ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của quý khách.
Chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất.
Thời điểm vào tháng 8 đến tháng 10 là khoảng thời gian bệnh đau mắt đỏ bùng phát mạnh mẽ bởi đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nắng nóng nhưng cũng dễ đổ mưa. Độ ẩm trong không khí cao hơn cộng với nhiều khói bụi cùng ô nhiễm môi trường là nguy cơ tiềm ẩn để đau mắt đỏ bùng phát thành dịch.
Đối với người có hệ thống miễn dịch yếu khi phải sinh hoạt trong thời tiết như trên, tạo cơ hội cho virus, vi khuẩn tấn công nhanh và dễ dàng hơn đến cơ thể. Ngoài ra, khi tham gia các hoạt động ngoài trời như: bơi lội, dã ngoại, thể thao ngoài trời,… virus dễ dàng lây truyền qua đường hô hấp, nước bọt hay chạm vào các đồ dùng của người mắc bệnh… khiến tỷ lệ dịch đau mắt đỏ bùng phát cao hơn.
Đau mắt đỏ có thể xuất hiện bất cứ ngày nào trong năm và bất kì ai cũng có nguy cơ mắc bệnh đau mắt đỏ bao gồm cả tình trạng đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh. Do điều kiện từ môi trường chứa nhiều khói bụi, thói quen vệ sinh, sinh hoạt không đảm bảo cũng như chế độ ăn uống không hợp lý khiến cho tỷ lệ người đau mắt đỏ càng cao, từ đây lây lan thành dịch đau mắt đỏ.
Trong thời điểm từ tháng 8 đến tháng 10 là khoảng thời gian dịch đau mắt bùng phát, mỗi người trước tiên cần chuẩn bị cho mình chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng nhằm tăng sức đề kháng cho cơ thể cũng như bảo vệ đôi mắt, ngăn ngừa khả năng bị đau mắt đỏ.
Đối với những người có các biểu hiện triệu chứng của đau mắt đỏ, có nguy cơ hoặc đang bị đau mắt đỏ bên cạnh các biện pháp phòng, chống thì cần khám mắt thường xuyên và lắng nghe sự chỉ dẫn của bác sĩ để có các biện pháp điều trị thích hợp.
Tăng cường thời gian nghỉ cho ngơi mắt, cách ly và sử dụng thuốc theo sự chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không được tự ý mua và sử dụng thuốc hay áp dụng các phương pháp chữa trị dân gian như: nhỏ sữa non vào mắt trẻ sơ sinh, đắp lá trầu… sẽ làm ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của mắt.
Biểu hiện đau mắt đỏ thường sẽ diễn ra ở một bên mắt trước sau đó mới lây sang mắt còn lại. Để hạn chế nhiễm bệnh cho mắt còn lại nên nằm nghiêng sang một bên sau đó thực hiện nhỏ mắt rồi sử dụng bông y tế sạch để lau gỉ mắt (ghèn), nước mắt đang chảy ra.
Thường xuyên thực hiện lau rửa sạch gỉ mắt (ghèn), lau mắt nhẹ nhàng ít nhất 2 lần/ ngày bằng khăn giấy ẩm, khăn sạch. Lau, rửa xong vứt đi, không sử dụng lại. Nên sử dụng kính trong quá trình bị đau mắt đỏ, một phần để hạn chế bụi bẩn từ môi trường xung quanh một phần bảo vệ an toàn mắt.
Trẻ em đau mắt đỏ nên để các bé nghỉ học ở nhà chữa trị cho đến khi hết bệnh, không nên đưa trẻ đến trường hoặc những nơi đông người tránh gia tăng khả năng lây nhiễm. Đồng thời, hạn chế sự tiếp xúc của người đang đau mắt đỏ với mọi người và ngược lại cho đến khi khỏi bệnh (thông thường đau mắt đỏ diễn ra từ 1 – 2 tuần nếu điều trị đúng cách).
Trên đây là những thông tin cần thiết về dịch đau mắt đỏ bùng phát vào thời điểm từ tháng 8 đến tháng 10 trong năm và những điều cần chuẩn bị trước, trong và sau thời điểm bùng phát dịch đau mắt đỏ. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để có những biện pháp để ngăn ngừa các tác động của đau mắt đỏ đến sức khỏe mắt. Hãy chia sẻ ngay với bạn bè, người thân và gia đình nếu thấy thông tin bài viết hữu ích nhé.