ĐỐI VỚI TRẺ EM BỊ TẬT KHÚC XẠ THÌ VIỆC MỔ MẮT CÓ AN TOÀN KHÔNG ?

17/05/2018
Tác giả:
Tham vấn y khoa:
 

Thực trạng và cách điều trị các bệnh khúc xạ hiện nay

tre-bi-can-thi
Ngày càng nhiều trẻ em gặp các vấn đề về mắt
Trong xã hội hiện nay, một thực trạng đáng buồn là đang ngày càng có rất nhiều trẻ em mắc phải bệnh cận thị từ nhỏ. Nguyên nhân nào dẫn đến điều này ? Đó có thể là do gen di truyền ảnh hưởng, tuy nhiên cũng có thể do thói quen sinh hoạt hàng ngày không điều độ và hợp lý. Có em bị bệnh do hay ngồi học trong điều kiện không đủ ánh sáng, có em vì sử dụng vi tính và xem tivi thường xuyên, hoặc đọc sách sai tư thế v.v…
Việc phải đeo một chiếc kính to dày cộp trên gương mặt thơ ngây của các em không còn là viễn cảnh duy nhất trong thời đại này nữa. Bằng sự phát triển trong ngành nhãn khoa, có rất nhiều các phương pháp chữa các bệnh khúc xạ về mắt như cận, viễn, loạn đã ra đời. Các phương pháp mổ mắt mới mẻ này đều có những ưu điểm lớn đó là không gây đau trong quá trình điều trị, có thể trị dứt điểm bệnh, thời gian hồi phục mau chóng v.v…

Không nên mổ mắt cận thị cho trẻ dưới 18 tuổi

mo-mat-tu-som
Các phụ huynh nên ghi nhớ chỉ mổ mắt từ 18 tuổi trở lên
Theo như tất cả các bác sĩ chuyên khoa về mắt, trẻ em dưới 18 tuổi không nên điều trị mổ mắt cận thị. Nguyên nhân là vì trẻ em dưới 18 tuổi có độ khúc xạ về mắt chưa ổn định, vì thế không đủ tiêu chuẩn để điều trị bằng các phương pháp mổ mắt hiện nay. Các bậc cha mẹ có thể cho con đeo kính cho tới năm 18 tuổi rồi mới nên tiến hành mổ mắt để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất.
Sau khi đủ 18 tuổi, các bậc phụ huynh có thể tham khảo tới các phương pháp mổ mắt bằng công nghệ hiện đại ngày nay, như là Lasik, SMILE, Femto Lasik hoặc PRK v.v… Các phương pháp này đều có độ an toàn rất cao, lại không hề gây đau đớn cho người mổ trong suốt quá trình. Hơn thế nữa, thời gian hồi phục khi điều trị bằng các phương pháp này chỉ trong vòng từ 3 đến 1 tuần, và đôi mắt sẽ hoàn toàn hoạt động khỏe mạnh như bình thường sau 1 tháng.
Trong thời gian chờ cho tới khi 18 tuổi, nếu trẻ bị cận nặng (từ trên 6 độ), các bậc phụ huynh nên cho trẻ khám mắt định kỳ 3 tháng/ lần để các bác sĩ có thể theo dõi và có các phương án điều trị tốt nhất cho đôi mắt của bé, tránh để tăng số liên tục.

 

Cách phòng tránh tăng độ cận thị cho trẻ
 

Trước khi đủ 18 tuổi, trẻ em bị cận thị sẽ phải làm quen với việc đeo kính cho mắt. Tuy nhiên, dù có đeo kính thì theo thời gian độ cận thị vẫn có thể tăng lên so với trước, vì thế các bậc phụ huynh cần áp dụng một số biện pháp sau để trẻ không bị tăng số khi cận thị.

– Tạo thói quen sinh hoạt tốt cho mắt

tu-the-ngoi-hoc

Hướng dẫn thói quen ngồi học hợp lý

Khi đọc sách, bạn nên tham khảo các hướng dẫn để sao cho mắt của trẻ luôn cách sách khoảng tầm 30cm, không dí sát quá hoặc xa quá. Mặt khác khi ngồi đọc sách hay học bài, trẻ nên giữ tư thế thẳng lưng, không nằm hoặc ngả ngớn trên sàn nhà.

– Luôn đảm bảo điều kiện đủ ánh sáng
Dù là ngồi học, xem tivi hay đọc sách, trẻ luôn cần phải có đủ điều kiện ánh sáng thích hợp để mắt không cần phải điều tiết quá nhiều, sẽ không tốt đến độ cận của trẻ. Đối với việc xem vô tuyển truyền hình, trẻ cần ngồi từ khoảng cách xa 2 mét, còn nếu là sử dụng máy tính thì cần cách tầm 50cm là hợp lý. Máy tính cũng nên để ngang và thẳng với tầm mắt của trẻ.

– Thư giãn cho mắt
 

vui-choi-ngoai-troi

Trẻ em cần được vui chơi thường xuyên ngoài trời để bảo vệ mắt

Khi trẻ hoạt động mắt nhiều như ngồi học hoặc xem tivi quá 40 phút, bạn nên hướng dẫn cho trẻ tập thư giãn cho mắt bằng những phương pháp đơn giản như nhìn ra bầu trời (trong ban ngày) hoặc tập trung nhìn những chi tiết về một vật ở xa… Cách làm này sẽ giúp đôi mắt được điều chỉnh và thư giãn hơn sau khi tập trung trong một thời gian dài.
Theo những kết quả đã nghiên cứu từ các bác sĩ, mỗi một giờ trẻ em vui chơi ngoài trời một tuần sẽ có hiệu quả giảm 2% tỷ lệ tăng độ cận, vì thế việc tổ chức hoạt động ngoài trời thường xuyên cho bé là rất quan trọng.

– Bổ sung các dưỡng chất thiết yếu
Song song với các bài tập cho mắt, các bậc cha mẹ cũng nên thường xuyên bồi bổ cho đôi mắt của trẻ bằng các dưỡng chất cần thiết. Trong thực đơn hàng ngày nên có các món ăn có chứa vitamin A, D, C, E, và một số loại khác như magie, canxi, silica, mangan v.v.. Các chất này thường có trong trái cây và rau quả có màu đỏ, có trong sữa và các loại hải sản…
Các thực phẩm như rau xanh, đậu phụ và trái cây còn giúp làm chậm quá trình tăng số cho mắt. Omega-3 có nhiều trong cá cũng giúp ngăn ngừa sự phát triển cận thị hiệu quả.

thuc-pham-bo-mat

Những nhóm thực phẩm tốt cho mắt

Tóm lại qua bài viết này, đối với các bậc phụ huynh đang thắc mắc liệu mổ mắt có an toàn hay không, thì cần ghi nhớ là chỉ cho trẻ mổ mắt khi đã đủ 18 tuổi. Mặt khác việc kết hợp các phương pháp giúp trẻ ngăn ngừa tăng số, giữ được độ cận là rất quan trọng để bảo vệ đôi mắt trong thời gian chờ đến tuổi cho phép mổ mắt.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *