ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của quý khách.
Chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất.
Đau mắt đỏ trong y khoa còn có tên là viêm kết mạc, bệnh xảy ra khi lớp màng trong suốt bên trên bề mặt nhãn cầu (lòng trắng của mắt) cùng với kết mạc mi bị viêm nhiễm do một nguyên nhân nào đó. Khi bị bệnh, các mạch máu nông của kết mạc bị giãn nở bất thường gây ra tình trạng cương tụ, phù nề ở kết mạc và đi kèm với xuất tiết nhiều gây khó chịu cho người bệnh.
Bệnh đau mắt đỏ có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi từ trẻ em, người trưởng thành cho đến người cao tuổi. Bệnh rất dễ lây lan cho người khác. Đau mắt đỏ xảy ra quanh năm, nó có khả năng lan rộng ra thành dịch lớn, đặc biệt là ở thời điểm từ mùa hè cho đến cuối mùa thu.
Bệnh đau mắt đỏ thường không nguy hiểm, không gây biến chứng về sau, có thể tự khỏi, người bệnh cần phải hạn chế tối đa việc tiếp xúc với người khác để tránh lây nhiễm. Mặt khác, cơ thể chúng ta lại không thể sản sinh ra miễn dịch trọn đời với đau mắt đỏ nên bệnh có thể tái phát lại nhiều lần ở một người.
Tuy nhiên, chúng ta tuyệt đối không được chủ quan, khi phát hiện các dấu hiệu của đau mắt đỏ nên đến gặp bác sĩ để khám mắt, xác định nguyên nhân để có biện pháp điều trị kịp thời, phù hợp giúp bệnh mau khỏi. Ở một số ít trường hợp tự xử lý tại nhà sai cách sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ở mắt như: Viêm, loét giác mạc…
Đau mắt đỏ có thể được cấu thành từ nhiều nguyên nhân khác nhau, và mỗi một tác nhân gây bệnh lại có những triệu chứng khác nhau. Nhìn chung, dấu hiệu đặc trưng nhất của bệnh này khi khởi phát là mắt đỏ và nhiều ghèn. Cụ thể:
Đau mắt đỏ có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng có thể giúp phần nào phân biệt được các tác nhân gây ra tình trạng khó chịu này ở mắt. Trong đó có 3 nguyên nhân chính thường gặp phải là: Đau mắt đỏ do virus, vi khuẩn và do dị ứng mắt.
Mỗi nguyên nhân gây bệnh lại có những biểu hiện lâm sàng và mức độ nguy hiểm khác nhau. Cụ thể:
Đau mắt đỏ do virus thường là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra các triệu chứng đỏ mắt, ghèn, chảy nước mắt, cộm, ngứa khó chịu. Bệnh do virus gây ra nên rất dễ lây lan khi người bình thường vô tình tiếp xúc với nước mắt của người bệnh hoặc khi nói chuyện họ vô tình ho, hắt hơi cũng có nguy cơ lây nhiễm cao.
Các loại vi khuẩn thường gây ra tình trạng đau mắt đỏ như: Influenzae, Haemophilus, Staphylococcus… Chúng có thể gây ra các thương tổn nặng nề cho mắt nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời. Dấu hiệu đặc trưng giúp nhận biết đau mắt đỏ do vi khuẩn thường dựa vào màu sắc của ghèn mắt sẽ là màu vàng xanh nhạt hoặc màu vàng xuất hiện nhiều vào buổi sáng sau khi thức giấc gây dính chặt 2 mi mắt với nhau.
Một số biểu hiện đi kèm khác như: Ngứa mắt, chảy nước mắt nhiều… Khi bệnh chuyển nặng có thể gây ra tình trạng viêm loét giác mạc, thị lực suy giảm không thể hồi phục. Bệnh chủ yếu lây qua dịch tiết nước mắt của người bệnh hoặc bất cứ vật dụng nào có dính dịch tiết mắt của họ.
Những người có cơ địa dễ bị dị ứng, nhạy cảm với những dị nguyên tưởng chừng vô hại như: Phấn hoa, lông chó, mèo, bụi bẩn, mỹ phẩm, thức ăn… gây ra tình trạng ngứa ngáy, sưng, đỏ, rỉ ở mắt… Bệnh thường xảy ra theo mùa, kéo dài và rất dễ tái phát cho đến khi người bệnh tránh xa các tác nhân gây dị ứng. Dị ứng mắt gây viêm kết mạc thường không lây và sẽ bị ở cả 2 mắt.
Người bệnh đau mắt đỏ thường nên tự cách ly y tế tại nhà vì khả năng lây lan cho người khác khi tiếp xúc rất cao. Vậy đau mắt đỏ lây qua đường nào? Bệnh có thể bị lây nhiễm khi chúng ta:
Đặc biệt, tốc độ lây lan của bệnh đau mắt đỏ trong cộng đồng cực kỳ nhanh, vì vậy những địa điểm công cộng hay những nơi có mật độ dân cư cao thường tiềm ẩn nguy cơ bùng phát thành đại dịch.
Đa phần bệnh lý đau mắt đỏ thường là lành tính, bệnh nhân có thể tự theo dõi tình trạng tại nhà. Nếu nguyên nhân gây bệnh do virus thông thường thì bệnh sẽ thuyên giảm dần và có thể tự khỏi sau 7 – 10 ngày. Nếu tình trạng khó chịu ở mắt kéo dài, không thuyên giảm, thậm chí gia tăng cấp độ nặng, bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời, hạn chế nguy cơ biến chứng nguy hiểm cho mắt.
Khi phát hiện các dấu hiệu của đau mắt đỏ bạn nên tự cách ly ở một phòng riêng, ăn uống, sinh hoạt tách biệt với người thân. Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, hạn chế để mắt phải điều tiết nhiều khiến bệnh lý gia tăng cấp độ nặng. Ngoài ra, bạn có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản sau để giúp thuyên giảm tình trạng khó chịu ở mắt như:
Nếu các triệu chứng của đau mắt đỏ gia tăng cấp độ nặng theo thời gian, áp dụng các biện pháp khắc phục tại nhà không thấy thuyên giảm, lúc này người bệnh cần tới cơ sở y tế chuyên nhãn khoa để thăm khám, tìm ra nguyên nhân gây bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời để ngăn chặn biến chứng nặng xảy ra ở mắt.
Căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc uống phù hợp với tình trạng của bệnh nhân. Cụ thể:
Lưu ý khi dùng thuốc: Bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ về liều lượng và cách dùng. Khi sử dụng không được để đầu lọ thuốc chạm vào mắt. Nếu dùng thuốc thấy những dấu hiệu bất thường phải ngừng ngay, tới gặp bác sĩ để được tư vấn. Tái khám mắt theo lịch hẹn của bác sĩ để nắm được tình trạng hồi phục của mắt.
Đau mắt đỏ hoàn toàn có thể được phòng ngừa hiệu quả khi bạn ghi nhớ một số biện pháp sau đây:
Trên đây là những thông tin chi tiết về bệnh đau mắt đỏ, tuy không gây nguy hiểm cho người bệnh nhưng bệnh lý này cần được điều trị sớm và đúng cách để không làm ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Hãy chia sẻ bài viết rộng rãi để mọi người cùng có thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!