Quy trình khám mắt loạn thị, lịch khám định kỳ là bao lâu?

03/03/2023
Tác giả:
Tham vấn y khoa:
 

Khám mắt loạn thị bao nhiêu tiền?

Khám mắt bị loạn thị hiện có giá dao động từ 150.000 đồng đến 350.000 đồng cho một lần thăm khám. Cụ thể:

  • Khám để cắt kính: 150.000 đồng/lần.
  • Khám tổng quát: 350.000 đồng/lần.

Trong đó, chi phí khám để cắt kính sẽ chỉ bao gồm đo khúc xạ, thử thị lực và thử kính. Còn chi phí khám mắt lâm sàng chung sẽ giúp kiểm tra tình trạng chung của mắt, đo khoảng cách đồng tử, đo khúc xạ, kiểm tra thị lực từng mắt, khám hợp thị, đeo thử kính…

Khám mắt loạn thị bao nhiêu tiền?
Khám mắt loạn thị hiện có giá dao động từ 150.000 đồng đến 350.000 đồng

Mức giá trên chỉ mang tính chất tham khảo, chi phí còn thay đổi tùy vào đơn vị khám mắt, gói dịch vụ khách hàng lựa chọn cũng như chuyên môn của bác sĩ được chỉ định thăm khám. Để biết chi phí chính xác hãy liên hệ trực tiếp đến cơ sở y tế nhãn khoa nơi bạn thăm khám để được hỗ trợ, tư vấn.

Khám loạn thị thường diễn ra theo quy trình như nào?

Khám mắt loạn thị ở hầu hết các cơ sở y tế nhãn khoa thường trải qua 8 bước cơ bản như sau:

Bước 1: Chụp khúc xạ qua máy đo khúc xạ tự động

Bước đầu tiên trong quy trình khám mắt loạn thị là kiểm tra tình trạng mắt tổng quát bằng cách sử dụng máy đo khúc xạ tự động để đánh giá thị lực. Kết quả đo có thể giúp bác sĩ chẩn đoán nhanh, chính xác tật khúc xạ ở mắt khách hàng.

Chụp khúc xạ qua máy đo khúc xạ tự động
Kiểm tra tình trạng mắt tổng quát bằng cách sử dụng máy đo khúc xạ tự động để đánh giá thị lực

Bước 2: Soi bóng đồng tử kiểm tra độ khúc xạ

Thông qua soi bóng đồng tử ở bước này để bác sĩ đánh giá lại thị lực, độ loạn thị của khách hàng giúp thu được kết quả có độ chính xác cao hơn, không dựa hoàn toàn vào câu trả lời chủ quan từ khách hàng. Soi bóng đồng tử có thể áp dụng để khám mắt cho trẻ em là đối tượng vẫn còn ở độ tuổi chưa thể phân biệt được những câu hỏi của chuyên viên khi đo mắt.

Soi bóng đồng tử kiểm tra độ khúc xạ
Thông qua soi bóng đồng tử ở bước này để bác sĩ đánh giá lại thị lực

Bước 3: Khám khúc xạ chủ quan

Bước thử thị lực này giúp bác sĩ đo lường mức độ nhìn thấy ở khoảng cách gần và xa thông qua các bảng chữ cái đo thị lực chuyên dụng. Với những khách hàng nhí chưa đọc được chữ, bác sĩ sẽ dùng những bảng thị lực đặc biệt như bảng hình hay bảng chữ E giúp trẻ bị loạn thị đánh giá tổng quát khả năng nhìn.

Khám khúc xạ chủ quan
Bước thử thị lực này giúp bác sĩ đo lường mức độ nhìn thấy ở khoảng cách gần và xa

Bước 4: Đo khúc xạ và thử kính

Khách hàng sẽ được thực hiện bài kiểm tra để đưa ra đơn kính phù hợp với tật loạn thị ở mắt. Đây là bước quan trọng hàng đầu, theo đó, họ sẽ được nhìn vào bảng thị lực thông qua một công cụ gọi là phoropter hoặc sử dụng mắt kính rời được đặt vào gọng thử, khoảng cách được điều chỉnh phù hợp với từng loại bảng thị lực, có thể là 3m, 5m hoặc 6m.

Chuyên gia sẽ thử lần lượt từng mắt bên phải và bên trái, yêu cầu bệnh nhân mô tả lại những gì nhìn thấy trong bảng đo thị lự. Thông qua câu trả lời của khách hàng về khả năng nhìn rõ hơn hay nhìn mờ khi thay đổi công suất kính thử giúp bác sĩ xác định số độ loạn thị chính xác.

Bước 5: Chỉnh khoảng cách đồng tử mắt ở gọng kính thử

Sau khi thử kính, đo khúc xạ, bác sĩ sẽ kết hợp với điều chỉnh khoảng cách của đồng tử mắt ngay trên gọng kính thử như:

  • Chỉnh độ nghiêng tì mũi.
  • Điều chỉnh độ nghiêng ở hai bên càng kính…

Chỉnh khoảng cách đồng tử mắt sao cho phù hợp nhất với từng đặc điểm cấu trúc mắt của người loạn thị, nhằm mang lại sự thoải mái, hình ảnh thu về rõ nét, tâm quang học của mỗi tròng kính đều được căn chỉnh sao cho nằm ở ngay trước tâm của đồng tử.

Đo khúc xạ và thử kính
Khách hàng sẽ được thực hiện bài kiểm tra để đưa ra đơn kính phù hợp với tật loạn thị ở mắt

Bước 6: Thử lại mắt bằng kính trụ

Trường hợp khách hàng bị loạn thị một bên mắt kèm theo tật cận thị sẽ được thử kính trụ tương ứng với độ loạn thị đo được ở bên mắt đó và trục loạn dự kiến. Tiếp theo đó sẽ dùng kính trụ chéo Jackson giúp tinh chỉnh lại trục và công suất của kính trụ ở bên mắt đó. Sau khi thực hiện các bước trên, bác sĩ sẽ tiến hành tìm kiếm độ cầu tối ưu cho bên mắt phải.

Bước 7: Cân bằng thị lực hai mắt

Bước này sẽ sử dụng phương pháp sương mù giúp cân bằng thị lực hai mắt hay còn được gọi là khám hợp thị hai mắt. Ở bước này thị lực của khách hàng loạn thị đo được đa phần đã đạt chuẩn so với độ loạn ở mắt rồi. Bước này sẽ giúp cho người loạn thị cân bằng điều tiết ở cả hai mắt đồng thời buông thả điều tiết thêm nữa. Tránh trường hợp bị thừa hoặc thiếu độ.

Cân bằng thị lực hai mắt
Bước này sẽ giúp cho người loạn thị cân bằng điều tiết ở cả hai mắt đồng thời buông thả điều tiết thêm nữa

Bước 8: Đeo thử kính mới

Đeo thử kính với số đo mới là bước cuối, hoàn tất quy trình khám mắt loạn thị. Theo đó, khách hàng sẽ kiểm tra độ dung nạp của mắt với thấu kính mới. Nếu như bạn không cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, nhức mắt khi dùng kính mới thì quá trình khám loạn thị đã thành công. Bác sĩ sẽ đưa ra kết luận sau cùng, ra đơn kính/thuốc (nếu có) cũng như tư vấn cho bạn cách chăm sóc mắt phù hợp.

Ngoài ra, nếu khám loạn thị gói tổng quát, khách hàng sẽ được tầm soát thêm các bệnh lý về mắt khác, nếu phát hiện các triệu chứng bất thường ở mắt, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn cách điều trị kịp thời, hạn chế bệnh lý chuyển biến cấp độ nặng.

Bao lâu cần khám mắt loạn thị định kỳ?

Người mắc tật loạn thị cần khám mắt định kỳ từ 3 đến 6 tháng/lần để theo dõi diễn tiến của loạn thị, có phương pháp kiểm soát tốt độ loạn ở mắt cũng như phòng tránh biến chứng nhược thị. Cụ thể:

  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Chuyên gia nhãn khoa khuyên cha mẹ nên cho bé đi khám mắt tổng quát trong 6 tháng đầu đời để tầm soát sớm tật khúc xạ như loạn thị cũng như các bệnh lý tiềm ẩn khác ở mắt, khi trẻ lên 3 cần thăm khám tổng quát thêm một lần nữa.
  • Trẻ từ 3 đến 17 tuổi: Nên được khám mắt định kỳ mỗi năm từ 1 đến 2 lần giúp theo dõi độ loạn hiệu quả, kiểm soát tốt độ loạn thị ở mắt, ngăn ngừa suy giảm thị lực, biến chứng nhược thị. Khám mắt định kỳ còn giúp phát hiện sớm các bệnh về mắt ở trẻ em để có biện pháp can thiệp kịp thời.
  • Người trưởng thành từ 18 tuổi: Cần đi khám mắt loạn thị định kỳ ít nhất 6 tháng 1 lần.
Bao lâu cần khám mắt loạn thị định kỳ?
Người mắc tật loạn thị cần thăm khám mắt định kỳ từ 3 đến 6 tháng/lần để theo dõi diễn tiến của loạn thị

Khám loạn thị là việc cần thiết và quan trọng, nên được theo dõi và thực hiện đầy đủ, giúp bạn kiểm soát tốt độ loạn ở mắt, có phương pháp can thiệp phù hợp ở từng giai đoạn cụ thể. Loạn thị nếu không được phát hiện và có cách xử lý kịp thời dễ biến chứng sang nhược thị nguy hiểm.

Tóm lại, bài viết trên đây đã giúp bạn đọc nắm được quy trình của một lần khám loạn thị cơ bản. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích, giúp bạn có những trải nghiệm tuyệt vời. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi nếu cần được hỗ trợ, tư vấn thêm nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *