Hậu quả của tật loạn thị là gì? Tư vấn từ nhà chuyên môn

10/03/2023
Tác giả:
Tham vấn y khoa:
 

Loạn thị có thể để lại những hậu quả gì?

Loạn thị khiến cho mắt bị mờ ở mọi khoảng cách, hình ảnh bị biến dạng, méo mó, tầm nhìn đôi, quan sát một vật thấy 2 đến 3 bóng mờ. Vì vậy, hậu quả đầu tiên mà loạn thị để lại là ảnh hưởng nhiều đến đời sống của chúng ta. Loạn thị nặng có thể gây biến chứng sang nhược thị nguy hiểm. Cụ thể:

Gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống hàng ngày

Tầm nhìn bị mờ, nhòe, khiến cuộc sống của người bị loạn thị ảnh hưởng rất nhiều:

  • Người loạn thị sẽ gặp khó khăn trong làm việc, giao tiếp, đọc sách, báo hàng ngày do nhìn hình ảnh, câu chữ bị mờ, nhòe, méo mó.
  • Trẻ bị loạn thị không nhìn rõ bài giảng trên bảng, không nhìn rõ kiến thức trong sách, vở gây kém tập trung, ảnh hưởng đến kết quả học tập.
  • Người loạn thị thường xuyên phải nheo mắt để giúp quan sát sự vật rõ hơn nên hay bị mỏi mắt, mắt điều tiết quá sức có thể gây ra chứng nhức mắt, đau đầu.
  • Ở mức độ nặng, người loạn thị có thể không tập trung được vào bất cứ công việc nào. Mắt mờ nhiều, hình ảnh quan sát được bị biến dạng khiến cho người loạn thị dễ bị vấp, té, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống hàng ngày
Tầm nhìn bị mờ, nhòe, khiến cuộc sống của người bị loạn thị ảnh hưởng rất nhiều

Loạn thị không thể tự khỏi theo thời gian, tật khúc xạ này nếu không được phát hiện cũng như có những biện pháp can thiệp kịp thời sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến thị lực.

>>>>Có thể bạn quan tâm: Loạn thị có tự khỏi không? Tư vấn từ chuyên gia nhãn khoa

Biến chứng sang nhược thị nguy hiểm

Loạn thị nặng trên 2D nếu không được phát hiện và có biện pháp can thiệp phù hợp sẽ có nguy cơ cao gây biến chứng nhược thị nguy hiểm. Nhược thị là tình trạng suy giảm thị lực nghiêm trọng không thể cải thiện được bằng việc dùng kính. Nguyên nhân do mất chức năng ở não bộ nên không nhận biết được hình ảnh do mắt truyền tới.

Nhược thị là một trong các bệnh về mắt ở trẻ em thường xuất hiện khi người bị loạn thị nặng phải điều tiết mắt quá sức làm cho võng mạc không kích thích để truyền hình ảnh, tín hiệu đến não bộ. Nhược thị nếu được phát hiện sớm thì có thể can thiệp giúp hồi phục thị lực tốt.

Biến chứng sang nhược thị nguy hiểm
Nhược thị là một trong cạch bệnh về mắt ở trẻ em thường xuất hiện khi người bị loạn thị nặng

Nhược thị phát hiện muộn sau 12 tuổi, khi mắt đã phát triển toàn diện thì các biện pháp đều không thể giúp hồi phục thị lực, có nguy cơ phải đối diện với mất thị lực vĩnh viễn. Vì vậy, khám mắt cho trẻ em ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường rất quan trọng. Loạn thị được phát hiện sớm và có biện pháp can thiệp kịp thời sẽ giúp trẻ bảo vệ thị lực tốt, phòng tránh nguy cơ nhược thị nguy hiểm.

Hậu quả của loạn thị thường xảy ra khi nào?

Hậu quả của loạn thị thường xảy ra với những người bị loạn thị nặng. Trong đa số các trường hợp loạn thị nhẹ dưới 1 Diop sẽ không gây ảnh hưởng đến thị lực, tầm nhìn không bị hạn chế nhiều nên thường không để lại hậu quả gì nghiêm trọng.

Trường hợp loạn thị nặng trên 2 Diop nếu không được can thiệp và có biện pháp khắc phục phù hợp sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống, gây ra nhiều hậu quả khó lường. Bất cứ độ tuổi nào cũng có thể phải đối diện với những biến chứng của tật loạn thị khi tật khúc xạ này tiến triển ở giai đoạn nặng.

Hậu quả của loạn thị thường xảy ra khi nào?
Hậu quả của loạn thị thường xảy ra với những người bị loạn thị nặng

Theo chuyên gia nhãn khoa, tật loạn thị hoàn toàn có thể tăng độ theo thời gian và gây ra những biến chứng nguy hiểm. Phải cho đến khi người loạn thị được 18 tuổi thì tật khúc xạ này mới có dấu hiệu chậm lại hoặc không thay đổi nhiều nữa. Vì vậy, trẻ em nếu được chẩn đoán loạn thị cần can thiệp đeo kính thì hãy duy trì sử dụng kính thường xuyên để phòng tránh nguy cơ biến chứng nhược thị.

>>>>Xem thêm: Trẻ bị loạn thị có nên đeo kính thường xuyên? Chuyên gia tư vấn

Biện pháp giúp phòng tránh hậu quả của loạn thị

Để giảm thiểu nguy cơ cũng như phòng tránh các hậu quả của loạn thị, bạn có thể tham khảo một số biện pháp giúp bảo vệ, chăm sóc mắt sau đây:

  • Đeo kính phù hợp với độ loạn, đúng chỉ định: Người loạn thị cần đeo kính phù hợp với độ loạn ở mắt, tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ về cách dùng và thời gian đeo. Dùng kính là biện pháp an toàn thường được sử dụng để trị loạn thị ở trẻ em. Kính thuốc tuy không phải là cách chữa loạn thị ở trẻ em nhưng có thể giúp trẻ kiểm soát tốt tình hình ở mắt.
  • Thiết lập chế độ sinh hoạt khoa học: Đảm bảo làm việc, học tập trong môi trường đầy đủ ánh sáng, giữ khoảng cách tối thiểu 30cm khi làm việc với máy tính, điện thoại. Ngủ đủ giấc từ 6 đến 8 tiếng mỗi ngày để mắt được nghỉ ngơi đầy đủ.
  • Cung cấp dinh dưỡng tốt cho mắt: Thiết lập thực đơn ăn uống cung cấp đầy đủ các dưỡng chất tốt cho mắt như vitamin A, C, E, Lutein, zeaxanthin để duy trì sức khỏe tốt cho đôi mắt.
  • Khám mắt định kỳ: Người loạn thị nên thiết lập thói quen khám loạn thị định kỳ từ 1 đến 2 lần mỗi năm để kiểm soát sức khỏe mắt tốt hơn, phát hiện sớm những bất thường ở mắt để có hướng can thiệp phù hợp.
Hậu quả của loạn thị thường xảy ra với những người bị loạn thị nặng
Người loạn thị nên thiết lập thói quen khám mắt định kỳ từ 1 đến 2 lần mỗi năm

Trẻ em là đối tượng dễ mắc phải loạn thị do di truyền hay thói quen sinh hoạt không tốt, thương tổn để lại sẹo ở giác mạc. Việc phát hiện sớm, tìm ra nguyên nhân loạn thị để có biện pháp khắc phục kịp thời sẽ giúp trẻ kiểm soát tốt độ loạn thị ở mắt, duy trì sức khỏe đôi mắt tốt, phòng tránh các hậu quả nguy hiểm. Vì vậy việc khám mắt cho bé ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường là hết sức cần thiết.

Tóm lại, bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn đọc các thông tin liên quan đến hậu quả của loạn thị. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích giúp bảo vệ sức khỏe đôi mắt tốt hơn. Nếu thấy bài viết ý nghĩa xin hãy cho chuyên trang 5 sao để tiếp thêm động lực giúp chúng tôi ra thêm các bài viết viết khác nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *