ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của quý khách.
Chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất.
Khám mắt cho trẻ sơ sinh hiện có giá dao động từ 200.000 đồng đến 1.500.000 đồng cho một lần thăm khám. Giá cụ thể như sau:
Trên đây chỉ là chi phí tham khảo, giá khám mắt cho trẻ sơ sinh có thể thay đổi tùy vào cơ sở nhãn khoa bạn lựa chọn, gói dịch vụ cũng như trình độ chuyên môn của bác sĩ. Để biết thông tin chính xác hãy liên hệ trực tiếp đến đơn vị khám mắt cho bé để được tư vấn cụ thể.
Ngoài những chi phí cho một lần khám mắt cơ bản ở trẻ sơ sinh, nếu phát sinh thêm các chỉ định khác từ bác sĩ, bạn cần phải thanh toán thêm các khoản phát sinh này.
Cho trẻ sơ sinh đi khám mắt là việc quan trọng và cần thiết giúp cha mẹ nắm được tình trạng sức khỏe ở mắt con cũng như tầm soát sớm các bệnh về mắt ở trẻ em như nhược thị, lác và các tật khúc xạ. Khám mắt cho trẻ sơ sinh cũng giúp loại trừ các bệnh lý do di truyền hiếm gặp hơn như glocom, đục thủy tinh thể bẩm sinh hay u nguyên bào võng mạc.
Các chuyên gia nhãn khoa khuyến nghị rằng trẻ sơ sinh nên được đi khám mắt, kiểm tra thị lực khi được 6 tháng tuổi. Đa số các bệnh lý ở mắt nếu được phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp bảo vệ thị lực tốt, ngăn chặn các diễn tiến xấu có thể gây mất thị lực vĩnh viễn. Vì vậy, việc phát hiện sớm các bất thường, bệnh ở mắt trẻ là cách hiệu quả, đảm bảo cho bé giữ được thị lực mạnh khỏe.
Trẻ sơ sinh còn quá nhỏ, chưa có khả năng giao tiếp, trao đổi, trừ những lúc đói, mệt và buồn ngủ. Vậy nên ngay cả những phụ huynh đã có kinh nghiệm cũng sẽ khó khăn khi nhận biết, đánh giá tầm nhìn của bé. Mọi phát hiện thuở ban đầu chỉ là những quan sát, biểu hiện lâm sàng phía bên ngoài mắt trẻ.
Trẻ sơ sinh cần được đi khám mắt vì có những vấn đề lớn, tiềm ẩn bên trong mà cha mẹ sẽ không thể phát hiện được khi quan sát bằng mắt thường. Nếu được phát hiện sớm cũng như có biện pháp điều trị phù hợp, những vấn đề lớn này có thể được giải quyết triệt để trước khi mà chúng biến chứng thành bệnh lý ở mắt không thể chữa được.
Hệ thống thần kinh của trẻ sơ sinh thường phức tạp và vẫn tiếp tục phát triển cho đến khi trẻ được 7 đến 8 tuổi. Vì vậy, nếu các vấn đề về thị lực được phát hiện và giải quyết trước độ tuổi này có thể giúp trẻ cứu vãn thị lực cả đời.
Sau lần kiểm tra mắt đầu tiên ở trẻ sơ sinh, bác sĩ nhãn khoa sẽ giúp cha mẹ xác định thời điểm thích hợp cho lần khám mắt định kỳ tiếp theo. Ngoài ra, chuyên gia còn khuyên bạn nên đi khám mắt bổ sung cho bé khi lên ba tuổi, khám lại khi trẻ được năm hay sau tuổi khi chuẩn bị đi học chính thức.
Thông thường khi khám mắt cho trẻ sơ sinh bác sĩ nhãn khoa sẽ kiểm tra các dấu hiệu, biểu hiện của các bệnh lý bẩm sinh ở mắt cùng nhiều vấn đề liên quan khác. Cùng với đó, bác sĩ sẽ kiểm tra cấu trúc cùng sự liên kết ở mắt bé, khả năng di chuyển của mắt có chính xác không. Thông thường, quy trình khám mắt cho trẻ sơ sinh sẽ bao gồm 6 bước sau:
Như vậy, chỉ một lần khám mắt cho bé mất có vài phút nhưng bác sĩ nhãn khoa có thể kiểm tra được các phần bên ngoài của mắt cùng khu vực xung quanh, các bộ phận bên trong mắt giúp phát hiện các dấu hiệu bệnh. Bố mẹ sẽ yên tâm hơn khi biết mắt trẻ hoàn toàn bình thường, khỏe mạnh cũng như nếu phát hiện mắt có vấn đề sẽ giúp điều trị sớm, mang lại kết quả khả quan.
Cân nhắc, lựa chọn cơ sở chuyên nhãn khoa uy tín khi khám mắt cho trẻ sơ sinh để đảm bảo mắt và thị lực của trẻ sơ sinh được chăm sóc cũng như theo dõi đúng cách. Khi mắt của trẻ được kiểm tra kỹ lưỡng và có kết luận chính xác từ nhà chuyên môn, bạn sẽ được tư vấn cụ thể về cách chăm sóc mắt cho trẻ sơ sinh, vệ sinh cho trẻ hàng ngày để bảo vệ đôi mắt sáng, khỏe đẹp.
Ghi nhớ lịch khám mắt định kỳ tiếp theo để cho trẻ đi thăm khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Giữa những lần khám mắt định kỳ hãy chú ý theo dõi, để ý thị lực đang phát triển của trẻ trong các sinh hoạt hàng ngày. Nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường hãy đưa bé đi kiểm tra lại mắt.
Tóm lại, khám mắt cho trẻ sơ sinh là việc cần thiết, cha mẹ cần chú ý thực hiện để tầm soát sức khỏe đôi mắt bé, phát hiện những bệnh lý tiềm ẩn để kịp thời có biện pháp can thiệp, bảo vệ thị lực cho con. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi nếu cần được tư vấn, hỗ trợ thêm nhé!