ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của quý khách.
Chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất.
Đau mắt đỏ nói chung được hiểu là tình trạng nhiễm trùng ở mắt khi lớp màng trong suốt trên bề mặt nhãn cầu cùng với kết mạc của mi gặp phải tình trạng viêm nhiễm nên triệu chứng sưng húp mắt chính là phản ứng lại của mắt khi gặp phải các tác nhân gây hại. Đau mắt đỏ nói chung và dấu hiệu sưng húp mắt luôn đi kèm với nhau.
Nguyên nhân chính gây ra tình trạng đau mắt đỏ thường do vi khuẩn, virus. Lúc này, triệu chứng mắt gân đỏ thường đi kèm với đổ ghèn nhiều, xuất tiết, nước mắt rơi không kiểm soát và xuất hiện một lớp màng nhầy khiến mắt bị sưng lên. Các triệu chứng này thông thường sẽ xuất hiện ở một bên mắt trước, sau vài ngày sẽ lây sang bên mắt còn lại.
Đau mắt đỏ sưng húp có thể khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi đi kèm với biểu hiện ho, đau họng và cả sốt nhẹ. Nhiều trường hợp được ghi nhận xuất hiện hạch ở tai nhưng không ảnh hưởng đến thị lực, mắt người bệnh vẫn nhìn thấy bình thường. Lúc này bạn cần nghỉ ngơi hợp lý, thiết lập chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học sẽ giúp bệnh nhanh hồi phục.
Đau mắt đỏ thông thường sẽ khỏi sau 7 – 10 ngày, các triệu chứng điển hình như sưng húp mắt theo đó cũng sẽ thuyên giảm dần và biến mất. Trong khoảng thời gian này bạn cần phải vệ sinh mắt thường xuyên sẽ giúp mắt đỡ khó chịu, cùng với đó phải hạn chế tiếp xúc với người khác để tránh gây lây nhiễm.
Chú ý: Đau mắt đỏ cần phải kiêng ăn một số món như: Rau muống, đồ ăn thủy hải sản, thức ăn nhiều dầu mỡ, nước ngọt, chất kích thích, đồ nếp… Và một số việc cần kiêng khem như: Đau mắt đỏ kiêng quan hệ, không tiếp xúc quá nhiều với thiết bị điện tử, không dụi mắt, không trang điểm, không dùng kính áp tròng…
Dấu hiệu sưng húp luôn đi kèm với đau mắt đỏ, phản ứng thông thường của mắt khi gặp phải tình trạng nhiễm trùng. Vì vậy, đa phần đau mắt đỏ sưng húp đều không nguy hiểm. Nhưng bạn tuyệt đối không được chủ quan, lúc này cùng với việc thiết lập chế độ chăm sóc đặc biệt cho mắt, bạn phải theo dõi tình trạng sưng húp ở mắt thường xuyên.
Thông thường đau mắt đỏ sưng húp thường gây khó chịu nhất trong 3 ngày đầu tiên bệnh khởi phát, sau đó sẽ thuyên giảm dần, thoái lui và hết sưng sau khoảng 10 ngày phát bệnh, không để lại di chứng gì ở mắt. Nhưng nếu, tình trạng sưng húp khi đau mắt đỏ đi kèm với 1 số biểu hiện như sau:
Khả năng cao lúc này mắt bạn đang gặp phải tình trạng bội nhiễm, biến chứng khác của viêm giác mạc, giả mạc ở kết mạc mi…Khi nhận thấy các bất thường này bạn cần nhanh chóng tới các cơ sở y tế chuyên nhãn khoa để được bác sĩ thăm khám, xác định tình trạng bệnh lý, chỉ định phương pháp điều trị phù hợp để đẩy lui bệnh, hạn chế tối đa biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định dùng các nhóm thuốc kháng khuẩn, chống viêm sưng để khắc phục nhanh triệu chứng sưng húp mắt khi đau mắt đỏ. hãy nhớ, trong trường hợp khẩn cấp này bạn tuyệt đối không được tự xử lý y tế tại nhà, cần tới gặp bác sĩ ngay vì nếu điều trị sai cách có thể khiến mắt gặp phải nhiều biến chứng nặng nề hơn như: Loét giác mạc, viêm giác mạc, thậm chí là mù lòa vĩnh viễn.
Sưng húp mắt là dấu hiệu điển hình luôn đi kèm với đau mắt đỏ gây ra tình trạng khó chịu cho người bệnh. Sau đây là một số cách đơn giản có thể giúp bạn khắc phục nhanh đau mắt đỏ sưng húp tại nhà:
Nacl 0.9% là dung dịch nước muối phổ biến trên thị trường với tính diệt khuẩn cao và lành tính, an toàn tuyệt đối khi sử dụng để vệ sinh mắt. Cùng với công dụng sát khuẩn tuyệt vời, loại nước muối sinh lý này khi nhỏ vào mắt còn giúp người bệnh loại bỏ bớt các bụi bẩn, các tác nhân gây kích ứng, ghèn mắt, virus, vi khuẩn… gây ra tình trạng nhiễm trùng ở mắt.
Vì vậy, khi bị đau mắt đỏ sưng húp bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mắt thường xuyên sẽ giúp thuyên giảm triệu chứng khó chịu này ở mắt. Nên duy trì nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý ít nhất 3 lần/ngày khi bị đau mắt đỏ để giữ cho mắt sạch sẽ, giúp bệnh đẩy nhanh quá trình hồi phục.
Và không chỉ sử dụng trong quá trình điều trị bệnh, khi bình thường chúng ta cũng nên duy trì thói quen rửa mắt bằng nước muối sinh lý mỗi ngày giúp loại bỏ các tác nhân gây hại cho mắt, phòng tránh bệnh đau mắt đỏ, hạn chế nguy cơ thành dịch đau mắt đỏ.
Trong túi bã trà có thành phần cafein là một loại chất chống oxy hóa cực mạnh, chúng có tác dụng kích thích lưu thông máu rất tốt. Để cải thiện dấu hiệu sưng húp mắt khi bị đau mắt đỏ bạn có thể dùng 1, 2 túi bã trà còn ấm, chườm lên mắt, nguyên liệu dễ kiếm tìm, chi phí lại rẻ này tuy đơn giản nhưng mang lại hiệu quả giảm sưng nhức rất cao đó.
Nếu bị đau mắt đỏ 1 bên thì bạn chỉ cần sử dụng 1 túi trà, đau 2 bên thì sử dụng 2 túi trà ấm để đắp lên mắt.
Cách thực hiện: Lấy nước nóng già, bỏ 1, 2 túi trà vào ngâm, loại nào cũng được nhưng thường trà đen được ưu tiên sử dụng nhiều hơn. Ngâm trà trong khoảng thời gian 3 – 5 phút để nở hết bã ra. Sau đó bạn vớt túi bã trà ra ngoài và để cho nguội đến khi còn ấm nóng nhẹ thì đắp chúng lên mắt, nhớ nhắm mắt vào nhé!
Cafein trong bã trà lúc này sẽ giúp co các mạch máu lại, kích thích lưu thông máu tốt hơn, giúp giảm sưng húp mắt hiệu quả. Đắp túi bã trà lên mắt trong khoảng thời gian 15 – 20 phút,duy trì mỗi ngày làm khoảng 2 lần sẽ giúp các triệu chứng đau mắt đỏ thuyên giảm đáng kể.
Đau mắt đỏ nên ăn gì? Nếu muốn giảm nhanh tình trạng sưng húp mắt bạn hãy bổ sung thật nhiều thực phẩm giàu vitamin C nhé. Đây là loại dưỡng chất có tác dụng giúp cho các tế bào của cơ thể chúng ta chống lại tác động của quá trình oxy hóa, đồng thời tăng cường sức đề kháng rất tốt.
Các chuyên gia đã nghiên cứu và nhận định rằng, vitamin C rất cần thiết để duy trì sức khỏe đôi mắt. Cụ thể, nó có công dụng rất tốt trong việc hạn chế xuất huyết ở kết mạc, chảy máu trong nhãn cầu, ngăn ngừa, trì hoãn sự phát triển của bệnh đục thủy tinh thể là nguyên nhân gây mù lòa hàng đầu trên thế giới hiện nay.
Vì vậy, khi bị đau mắt đỏ sưng húp, bạn nên bổ sung thật nhiều thực phẩm giàu vitamin C sẽ giúp cải thiện cũng như khắc phục nhanh tình trạng khó chịu, tổn thương ở mắt này. Một số loại rau, củ, quả chứa nhiều vitamin C trong bữa ăn hàng ngày của chúng ta như: Bông cải xanh, súp lơ, su hào, cà chua, rau diếp, cam, quýt, bưởi, đu đủ, dâu tây, chuối, chanh…
Khi bị đau mắt đỏ bạn nên đeo kính thường xuyên để giúp bảo vệ mắt tránh khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài cũng như hạn chế tối đa nguy cơ bệnh lý gia tăng cấp độ nặng. Khi mắt được bảo vệ khỏi các dị nguyên gây hại từ môi trường như: Khói, bụi, vi khuẩn, virus… sẽ giúp triệu chứng sưng húp khi đau mắt đỏ không gia tăng cấp độ nặng thêm. Theo thời gian sẽ thuyên giảm dần và biến mất.
Đau mắt đỏ rất dễ lây lan qua đường hô hấp thành dịch bệnh, tất cả chúng ta đều có nguy cơ mắc phải. Đặc biệt,cơ thể không tự sản sinh được kháng thể với bệnh lý gây khó chịu ở mắt này, một người có thể bị đau mắt đỏ tái lại nhiều lần trong đời. Vì vậy khi phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ bị đau mắt đỏ bạn nên tới các cơ sở y tế chuyên nhãn khoa để thăm khám mắt, xác định nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp, ngăn chặn nguy cơ biến chứng.
Tóm lại, mắt sưng húp là dấu hiệu thường gặp khi bị đau mắt đỏ, đa phần đều không gây nguy hiểm nhưng bạn cần theo dõi mắt thường xuyên. Nếu tình trạng này kéo dài và không thuyên giảm bạn cần tới gặp bác sĩ ngay để có biện pháp khắc phục hiệu quả nhất. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích. Để lại bình luận phía dưới nếu còn thắc mắc cần được chúng tôi hỗ trợ, giải đáp nhé!