Bị dị ứng ở mắt: Dấu hiệu, nguyên nhân, cách điều trị

18/11/2022
Tác giả:
Tham vấn y khoa:
 
dị ứng mắt
Dị ứng mắt là tình trạng ai cũng có thể gặp phải

Bệnh dị ứng mắt là gì?

Dị ứng mắt trong y khoa thường gọi với tên là viêm kết mạc dị ứng, là tình trạng dị ứng thường gặp khi mắt vô tình bị các chất dị nguyên tưởng chừng như vô hại bên ngoài môi trường bám vào. Phản ứng mẫn cảm tự nhiên của cơ thể khi gặp tình huống này là sản sinh ra histamin nhằm chống lại những tác nhân đang tấn công gây hại cho mắt.

Trong nhiều trường hợp, hệ miễn dịch của cơ thể lại bị phản ứng sai lệch do đó có thể gây ra các phản ứng miễn dịch bất lợi với các chất dị nguyên nguy hiểm đó khiến kích hoạt các cơn dị ứng ở mắt, cấu thành nên bệnh lý.

dị ứng mắt là gì?
Dị ứng mắt còn được gọi là viêm kết mạc dị ứng

Hệ thống miễn dịch của cơ thể lúc này cũng có thể tạo ra các chất nhằm chống lại dị nguyên gây hại. Và các chất này tuy vô hại với cơ thể nhưng lại vô tình dẫn đến nhiều triệu chứng khó chịu ở mắt. Và sự phản ứng thái quá này của hệ miễn dịch đối với các dị nguyên vô tình bay vào mắt sẽ gây ra tình trạng dị ứng quanh mắt.

Dị ứng ở mắt là tình trạng bệnh phổ biến chúng ta thường gặp phải trong cuộc sống thường ngày và nó chỉ mang tính chất tạm thời. Bệnh lý ở mắt ngày thường gặp phải nhiều hơn ở những người cơ địa dị ứng, rất nhạy cảm khi tiếp xúc với dị nguyên. Bệnh có thể bị ở một hoặc cả hai mắt.

Dấu hiệu nhận biết mắt đang bị dị ứng

Khi mắt gặp phải tình trạng dị ứng sẽ có những biểu hiện đi kèm như:

  • Thị lực suy giảm.
  • Ngứa ngáy ở mắt.
  • Sưng mí mắt đi kèm với đau rát.
  • Lòng trắng mắt bị đỏ.
  • Nước mắt chảy ra nhiều.
  • Nhạy cảm khi gặp ánh sáng.
  • Xuất hiện gỉ ở quanh mắt.
dấu hiệu dị ứng mắt
Sưng mí mắt kèm theo đau rát

Các dấu hiệu trên có thể bị ở một hoặc cả hai bên mắt. Dị ứng ở mắt trong hầu hết các trường hợp đều đi kèm với dị ứng ở mũi, người bệnh lúc này sẽ sẽ bị hắt hơi liên tục, cảm giác mũi bị nghẹt, và ngứa ngáy. Ở một số trường hợp bệnh nhân sẽ đi kèm dị ứng da gây ngứa ngày, phát ban trên da.

Khi gặp phải những biểu hiện trên bạn không nên tự xử lý y tế tại nhà. Lúc này nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám, tư vấn cũng như chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh lý để có biện pháp xử lý, điều trị phù hợp để hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra biến chứng.

5 Nguyên nhân phổ biến gây dị ứng mắt

Dị ứng ở mắt ngoài bị các yếu tố có hại từ môi trường gây nên, nó có thể còn được tạo thành do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây sẽ là 5 nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng khó chịu này:

1. Do dị nguyên bên ngoài môi trường

Đa phần các tác nhân từ bên ngoài môi trường có chứa các chất gây dị ứng là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng dị ứng mắt. Khi đôi mắt của bạn vô tình tiếp xúc trực tiếp với những vật thể lạ như:

  • Lông chó, mèo.
  • Nước hoa.
  • Mắt bị dị ứng phấn hoa.
  • Khói, bụi ô nhiễm từ môi trường.
  • Xà phòng hay các chất tẩy rửa độc hại.
  • Phấn trang điểm, dụng cụ trang điểm, ngoài gây ra kích ứng ở mặt có thể khiến cho mắt bị dị ứng mỹ phẩm.
  • Dị ứng khói thuốc lá.
dị ứng mắt do lông chó mèo
Lông chó mèo có thể là tác nhân gây dị ứng ở mắt

Dị ứng ở mắt thường phổ biến hơn vào mùa xuân hay mùa hạ vì thời điểm này cây, cỏ, hoa, lá đang sinh sôi, nở rộ.

2. Do ăn phải thực phẩm gây dị ứng

Một số thực phẩm chứa các thành phần mẫn cảm với cơ thể mà khi bạn vô tình ăn phải gây ra các phản ứng dị ứng với cơ thể. Và dị ứng mắt cũng có thể được phát sinh trong loại dị ứng với thức ăn này của cơ thể.

Dị ứng thực phẩm
Ăn phải thực phẩm có thành phần gây dị ứng mắt sưng

3. Do vi khuẩn, vi rút, nấm tấn công

Các vi khuẩn, vi rút, nấm tấn công lên mắt có thể gây ra tình trạng dị ứng ở mắt. Chúng có thể bắt nguồn từ những yếu tố nội sinh như virus thủy đậu, virus zona, vi khuẩn lao… tấn công vào mắt gây ra cảm giác ngứa ngáy, sưng, đỏ mắt, cấu thành bệnh lý viêm giác mạc ở mắt.

Hoặc khi mắt gặp phải các chấn thương, va đập, vật thể lạ bay vào mắt khiến vi khuẩn, nấm theo đó đi vào trong mắt gây ra tình trạng dị ứng ở mắt. Các tác nhân gây hại này khi đi sâu vào trong mắt sẽ tấn công, phá hủy các tổ chức của nội nhãn như võng mạc, dịch kính, hắc mạc… dẫn tới một số bệnh lý nguy hiểm về mắt như cườm nước, cườm khô…

4. Do dị ứng thời tiết

Một số người bị mẫn cảm với thời tiết. Chỉ cần nhiệt độ thay đổi thất thường, trời đang nắng lại chuyển sang mưa hay ngược lại, độ ẩm không khí thay đổi… khiến cơ thể có các phản ứng lại với thời tiết. Và dị ứng ngứa mắt cũng có thể được cấu thành do yếu tố thời tiết.

thời tiết gây dị ứng mắt
Dị ứng thời tiết phát sinh dị ứng ở mắt

5. Do kích ứng với các thành phần của thuốc

Những người có tiền sử bệnh lý nền toàn thân khác, phải sử dụng thuốc để điều trị đôi khi cũng gặp phải tình trạng sưng mắt dị ứng. Một số loại thuốc có chứa các thành phần dễ gây dị ứng như: Nhóm thuốc kháng sinh có thành phần Penicillin, nhóm thuốc chống co giật, thuốc chống viêm có thành phần Aspirin và Ibuprofen… dễ gây ra các tác dụng phụ có hại cho mắt.

Ở một số người gặp vấn đề về mắt, tự xử lý y tế tại nhà bằng cách mua thuốc nhỏ mắt về tự sử dụng cũng có thể gặp phải tình trạng dị ứng ở mắt do dùng quá liều hay thuốc có thành phần gây kích ứng với mắt.

Ngoài ra, tuy hiếm gặp nhưng có một số người còn bị dị ứng với nước mắt của chính mình. Theo thống kê trên thế giới hiện nay chỉ có hơn 100 người gặp phải căn bệnh kỳ lạ này.

Hậu quả của dị ứng mắt gây ra

Dị ứng mắt trong nhiều trường hợp kéo theo các thương tổn, biến chứng bệnh lý nguy hiểm để lại nhiều hậu quả nặng nề cho mắt. Việc xác định chính xác bệnh lý này cũng như nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp khắc phục, điều trị hiệu quả, hạn chế nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Ngứa mắt dị ứng có thể dẫn đến một số bệnh lý làm tổn thương mắt sau:

  • Bệnh viêm kết mạc dị ứng: Đây là bệnh lý phổ biến nhất bạn có thể gặp phải khi cảm thấy mắt bị sốm, ngứa, nước mắt chảy ra nhiều. Nếu bệnh diễn biến nặng hơn có thể gây ra tình trạng co quắp mi, nhạy cảm với ánh sáng, sưng, phù mắt…
  • Bệnh viêm giác mạc: Tuy hiếm gặp hơn và các biểu hiện dị ứng ở đây có vẻ âm thầm nhưng dị ứng mắt cũng có thể biến chứng thành viêm giác mạc. Giác mạc ở đây vốn là một tổ chức không mạch máu, hấp thụ các chất dinh dưỡng bằng chức năng thẩm thấu và nhờ oxy. Bệnh lý ở giác mạc đa phần do dị ứng với những yếu tố nội sinh như: Viêm giác mạc kẽ do vi khuẩn lao tấn công với các độc tố gây ra dị ứng, dị ứng liên cầu gây ra viêm giác mạc dạng nốt…
  • Viêm ở bên trong mắt: Các dị nguyên tuy khó có thể lọt được vào bên trong của nhãn cầu nhưng đôi khi người bệnh có thể gặp phải các bệnh viêm bên trong nhãn cầu. Tình trạng viêm này có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề hơn ở mắt như viêm màng bồ đào dị ứng chất nhân hoặc nặng nề hơn là bệnh lý glocom hay đục thủy tinh thể là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa vĩnh viễn…
hậu quả của dị ứng mắt
Dị ứng mắt có thể tiềm ẩn các biến chứng bệnh lý nguy hiểm khác

Cách khắc phục hiệu quả tình trạng dị ứng mắt

Việc đầu tiên bạn cần phân biệt được mắt đang bị dị ứng hay gặp phải các thương tổn khác. Sau đó cần phải khoanh vùng và xác định chính xác các tác nhân khiến mắt rơi vào tình trạng này.

Khi đã nhận định đúng về tình trạng dị ứng ở mắt bạn cần phải lập tức loại bỏ các dị nguyên trong mắt ra ngoài. Hãy nhớ tuyệt đối không được dụi tay vào mắt trong trường hợp này vì hành động đó có thể vô tình làm kích hoạt các tế bào mast sản sinh nhiều hơn làm bệnh chuyển biến sáng các biến chứng nặng hơn.

Sau khi loại bỏ dị nguyên trong mắt, bạn hãy thực hiện chườm lạnh vùng quanh mắt, nó sẽ giúp thuyên giảm cảm giác ngứa ngáy, sưng mí và giúp ổn định lại những màng tế bào giữ chức năng miễn dịch cho mắt. Đây chính là cách làm giảm sưng mắt khi bị dị ứng tốt nhất được các chuyên gia khuyên áp dụng tại nhà.

Sau khi chườm lạnh mà các triệu chứng không thuyên giảm, thậm trí diễn biến nặng hơn bạn cần nhanh chóng tới gặp bác sĩ để được thăm khám mắt, tư vấn phương pháp điều trị hợp lý.

Chườm mắt
Chườn lạnh quanh mắt giúp giảm các triệu chứng dị ứng

Dị ứng sưng mắt được điều trị như nào?

Bệnh nhân bị dị ứng mắt khi thấy các triệu chứng có dấu hiệu nặng lên, cho dù đã loại bỏ các tác nhân gây hại thì cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ, tuyệt đối không được tự xử lý y tế tại nhà. Thông thường trong điều trị bệnh dị ứng ở mắt sẽ được bác sĩ chỉ định áp dụng một trong 6 phương pháp sau đây giúp mang lại hiệu quả cao nhất:

1. Nhóm thuốc kháng histamin

Loại thuốc này có thể giúp bệnh nhân dị ứng mắt khắc phục hiệu quả các triệu chứng gây khó chịu như: Ngứa ngáy, đau rát ở mắt… Mặc dù vậy, thuốc kháng histamin có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn khác ở mắt, điển hình là tình trạng khô mắt. Thậm chí còn làm tình trạng bệnh lý dị ứng ở mắt bạn trở nên nghiêm trọng hơn.

Thuốc kháng histamin thường được bào chế dưới dạng thuốc nhỏ mắt trị ngứa mắt dị ứng, có tác dụng nhanh tại chỗ, giúp người bệnh nhanh chóng cải thiện tình trạng khó chịu ở mắt.

2. Nước mắt nhân tạo khắc phục dị ứng tốt

Bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng nước mắt nhân tạo giúp đẩy ra khỏi mắt các chất gây dị ứng, làm thuyên giảm tạo thời biểu hiện khô mắt bằng cách tạo độ ẩm cho mắt. Các loại nước mắt nhân tạo này có thể dùng được thường xuyên, lâu dài, mang lại những hiệu quả tốt.

nước mắt nhân tạo
Nước mắt nhân tạo giúp thuyên giảm các triệu chứng dị ứng

3. Thuốc nhỏ mắt chứa chất ổn định tế bào mast

Loại thuốc nhỏ mắt chuyên dụng này sẽ giúp bạn thuyên giảm tình trạng ngứa mắt, đỏ mắt, đau rát hay chảy nước mắt không thể kiểm soát. Thuốc chứa chất ổn định tế bào mast này thường được các bác sĩ chỉ định dùng 1- 2 lần/ ngày để mang lại hiệu quả tối ưu trong điều trị bệnh dị ứng ở mắt.

4. Dùng thuốc thông mũi

Ở những bệnh nhân bị dị ứng mắt đi kèm với dị ứng mũi sẽ được chỉ định dùng thêm một số loại thuốc thông mũi. các loại thuốc này thường được sử dụng để khắc phục các triệu chứng mắt đỏ khi gặp phải tình trạng dị ứng với các kháng nguyên.

thuốc thông mũi
Sử dụng thuốc thông mũi khắc phục tình trạng dị ứng mắt

5. Thuốc nhỏ mắt có thành phần kháng viêm Corticosteroid

Loại thuốc nhỏ mắt này sẽ giúp bệnh nhân khắc phục hiệu quả các tình trạng khó chịu của dị ứng như sưng, rát, ngứa, giảm biểu hiện đỏ mắt, Thuốc kháng viêm Corticosteroid có thể gây nhiều tác dụng phụ cho mắt nên việc sử dụng cần tuyệt đối tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ điều trị.

6. Thực hiện liệu pháp chích miễn dịch trị liệu

Khi bệnh dị ứng mắt không được khắc phục hiệu quả bằng các biện pháp sử dụng thuốc nhỏ mắt hay thuốc uống ở trên, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân dùng phương pháp chích miễn dịch trị liệu để đẩy chất chống dị ứng vào cơ thể. Các chất này sẽ giúp cơ thể bệnh nhân đẩy cao khả năng miễn dịch, chống lại, loại bỏ các chất gây dị ứng ở mắt.

liệu pháp chích miễn dịch
Chích miễn dịch trị liệu được sử dụng khi dùng thuốc không mang lại hiệu quả

Lưu ý: Khi sử dụng các loại thuốc kê đơn của bác sĩ để điều trị bệnh, bạn phải tuyệt đối tuân thủ đúng chỉ định về liều lượng cũng như cách dùng, không được sử dụng bừa bãi, lạm dụng thuốc. Trong quá trình dùng thuốc mà bạn gặp phải các phản ứng bất thường khác trên cơ thể phải ngừng thuốc ngay và tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn cũng như thay đổi sang loại thuốc khác.

Một số biện pháp phòng ngừa dị ứng mắt ngứa

Dị ứng ở mắt tuy là một căn bệnh có thể điều trị dễ dàng, không gây nguy hiểm nhưng bạn tuyệt đối không được chủ quan vì nó có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng tới thị lực người bệnh. Dưới đây sẽ là 1 số biện pháp hữu ích giúp bạn phòng ngừa tình trạng khó chịu này:

  • Tránh xa các tác nhân gây dị ứng: Hạn chế tuyệt đối việc tiếp xúc với các vật thể chứa các tác nhân dẫn đến dị ứng ở mắt như: Lông chó, mèo, khói bụi ô nhiễm…
  • Đeo kính khi ra ngoài: Bạn nên hình thành thói quen đeo kính khi ra khỏi nhà để hạn chế tối đa việc các chất dị ứng độc hại từ môi trường có thể bay lạc vào mắt.
  • Tránh mở cửa sổ hướng ra vườn: Đặc biệt là vào mùa xuân và mùa hạ, cây cối phát triển tốt tươi, hoa nở rộ, phấn hoa theo đó cũng phát triển mạnh. Vì thế khi ở nhà bạn nên hạn chế tối đa việc mở cửa sổ hướng ra vườn hoa tránh phấn hoa bay tự do trong không khí có thể vô tình lạc vào mắt bạn.
  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ: Bụi bẩn hay lông thú cưng nhà bạn luôn tiềm ẩn nguy cơ gây ra bệnh dị ứng ở mắt. Vì vậy thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ giúp bạn đẩy lùi các tác nhân gây hại trên.
  • Độ ẩm trong nhà cần được duy trì ổn định: Nếu độ ẩm trong nhà quá cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc ký sinh phát triển mạnh. Vì vậy bạn nên duy trì độ ẩm trong nhà ở mức ổn định từ 30%- 50 %.
  • Vệ sinh tay sạch sẽ: hãy nhớ luôn rửa tay sạch sẽ, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với các vật thể chứa tác nhân dị ứng như chó, mèo, phấn hoa… Vô tình chạm tay lên mắt sẽ khiến bạn bị dị ứng.
vệ sinh nhà cửa sạch sẽ
Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ đẩy lùi nguy cơ gây bệnh dị ứng mắt

Khi bị dị ứng ở mắt đi kèm với các triệu chứng bất thường khác như: Thị lực suy giảm, sưng môi, sưng mắt, khó thở… cần tới ngay các cơ sở ý tế để thăm khám, điều trị, hạn chế tối đa biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Bài viết trên đây cung cấp cho bạn đọc đầy đủ các thông tin xoay quanh bệnh lý dị ứng mắt. Tuy chỉ mang tính chất tạm thời nhưng người bệnh không được chủ quan, dị ứng ở mắt có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh lý nguy hiểm khác. Chia sẻ bài viết với người thân, bạn bè để có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *