Uống thuốc bị dị ứng sưng mắt phải làm sao? 5 cách xử lý tại nhà

05/07/2022
Tác giả:
Tham vấn y khoa:
 

Dị ứng thuốc sưng mắt là gì?

Dị ứng thuốc là tình trạng cơ thể không thể dung nạp được với các loại thuốc vào cơ thể. Đó có thể là thuốc ở bất kỳ dạng nào như thuốc uống, thuốc tiêm, thuốc thoa, thuốc truyền. Khi đó, cơ thể sẽ xuất hiện các bất thường báo động cho việc dị ứng. Ở vùng mắt đó có thể là sưng đỏ, ngứa rát mắt.

Dị ứng thuốc xảy ra không liên quan tới liều lượng sử dụng. Thậm chí bạn chỉ sử dụng một lượng nhỏ nhưng tình trạng dị ứng vẫn có thể xảy ra. Tình trạng này xảy ra liên quan tới các thành phần của thuốc. Ngay cả những loại thuốc cơ bản như vitamin B1 cũng có thể gây dị ứng bởi không phù hợp với cơ địa người dùng.

Thậm chí, trong những trường hợp dị ứng diễn tiến nặng có thể gây sốc phản vệ nếu không được sơ cứu và điều trị kịp thời bằng thuốc chữa dị ứng mắt. Các loại thuốc cảm, thuốc giảm đau, kháng sinh,… là những nhóm thuốc dễ gây dị ứng nhất.

dị ứng thuốc sưng mắt
Dị ứng thuốc sưng mắt là gì?

Cách xử lý dị ứng thuốc sưng mắt tại nhà

Dị ứng thuốc sưng mắt sẽ gây tình trạng đau nhói, khó chịu. Nếu tình trạng trên không diễn biến quá nghiêm trọng hoặc gây ảnh hưởng quá nhiều tới cuộc sống, bạn có thể áp dụng các phương pháp xử lý tại nhà dưới đây để giảm bớt tình trạng trên.

1. Ngưng sử dụng thuốc

Uống thuốc bị dị ứng sưng mắt phải làm sao là câu hỏi nhiều bệnh nhân đặt ra. Khi gặp tình trạng trên, bạn cần xác định xem đâu là loại thuốc gây dị ứng. Sau đó, để nhanh chóng kiểm soát tình hình dị ứng, bạn cần ngưng sử dụng thuốc, tránh để các triệu chứng diễn tiến nặng.

dị ứng thuốc giảm đau sưng mắt
Ngưng sử dụng thuốc khi bị dị ứng thuốc sưng mắt

2. Vệ sinh mắt

Bạn có thể tiến hành vệ sinh nhẹ nhàng cho mắt bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý. Hiện tượng ngứa mắt dị ứng sẽ nhanh chóng được rửa trôi từ bên trong mắt, dễ dàng đào thải ra ngoài. Bên cạnh đó, khi các chất dính vào lông mi hoặc da xung quanh cũng dễ dàng được rửa sạch. Bạn cần thực hiện việc này ngay khi mới phát hiện tình trạng dị ứng để kịp thời loại bỏ các chất gây tình trạng trên.

uống thuốc bị dị ứng sưng mắt phải làm sao
Vệ sinh mắt khi bị dị ứng thuốc sưng mắt

3. Chườm lạnh

Đây là phương pháp đơn giản mà hữu ích trong việc giảm sưng tấy ở mắt. Bạn có thể nhúng khăn vào nước lạnh sau đó để 10-15 phút trong tủ lạnh hoặc dùng gối mắt để vào tủ lạnh với thời gian tương tự. Hết khoảng thời gian trên, bạn hãy lấy ra và đắp trực tiếp lên trên vùng mắt bị sưng tấy.

4. Nước nhỏ mắt không kê đơn

Bạn có thể sử dụng một số loại nhỏ mắt không kê đơn như nước mắt nhân tạo. Loại nhỏ mắt này có tác dụng hỗ trợ giảm tình trạng sưng tấy, đỏ, ngứa khi bị dị ứng thuốc ở mắt. Hơn nữa, đôi mắt sẽ có cảm giác êm dịu, thoải mái hơn tránh những biến chứng nặng. Tuy nhiên, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ để sử dụng với liều lượng phù hợp và đem lại kết quả tốt.

cách làm giảm sưng mắt khi bị dị ứng thuốc
Nước nhỏ mắt không kê đơn

5. Thuốc nhỏ mắt kháng histamin không kê đơn

Để làm giảm tình trạng sưng mắt, bạn có thể sử dụng các loại thuốc nhỏ histamin không kê đơn. Loại thuốc này hỗ trợ hiệu quả các triệu chứng kích ứng của mắt. Bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc, tránh lạm dụng gây ra những biến chứng nặng.

Một số dòng thuốc có chứa histamin có thể gây buồn ngủ do đó tránh sử dụng khi phải vận hành máy móc hoặc lái xe đường dài. Điều này giúp bạn đảm bảo an toàn và tránh các tác dụng phụ không như mong muốn.

Dị ứng thuốc sưng mắt khi nào cần gặp bác sĩ?

Sau khi đã áp dụng các biện pháp xử lý tại nhà nhưng tình trạng vẫn không thuyên giảm hoặc trở nên nghiêm trọng, bạn nên tới cơ sở y tế để thăm khám và điều trị. Các bác sĩ sẽ xác định rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng và đưa ra phương án điều trị hiệu quả, phù hợp với từng người. Nếu bạn có những biểu hiện sau ngày một nặng, bạn cần tới bệnh viện để tránh biến chứng:

  • Hiện tượng đau nhức, rát mắt xảy ra với tần suất ngày một gia tăng.
  • Tầm nhìn giảm sút, mờ đục đi kèm hoa mắt chóng mặt.
  • Sưng đau tăng gây khó khăn trong việc mở mắt thậm chí không thể mở.
  • Xảy ra hiện tượng mất thị lực tạm thời hoặc lúc nhìn thấy lúc không.
  • Đi kèm các biểu hiện sinh lý như sốt cao, khò khè, khó thở, phát ban,…
Nước nhỏ mắt không kê đơn
Dị ứng thuốc sưng mắt khi nào cần gặp bác sĩ?

Phòng ngừa dị ứng thuốc bị sưng mắt

Dị ứng thuốc xảy ra ở những lần sau sẽ có xu hướng nghiêm trọng hơn lần đầu. Do đó, sử dụng thuốc chỉ là biện pháp tạm thời giúp nhanh chóng cải thiện tình trạng. Để đề phòng dị ứng gây ảnh hưởng tới sức khỏe thị lực, bạn có thể áp dụng những phương pháp sau:

  • Sử dụng thuốc điều trị bệnh lý theo đúng đơn thuốc được bác sĩ kê.
  • Sử dụng thuốc với liều lượng hợp lý, cách dùng và thời điểm theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Không tự ý mua thuốc điều trị cho bản thân thậm chí điều trị cho những người có triệu chứng tương tự mình. Đây là một nguyên nhân cơ bản dẫn tới tình trạng dị ứng thuốc sưng mắt.
  • Ghi nhớ loại thuốc bị dị ứng, không sử dụng lại các loại thuốc có hoạt chất tương tự.
  • Khi đi khám bệnh hoặc tiến hành mua thuốc, cần thông báo cho bác sĩ/ dược sĩ về tình trạng dị ứng thuốc của mình. Bác sĩ sẽ kê cho bạn hoạt chất khác phù hợp hơn để điều trị mà không gây hiện tượng dị ứng.
dị ứng thuốc giảm đau bị sưng mắt
Phòng ngừa dị ứng thuốc bị sưng mắt

Dị ứng thuốc sưng mắt tuy là tình trạng rất dễ gặp phải nhưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ để lại những biến chứng nghiêm trọng. Nếu hiện tượng này không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn cần tới các cơ sở y tế để được thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời, hiệu quả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *