Cơ thể kèm theo một số triệu chứng như hắt xì, chảy nước mũi, da nổi mẩn đỏ.
Uống thuốc cảm bị dị ứng sưng mắt có nguy hiểm không?
Đa phần những người uống thuốc cảm bị dị ứng sưng mắt thường ở dạng nhẹ và hoàn toàn có thể sử dụng một số phương pháp tại nhà để khắc phục. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp bị dị ứng mà tình trạng càng ngày càng nặng theo thời gian và không có dấu hiệu thuyên giảm. Những trường hợp này nếu không được can thiệp bằng những phương pháp phù hợp thì khả năng cao sẽ dẫn đến những nguy hiểm cho sức khỏe của bản thân.
Một số nguy hiểm cho đôi mắt của bạn có thể xảy ra khi uống thuốc cảm bị dị ứng sưng mắt mà không được khắc phục kịp thời, cụ thể:
Viêm kết mạc dị ứng: Đây là trường hợp dễ xảy ra và dễ gặp nhất với những triệu chứng ngứa mắt, chảy nước mắt, nặng hơn là nhạy cảm với ánh sáng, phù nề…
Viêm giác mạc: Viêm giác mạc là bệnh do một tổ chức vô mạch được nuôi dưỡng nhờ oxy và thẩm thấu nên các biểu hiện dị ứng có vẻ âm thầm và hiếm gặp hơn.
Viêm bên trong nhãn cầu: Tuy khó có dị nguyên vào được bên trong nhãn cầu nhưng chúng ta vẫn gặp các bệnh lý dị ứng, làm cho quầng mắt bị sưng.
Những người uống thuốc cảm bị sưng mắt khi tình trạng trở nên nghiêm trọng sẽ đi kèm những biểu hiện sau:
Mất thị lực đột ngột
Mí mắt bị sưng tấy hoặc sưng húp và không có dấu hiệu giảm
Tầm nhìn bị giảm
Gỉ xung quanh mắt
Cơ thể đi kèm những triệu chứng phản vệ như: sưng lưỡi, môi hoặc miệng, ngứa; khó thở, thở khò khè.
Uống thuốc cảm bị dị ứng sưng mắt cần làm gì?
Tình trạng uống thuốc cảm bị dị ứng sưng mắt nếu không được can thiệp đúng cách sẽ để lại những di chứng nguy hiểm cho thị lực và sức khỏe của người bệnh. Nếu không may gặp phải tình trạng này, đừng hoảng loạn mà hãy thực hiện ngay những biện pháp sau để cải thiện tình trạng dị ứng sưng mắt và ngăn chặn chúng không tiến triển theo chiều hướng xấu.
Dừng sử dụng thuốc cảm: Nếu biết nguyên nhân gây ra dị ứng sưng mắt là do thuốc cảm, điều đầu tiên các bạn cần làm là dừng sử dụng thuốc cảm. Điều này giúp bạn kiểm soát được tình trạng dị ứng và ngăn cho chúng diễn tiến nặng hơn.
Vệ sinh mắt:Vệ sinh mắt một cách sạch sẽ với nước sạch hoặc nước muối sinh lý dành riêng cho mắt. Việc vệ sinh cho mắt giúp làm trôi đi một phần nào các chất gây dị ứng ở trong mắt của bạn và đào thải chúng ra ngoài. Đồng thời cũng rửa sạch những chất bẩn bám vào lông mi và xung quanh mắt bạn, tránh các tác nhân gây bệnh và làm nặng hơn tình trạng dị ứng.
Chườm lạnh:Khi bị sưng mắt bất kể là do dị ứng hay do nguyên nhân khác, rất nhiều người sử dụng phương pháp chườm lạnh bởi vì đây là phương pháp đơn giản mà lại hiệu quả, có thể thực hiện tại nhà. Đầu tiên, các bạn những khăn mặt vào nước lạnh từ 10 – 15 phút hoặc bỏ 1 chiếc khăn ướt vào tủ lạnh. Sau đó lấy ra đắp trực tiếp vào phần mắt bị sưng và xung quanh mắt.
Đắp nha đam: Cũng giống như chườm lạnh, đắp nha đam cũng rất đơn giản và bạn hoàn toàn có thể tự làm được. Đầy tiên, bạn lấy phần thịt nha đam xay nhuyễn và bỏ vào tủ lạnh khoảng 10 phút, sau đó bọc vào một chiếc khăn sạch rồi đắp trực tiếp vào phần mắt bị sưng.
Thuốc nhỏ mắt không kê đơn:Trên thị trường có nhiều loại thuốc nhỏ mắt không cần kê đơn có thể góp phần làm giảm phần sưng và các cơn ngứa do uống thuốc cảm bị dị ứng sưng mắt mang lại. Tuy nhiên, bạn cần phải có sự hướng dẫn của bác sĩ, dược sỹ về liều lượng, loại thuốc để sử dụng, tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.
Thuốc kháng Histamine không kê đơn:Các loại thuốc Histamine không có đơn có tác dụng làm giảm đi các triệu chứng do uống thuốc cảm bị dị ứng sưng mắt gây nên. Tuy nhiên, bạn cũng cần tham khảo và có hướng dẫn của bác sĩ có chuyên môn trước khi sử dụng loại thuốc này.
Gặp bác sĩ chuyên khoa:Nếu đã thực hiện các phương pháp trên mà tình trạng dị ứng sưng mắt không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn cần lập tức đến các cơ sở y tế được gặp các bác sĩ chuyên khoa. Qua đó, các bạn sẽ được chẩn đoán tình trạng dị ứng và nhận được những lời khuyên bổ ích nhất cho tình trạng bệnh của mình.
Khi nào nên đi gặp bác sĩ?
Gặp bác sĩ chuyên khoa là cách tốt và nhanh nhất để khiến bệnh tình của bạn mau khỏi và tình trạng uống thuốc cảm bị dị ứng sưng mắt cũng không ngoại lệ. Vậy thời điểm nào chúng ta nên đi gặp bác sĩ để được chẩn đoán về tình trạng dị ứng của mình? Khi gặp phải những vấn đề sau, chúng tôi khuyên bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám sớm nhất, tránh những biến chứng nguy hiểm như:
Khi nhận thấy tình trạng uống thuốc cảm bị dị ứng sưng mắt không cải thiện sau một thời gian ngắn
Cảm giác đau nhức, rát ở mắt ngày càng dữ dội
Tầm nhìn bị giảm, mờ, nhìn không rõ ràng kèm theo biểu hiện hoa mắt, chóng mặt.
Thỉnh thoảng bị mất thị lực, lúc nhìn rõ lúc không
Xuất hiện một số biểu hiện của phản vệ như sốt cao, khó thở, thở khò khè, ngứa, phát ban.
Phòng ngừa uống thuốc cảm bị dị ứng sưng mắt
Uống thuốc cảm bị dị ứng sưng mắt có thể gây nguy hiểm cho chúng ta, thay vì đợi bị dị ứng và tìm cách khắc phục thì chúng ta nên phòng ngừa, để tình trạng uống thuốc cảm bị dị ứng sưng mắt không thể xảy ra. Vậy làm sao để phòng ngừa được tình trạng này? Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa mà các bạn có thể tham khảo.
Chỉ nên sử dụng thuốc cảm khi có sự hướng dẫn và kê đơn của các sĩ chuyên khoa, không tự ý sử dụng thuốc.
Không tự ý mua thuốc bên ngoài về sử dụng cũng như giới thiệu thuốc cho những người xung quanh chỉ vì nghĩ họ có bệnh giống mình
Khi đã bị dị ứng, dừng sử dụng thuốc ngay lập tức
Nếu đã từng có tiền sử dị ứng thuốc hoặc có tiền sử mắc bệnh dị ứng như dị ứng hải sản sưng mắt thì hãy thông báo đến bác sĩ và nhân viên y tế để họ có thể nắm bắt được tình hình, qua đó có thể đưa ra phương pháp can thiệp tốt nhất.
Rửa mặt, giữ vệ sinh mắt để tránh gây kích ứng và làm tình trạng dị ứng thêm nghiêm trọng. Một số loại thức ăn có thể làm tình trạng dị ứng sưng mắt càng thêm trầm trọng.
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến câu hỏi uống thuốc cảm bị dị ứng sưng mắt cần làm gì mà chúng tôi tổng hợp và mang đến cho các bạn có thể tham khảo. Hy vong, qua bài viết này, các bạn có thể phòng ngừa được tình trạng uống thuốc cảm sưng mắt và có những biện pháp can thiệp hiệu quả nếu không may gặp phải tình trạng này.