này hiện đang rất phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay. Cuộc sống thường ngày với những áp lực trong công việc, học tập khiến nhiều người rơi vào trạng thái stress kéo dài do căng thẳng thần kinh. Các triệu chứng thường thấy ở người bệnh là sự mệt mỏi, uể oải, lo âu do các cơn mất ngủ kéo dài gây ra. Đi kèm với đó là chứng đau đầu kèm đau hốc mắt, trí nhớ giảm sút…
Một số bệnh lý ở mắt cũng có thể kéo theo các cơn đau đầu âm ỉ hay dữ dội. Kinh điển nhất là cơn đau thiên đầu thống hay còn gọi là cơn đau Glocom góc đóng cấp tính, đau quanh mắt đi kèm với cơn đau đầu dữ dội, khủng khiếp. Một số bệnh lý nguy hiểm khác như: U hốc mắt, viêm củng mạc sâu… ở mắt có khả năng lan rộng các cơn đau ra vùng xung quanh, kéo theo các cơn đau đầu.
Một số bệnh lý về mắt khác gây ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình lưu thông máu ở các dây thần kinh thị giác như: Hẹp động mạch cảnh hay hẹp động mạch tiểu não… cũng gây ra chứng đau nửa đầu kèm theo đau hốc mắt.
Triệu chứng đau hốc mắt và nửa đầu còn phổ biến ở nhiều bệnh nội khoa khác như: Viêm xoang, rối loạn tiền đình, tai mũi họng và răng hàm mặt, nhiễm vi rút, suy nhược cơ thể…:
Khi các cơn đau hốc mắt và đau đầu kéo dài, dai dẳng, diễn biến ngày càng nặng thêm, cơ mắt yếu dần theo thời gian, người bệnh cần tới ngay các cơ sở y tế để được thăm khám, xác định nguyên nhân gây bệnh để có phương pháp điều trị phù hợp.
Chứng đau nửa đầu gần hốc mắt hiện nay chủ yếu sử dụng phương pháp loại trừ những rối loạn nguy cơ trước khi tiến hành chẩn đoán bệnh vì thực tế các bác sĩ hiện nay vẫn chưa tìm ra cách xét nghiệm để phát hiện bệnh lý.
Người bệnh đến thăm khám đầu tiên sẽ được bác sĩ hỏi về tình trạng hiện tại, các triệu chứng đang gặp phải cùng tiền sử bệnh án, tiếp theo là tiến hành kiểm tra mắt. Bác sĩ lúc này sẽ làm giãn mắt bằng các loại thuốc nhỏ mắt chuyên dụng để giúp quá trình khám mắt, kiểm tra đồng tử diễn ra thuận lợi, dễ dàng hơn.
Vì chứng đau nửa đầu và hốc mắt có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý nguy hiểm như u não, ung thư hạch hay u hạt… khiến bệnh nhân bị tê liệt cơ mặt. Vì vậy các bác sĩ có thể chỉ định người bệnh làm thêm các xét nghiệm khác để phát hiện bệnh lý, đảm bảo sự chính xác trước khi tiến hành chẩn đoán, đưa ra các kết luận bệnh lý sau cùng. Một số xét nghiệm có thể đi kèm như:
Các xét nghiệm bổ sung trên đây sẽ giúp bác sĩ loại trừ dần những bệnh lý đi kèm tình trạng đau hốc mắt và nửa đầu cùng những triệu chứng khác. Sau đó sẽ đưa ra chẩn đoán cuối cùng, xác định chính xác bệnh lý họ đang mắc phải.
Tùy vào tình trạng bệnh lý của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất. Với những trường hợp thông thường, không mắc phải các bệnh lý nguy hiểm sẽ được bác sĩ kê thuốc phù hợp với tình trạng bệnh để hỗ trợ người bệnh cắt giảm những cơn đau. Việc của bạn là cần phải tuân thủ nghiêm chỉ định của bác sĩ để có cách điều trị hiệu quả nhất.
Một số người bệnh biểu hiện nặng hơn sẽ được chỉ định dùng thêm những loại thuốc giảm đau dạng tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch. Người bệnh có thể được chỉ định dùng thêm thuốc huyết áp như loại ức chế beta hay chất đối kháng canxi để hỗ trợ thêm, đem lại những tín hiệu khả quan. Tuy vậy, hiện nay vẫn chưa tìm thấy bằng chứng cho thấy loại thuốc huyết áp sẽ giúp ích trong điều trị hay phòng ngừa chứng đau hốc mắt và nửa đầu này.
Còn với những bệnh lý phức tạp như u hốc mắt, tùy tình trạng bệnh nhân sẽ được theo dõi thường xuyên, chỉ định điều trị dùng thuốc hay phẫu thuật u hốc mắt để bảo vệ tính mạng nếu là u ác.
Cùng với những chỉ định điều trị từ bác sĩ, người bệnh cần thiết lập chế độ sinh hoạt và ăn uống khoa học. Ăn đủ dưỡng chất, ngủ đủ giấc, tránh xa các chất kích thích cùng những thức ăn độc hại gây tổn hại cho cơ thể. Tìm cách khắc phục tình trạng stress trong cuộc sống sẽ giúp người bệnh phòng tránh, hạn chế tối đa tình trạng khó chịu trên.
Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết, đầy đủ xoay quanh vấn đề đau hốc mắt và nửa đầu. Khi gặp phải tình trạng khó chịu này kéo dài, cơ mắt bị yếu dần đi, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên nhãn khoa để được thăm khám, tìm ra nguyên nhân và có cách điều trị, khắc phục kịp thời. Chia sẻ bài viết với người thân, bạn bè để có thêm nhiều kiến thức bổ ích bạn nhé!