Điều trị phẫu thuật sụp mi, trẻ hóa đôi mắt

12/02/2023
Tác giả:
Tham vấn y khoa:
 
ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT SỤP MI - TRẺ HÓA ĐÔI MẮT
Phẫu thuật sụp mi được coi là phương pháp hữu hiệu giúp giải quyết tình trạng sụp mi gây mất thẩm mỹ

Phẫu thuật sụp mi được chỉ định, chống chỉ định trong trường hợp nào?

Cũng như các phẫu thuật khác, sau khi thăm khám mắt bị sụp mi, tùy vào tình trạng, thể trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ có những chỉ định cụ thể về phẫu thuật sụp mi hoặc chống chỉ định. Cụ thể:

Chỉ định phẫu thuật sụp mi

Phẫu thuật sụp mi nhằm cải thiện chức năng giải phóng diện đồng tử, hạn chế tối đa các biến chứng gây suy giảm thị lực, cải thiện thẩm mỹ khuôn mặt, thường được bác sĩ chỉ định trong những trường hợp sau đây:

  • Khe mi bị hẹp do cơ nâng mi: Các trường hợp bị hẹp khe mi do cơ nâng mi bị suy giảm chức năng gây co cơ tạm thời hoặc co cơ vĩnh viễn, thường gặp trong các bệnh cơ khu trú hoặc lan tỏa như bệnh liệt vận nhãn tiến triển mãn tính hay loạn dưỡng cơ mắt… hoặc sau tiêm Botulinum toxin.
  • Các tác nhân cơ học khiến khe mi bị hẹp: Chèn ép ở mi trên do bị khối u ở mi trên, u hốc mắt. Hay do bị chùng da mi, dính mi do cơ bị xơ hóa, sẹo ở trên mi, dị ứng với thuốc, đau mắt hột…
  • Sụp mi do thần kinh, cơ: Tình trạng này phổ biến ở người bị nhược cơ nặng.
  • Hẹp mi sau chấn thương, phẫu thuật: Sau một số cuộc phẫu thuật hốc mắt, sọ não hoặc một số can thiệp liên quan đến mạch máu quanh mắt có thể gây thương tổn trực tiếp đến cân cơ, thị thần kinh gây sụp mi.
  • Sụp mi do tuổi tác: Quá trình lão hóa tự nhiên của đôi mắt gây ra hiện tượng sụp mi với một số biểu hiện đặc trưng như dãn đứt cân cơ nâng mi, tuột điểm bám, chùng dãn ở mi trên, sa tuyến lệ, mỡ thừa, da thừa…
Phẫu thuật sụp mi được chỉ định, chống chỉ định trong trường hợp nào?
Phẫu thuật sụp mi nhằm cải thiện chức năng giải phóng diện đồng tử, cải thiện thẩm mỹ khuôn mặt

Chống chỉ định phẫu thuật sụp mi

Chống chỉ định phẫu thuật sụp mi với một số trường hợp dưới đây:

  • Người bệnh có tiền sử bệnh lý toàn thân khác, điều kiện sức khỏe chưa cho phép phẫu thuật.
  • Thương tổn gây sụp mi mới xuất hiện như, sẹo ở mi chưa được 6 tháng, không ổn định hay người bệnh bị liệt dây thần kinh số VII chưa đạt đủ ba tháng theo dõi.

Thời điểm thích hợp để phẫu thuật sụp mi

Căn cứ vào nguyên nhân gây sụp mi, tình trạng sụp mi mắt, kết quả đánh giá chức năng cơ nâng mi cùng tình trạng bệnh lý toàn thân khác, bác sĩ sẽ chỉ định thời điểm thích hợp để tiến hành các cuộc phẫu thuật. Cụ thể:

  • Sụp mí bẩm sinh ở trẻ: Nếu bé gặp phải tình trạng sụp mí nặng, nguy cơ cao bị nhược thị hoặc lệch vẹo đầu, bác sĩ thường được chỉ định mổ sớm, có khi từ lúc trẻ được một tuổi. Sụp mí bẩm sinh thể nhẹ hơn thường được chỉ định phẫu thuật khi trẻ được 5 đến 6 tuổi.
  • Sụp mi mắc phải: Người bệnh sẽ tiến hành phẫu thuật sụp mi khi đã giải quyết ổn định nguyên nhân gây bệnh, độ sụp mi ở mức ổn định.
Thời điểm thích hợp để phẫu thuật sụp mi
Sụp mí bẩm sinh thể nhẹ hơn thường được chỉ định phẫu thuật khi trẻ được 5 đến 6 tuổi

Các phương pháp phẫu thuật sụp mi phổ biến hiện nay

Dựa vào cơ chế gây sụp mi, mức độ sụp, đánh giá chức năng cơ nâng mi cùng nhiều yếu tố tác động khác, bác sĩ sẽ có những tư vấn giúp người bệnh lựa chọn phương pháp phẫu thuật sụp mi phù hợp. Phẫu thuật sụp mí có thể được thực hiện theo nhiều phương pháp khác nhau, căn cứ vào mục đích, chuyên gia thường phân thành hai loại chính là:

Phương pháp phẫu thuật làm ngắn mi trên

Phẫu thuật sụp mi bằng phương pháp làm ngắn mi thường được áp dụng trong trường hợp điều kiện chức năng cơ nâng mi trên ở mức khá, tốt. Các biện pháp phẫu thuật làm ngắn mi trên giúp bệnh nhân bảo tồn các chức năng còn lại của cơ nâng mi, cải thiện tính thẩm mỹ. Phương pháp này chống chỉ định với các trường hợp sụp mí nặng hay chức năng cơ nâng mi yếu, không đảm bảo phẫu thuật.

Phương pháp phẫu thuật nhờ sự hỗ trợ của các cơ xung quanh

Phương pháp phẫu thuật loại này thường được bác sĩ chỉ định trong trường hợp người bệnh gặp phải tình trạng cơ nâng mi trên mất hẳn chức năng hoặc đang quá yếu. Phẫu thuật nhờ sự hỗ trợ của các cơ xung quanh thường tồn tại một số hạn chế là mi dễ bị hở, mất đi sự đồng bộ vận động xung quanh nhãn cầu.

Các phương pháp phẫu thuật sụp mi phổ biến hiện nay
Phẫu thuật sụp mí có thể được thực hiện theo nhiều phương pháp khác nhau

Phẫu thuật sụp mi được tiến hành như thế nào?

Phẫu thuật sụp mi thường được tiến hành theo quy trình bài bản như sau:

  • Bước 1: Gây tê tại chỗ. Trong trường hợp bệnh nhân kém hợp tác cần gây mê.
  • Bước 2: Gây tê góc bên ngoài mi, phần đuôi mắt.
  • Bước 3: Dùng dao vi phẫu, rạch một đường mảnh ngay phía dưới mi mắt.
  • Bước 4: Cắt nhánh dưới của dây chằng mi ngoài rồi tiến hành cầm máu.
  • Bước 5: Thành ngoài hốc mắt bộc lộ ra, lúc này màng xương cũng bộc lộ.
  • Bước 6: Tạo vạt sụn ở mi dưới, tiến hành khâu đính vạt sụn vào màng xương bằng chỉ prolene 5/0.
  • Bước 7: Tiến hành khâu cơ, da theo từng bình diện nhất định.
Phẫu thuật sụp mi được tiến hành như thế nào?
Phẫu thuật sụp mi thường được tiến hành theo quy trình bài bản

Tóm lại, bài viết trên đây đã cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến phẫu thuật sụp mi, hy vọng sẽ mang lại cho bạn đọc những kiến thức hữu ích. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi nếu cần được tư vấn, hỗ trợ thêm nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *