Hoa mắt uống thuốc gì trị hiệu quả? Tư vấn từ chuyên gia

09/05/2023
Tác giả:
Tham vấn y khoa:
 

Hoa mắt chóng mặt là biểu hiện của bệnh gì?

Theo các chuyên gia cho biết, hoa mắt chóng mặt là hai biểu hiện khác nhau, tuy nhiên vẫn được gộp lại vì có dấu hiệu khá giống nhau. Hoa mắt chóng mặt có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý như suy tim, hẹp hở van động mạch chủ, bệnh tăng huyết áp, suy nhược thần kinh, rối loạn tiền đình, xơ vữa mạch máu, viêm tiền đình ốc tai,…

Hoa mắt chóng mặt
Hoa mắt chóng mặt ảnh hưởng đến cuộc sống

Tuy nhiên, không phải ai khi có dấu hiệu hoa mắt chóng mặt đầu mắc những bệnh lý đó mà có thể đó là dấu hiệu sinh lý bình thường gặp đối với những người làm việc cường độ cao, căng thẳng trong cuộc sống, làm việc lâu trong một tư thế, gặp vấn đề áp lực trong công việc.

Khi hoa mắt chóng mặt, nên làm gì?

Nếu đang trong quá trình làm việc, bỗng nhiên cảm thấy hoa mắt, chóng mặt hay đang ngồi đứng lên bị hoa mắt, việc đầu tiên bạn cần làm là dừng tất cả các công việc đang làm lại và nghỉ ngơi ngay lập tức để đầu óc được thư giãn.

Hoa mắt chóng mặt gây mệt mỏi
Hoa mắt chóng mặt gây mệt mỏi

Nếu như biểu hiện hoa mắt chóng mặt diễn ra trong một thời gian dài không có biểu hiện giảm đi, cần đến bác sĩ để được khám bệnh và kê đơn thuốc đặc trị tình trạng này. Biểu hiện này cần được chữa trị nhanh chóng và kịp thời để không ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Trong quá trình điều trị hoa mắt, chóng mặt người bệnh cần giữ cho mình một lối sống lành mạnh, tập thể dục mỗi ngày, ngủ đúng giấc, ăn uống điều độ và đặc biệt là giữ cho tinh thần luôn thoải mái, hạn chế khiến đầu óc bị căng thẳng. Chế độ sinh hoạt và ăn uống cũng là một yếu tố lớn ảnh hưởng tới sức khỏe của mỗi người.

Hoa mắt chóng mặt uống thuốc gì để điều trị?

Đối với một số người gặp tình trạng đau đầu chóng mặt hoa mắt  kéo dài chắc chắn sẽ cần tới phương pháp sử dụng thuốc đặc trị. Sau đây là một số loại thuốc hiệu quả có thể giúp bạn cải thiện tình trạng sức khỏe đối với từng mức độ hoa mắt, chóng mặt.

1. Thuốc Diphenhydramin

  • Công dụng: Diphenhydramin là một loại thuốc kháng sinh có sông dụng điều trị hắt hơi, sổ mũi, nổi mề đay, giảm buồn nôn, nôn liên tục, hoa mắt, chóng mặt thường xuyên, cải thiện vấn đề sức khỏe.
  • Thành phần: Diphenhydramine hydrochloride
Thuốc Diphenhydramin
Thuốc Diphenhydramin
  • Chống chỉ định: Thuốc không nên sử dụng đối với những người dị ứng với diphenhydramin, trẻ sơ sinh, những người mắc bệnh hen và những bệnh nhân đang sử dụng thuốc ức chế monoamin oxydase.
  • Tác dụng phụ: Sử dụng thuốc sẽ có thể dẫn tới một số tình trạng như: ngủ gà, làm đặc dịch phế quản, khô miệng, khô niêm mạc, tiêu chảy, tăng cân, nhạy cảm với ánh sáng, bí tiểu, viêm gan, co thắt phế quản, đau cơ,… Nếu như gặp các tình trạng trên diễn ra trong thời gian dài hay các biểu hiện khác cần tới ngay bác sĩ để được tư vấn kịp thời.

2. Thuốc Betahistine

  • Công dụng: Thuốc Betahistine có tên đầy đủ là Betahistine dihydrochloride, được sử dụng để hỗ trợ các bệnh về chóng mặt, ù tai, mất thính giác, buồn nôn,…
  • Thành phần: Betahistine dihydrochloride
Thuốc Betahistine
Thuốc Betahistine
  • Chống chỉ định: Đối với những người có tiền sử mẫn cảm với thành phần của thuốc, bị viêm loét dạ dày, u nội tiết, thần kinh không được sử dụng thuốc
  • Tác dụng phụ: Khi sử dụng thuốc, người bệnh cần lưu ý thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ về rối loạn tiêu hóa, sưng tấy vùng mặt, cổ, đau dạ dày, đầy hơi, phù mạch máu, phát ban, ngứa mẩn đỏ, giảm tiểu cầu. Nếu gặp các tình trạng khác những biểu hiện trên, cần đến bệnh viện để thăm khám.

3. Thuốc meclizine

  • Công dụng: Meclizine là một loại thuốc kháng sinh nằm trong nhóm histamin được kê đơn dùng để hỗ trợ điều trị buồn nôn, chóng mặt, hoa mắt do say xe, các bệnh lý hay các vấn đề ở tai trong gây ra.
Thuốc meclizine
Thuốc meclizine
  • Thành phần: Meclizine hydrochloride
  • Chống chỉ định: Thuốc chống chỉ định đối với người bệnh dị ứng với thành phần của thuốc
  • Tác dụng phụ: Thuốc sẽ gây ra một số tác dụng phụ như khô miệng, buồn ngủ, đau đầu đối với những bệnh nhân sử dụng thuốc. Nếu như gặp các biểu hiện khác nghiêm trọng, bệnh nhân nên đến bệnh viện để thăm khám, đảm bảo sức khỏe.

4. Thuốc Valium

  • Công dụng: Valium thuộc nhóm thuốc 1,4 – Benzodiazepin chứa thành phần chính là Diazepam có công dụng trong việc hỗ trợ chứng hoa mắt, chóng mặt, giảm kích động, căng thẳng đầu óc, có tác dụng an thần, giúp người bệnh ngủ ngon, sâu giấc.
Thuốc Valium
Thuốc Valium
  • Thành phần: Diazepam, tá dược
  • Chống chỉ định: Thuốc tránh sử dụng đối với những người bị dị ứng với thành phần của thuốc, những người đang trong quá trình sợ hãi, người bị bệnh nhược cơ, trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, bị glaucom góc đóng.
  • Tác dụng phụ: Trong quá trình điều trị bằng thuốc, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như buồn ngủ, cơ xương, yếu cơ, vàng da, độc tính với gan,…Nếu gặp các dấu hiệu khác, bệnh nhân có thể liên hệ với các cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ về vấn đề sức khỏe.

5. Thuốc Phenobarbital

  • Công dụng: Thuốc có tác dụng hỗ trợ các bệnh về thần kinh như hoa mắt, chóng mặt, đau đầu,…Thường được sử dụng làm thuốc kết hợp với các thuốc khác kiểm soát các cơn co giật, động kinh.
  • Thành phần: Phenobarbital
Thuốc Phenobarbital
Thuốc Phenobarbital
  • Chống chỉ định: Thuốc chống chỉ định đối với những người mẫn cảm với thành phần của thuốc, bệnh nhân suy hô hấp, rối loạn chuyển hóa porphyrin, suy gan nặng.
  • Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây ra một số bệnh như: buồn ngủ, rung giật nhãn cầu, mất điều hòa động tác, nổi mẩn đỏ, tăng hồng cầu,..Nếu như gặp các dấu hiệu nghiêm trọng như rối loạn chuyển hóa porphyrin, hội chứng lyell cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám.

6. Thuốc Diazepam

  • Công dụng: Thuốc có tác dụng an thần, điều trị các chứng rối loạn, mất ngủ, hoa mắt, chóng mặt, điều trị các cơn co giật,…
  • Thành phần: Diazepam
Thuốc Diazepam
Thuốc Diazepam
  • Chống chỉ định: Thuốc chống chỉ định đối với những bệnh nhân mẫn cảm với thành phần của thuốc, khi loạn thần mạn, không sử dụng thuốc với những bệnh nhân trầm cảm, những bệnh nhân tăng carbon dioxide mạn tính.
  • Tác dụng phụ: Đa số những người sử dụng thuốc có tác dụng phụ rất ít, tuy nhiên nếu gặp thì bệnh nhân có thể gặp một số tác dụng phụ như an thần mạnh, phụ thuộc vào thuốc. Nếu xảy ra các trường hợp khác, cần hỏi bác sĩ để đảm bảo sức khỏe.

7. Thuốc Acetyl leucyl

  • Công dụng: Thuốc Acetyl leucyl là một loại axit amin có tác dụng trong quá trình hỗ trợ điều trị các triệu chứng chóng mặt, mất thăng bằng, đi loạng choạng không vững, hoa mắt, ù tai, buồn nôn.
  • Thành phần: Acetylcystein
Thuốc Acetyl leucyl
Thuốc Acetyl leucyl
  • Chống chỉ định: Không sử dụng đối với những bệnh nhân dị ứng với các thành phần của thuốc
  • Tác dụng phụ: Khi sử dụng thuốc, bệnh nhân có thể gặp một số biểu hiện như rối loạn tiêu hóa, viêm miệng, ù tai,…

8. Thuốc Cholinergic

  • Công dụng: Cholinergic là một loại thuốc kháng sinh có công dụng hõ trợ chóng mặt, say xe, rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm, hen suyễn,…
  • Thành phần: Atropin, ancaloit belladonna, mesylate mesylate, clidinium, cyclopentolate, darifenacin, fesoterodine, trospium, dung nạp, tiotropium, oxybutynin, propantheline,..
Thuốc Cholinergic
Thuốc Cholinergic
  • Chống chỉ định: Thuốc chống chỉ định đối với những bệnh nhân mẫn cảm với thành phần của thuốc.
  • Tác dụng phụ: Thuốc kháng sinh có thể dẫn tới một số tác dụng phụ như ảo giác, khô miệng, mắt mờ, táo bón, buồn ngủ, khó đi tiểu, mê sảng. Nếu gặp các biểu hiện kéo dài có thể đi tới bệnh viện để thăm khám.

Lời khuyên đến từ các chuyên gia

Theo một vài chuyên gia, hoa mắt chóng mặt không phải là một bệnh lý mà có thể là biểu hiện của nhiều nguyên nhân đến từ việc say xe, ốm nghén, tâm lý hoảng loạn,..hay cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng.

Chóng mặt do nhiều yếu tố tác động
Chóng mặt do nhiều yếu tố tác động

Mỗi người lại có mỗi nguyên nhân và biểu hiện khác nhau, nên cần khám bệnh nhanh chóng để các bác sĩ có thể đưa ra những phác đồ điều trị và đơn thuốc hỗ trợ người bệnh giảm hoa mắt, chóng mặt nhanh nhất.

Trên đây là những loại thuốc thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị hoa mắt chóng mặt. Nếu bạn có biểu hiện, nếu được sự đồng ý từ bác sĩ có thể tham khảo những loại thuốc trên để hỗ trợ tình trạng sức khỏe bản thân. Nếu thấy bài viết hay, hãy cho chúng mình xin một like để có thêm động lực làm những bài tiếp theo nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *