7 lưu ý trong sinh hoạt khi sống chung cùng bệnh glaucoma

18/11/2022
Tác giả:
Tham vấn y khoa:
 
Lưu ý trong sinh hoạt khi bị glaucoma
Glaucoma gây tổn thương, suy giảm thị lực không phục hồi ở mắt

7 lưu ý trong sinh hoạt khi bị glocom (glaucoma)

Glocom là bệnh lý liên quan chủ yếu đến tình trạng nhãn áp ở trong mắt, bệnh gây tổn thương không phục hồi thị thần kinh của người bệnh. Và hiện nay chưa có 1 phương pháp nào được công nhận có thể điều trị dứt điểm bệnh lý nguy hiểm ở mắt này, việc trị bệnh phải theo cả đời.

7 lưu ý trong sinh hoạt sau đây sẽ giúp ích cho bạn khi phải sống chung với glaucoma hoặc giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích hơn khi sống chung và phải chăm sóc người thân bị glocom. Cụ thể:

1. Khám mắt định kỳ

Người bệnh glaucoma cần duy trì thói quen đi thăm khám mắt định kỳ, tại các cơ sở chuyên nhãn khoa uy tín để theo dõi tiến triển của bệnh lý, có phương pháp khắc phục phù hợp với từng giai đoạn bệnh. Thông thường ở những giai đoạn nhẹ, bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng thuốc giúp điều chỉnh nhãn áp ở trong mắt, đeo kính để hỗ trợ thị lực.

Khi bệnh lý tiến triển sang giai đoạn nặng, việc dùng thuốc không còn tác dụng giúp hạ nhãn áp hiệu quả nữa, người bệnh glocom sẽ được chỉ định phẫu thuật mắt, mở kênh thoát dịch để giảm nhãn áp trong mắt. Vì vậy, việc thăm khám định kỳ là rất cần thiết với người bệnh glocom, tuỳ vào tình trạng ở mắt bạn, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng loại thuốc phù hợp hay thay thế bằng một phương pháp khắc phục khác.

Khám mắt định kỳ
bệnh nhân glocom cần thiết lập thói quen khám mắt định kỳ

2. Tuân thủ chỉ định dùng thuốc

Để giúp bệnh nhân cườm nước kiểm soát nhãn áp tốt hơn, bác sĩ thường sẽ chỉ định dùng thuốc nhỏ mắt hàng ngày. Một số trường hợp bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng kết hợp thêm cả thuốc uống nữa. Người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ về liều dùng cũng như cách sử dụng. Tuyệt đối không được sử dụng tăng liều hay tuỳ ý giảm liều mà không tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Hãy nhớ việc trị bệnh glocom là phải theo cả đời, nhiều người sau một thời gian can thiệp y tế thấy tình trạng ổn hơn lại tuỳ ý bỏ thuốc không sử dụng và cũng không đi khám nữa khiến bệnh càng diễn biến phức tạp. Tuân thủ đúng chỉ định dùng thuốc của bác sĩ là lưu ý quan trọng nhất mà người bệnh glaucoma phải ghi nhớ để bảo tồn thị lực, không phải đối diện với nguy cơ mù loà vĩnh viễn

Tuân thủ chỉ định dùng thuốc
Dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ về liều lượng và cách sử dụng

3. Dùng thuốc đúng cách

Cùng với việc ghi nhớ chỉ định của bác sĩ về việc dùng thuốc, người bệnh glocom cần phải ghi nhớ một số lưu ý khi dùng thuốc nhỏ mắt để giúp mang lại hiệu quả tối ưu, ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm. Luôn vệ sinh tay sạch sẽ trước khi tra thuốc, ghi lên lọ thuốc ngày mở nắp để nhớ loại bỏ sau 15 ngày nếu không dùng hết. Khi nhỏ thuốc phải luôn nhớ để đầu lọ thuốc cách mắt một khoảng nhất định, không để chạm mắt.

Nếu bạn phải sử dụng kết hợp nhiều loại thuốc khác nhau thì hãy nhớ đảm bảo khoảng cách thời gian giữa các loại thuốc. Nhỏ lần lượt từng loại thuốc một lên mắt với khoảng cách thời gian từ 15 – 20 phút cho mỗi loại. Không được nhỏ cùng nhau dễ gây phản ứng chéo giữa các thành phần của thuốc hoặc khiến thuốc giảm đi hiệu quả trong việc khắc phục bệnh lý glocom.

Dùng thuốc đúng cách
Sử dụng thuốc nhỏ mắt đúng cách

4. Thiết lập chế độ ăn uống hợp lý

Bệnh nhân glocom nên xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh hàng ngày. Bị cườm nước nên ăn gì? Bạn nên bổ sung nhiều hơn các thực phẩm cung cấp nhiều dưỡng chất tốt cho mắt trong bữa ăn hàng ngày. Các loại vitamin A, C, E…, chất chống oxy hoá lutein và zeaxanthin… là những chất dinh dưỡng cần thiết trong các hoạt động hàng ngày cho mắt.

Theo đó, người bệnh glocom nên bổ sung thêm các loại rau lá xanh, quả mọng, thịt đỏ như: Súp lơ, cải xoăn, cây cải xanh, đậu xanh, cần tây, việt quất, dâu, cam, quýt, bơ, thịt lợn, thị bò… Là những thực phẩm dồi dào vitamin và các chất dinh dưỡng khác giúp người bệnh bảo tồn thị lực tốt hơn.

Bên cạnh đó, bạn cần tránh các loại thực phẩm không tốt, tác động xấu đến bệnh lý như: Đồ ăn cay nóng, chiên rán, đường và các chế phẩm tử đường, ăn ít tinh bột… Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh chính là chìa khoá vàng giúp bệnh nhân cườm nước gìn giữ thị lực, hạn chế tối đa nguy cơ tiến triển xấu của bệnh.

Thiết lập chế độ ăn uống hợp lý
Chế độ ăn uống lành mạnh là chìa khoá vàng giúp bệnh nhân cườm nước gìn giữ thị lực

5. Tránh xa các chất kích thích

Rượu, bia, thuốc lá… chính là những chất kích thích độc hại mà người bệnh glocom nên loại bỏ chúng ra khỏi cuộc sống hàng ngày. Trong thành phần của rượu bia có nhiều cồn, chúng có thể gây kích thích thần kinh thị giác và nếu lạm dụng quá nhiều sẽ gây ngộ độc thần kinh thị giác. Thị thần kinh của người bệnh glocom vốn đã bị thương tổn, thêm kích thích từ rượu bia sẽ gây ra nhiều biến chứng phức tạp, khó lường.

Sử dụng thuốc lá có thể gây tăng huyết áp, đẩy áp suất trong mắt lên cao, đi kèm với tình trạng viêm nhiễm ở mắt. Những người thường xuyên hút thuốc lá có nguy cơ mắc các bệnh ở mắt cao hơn rất nhiều lần so với những người bình thường khác. Vì vậy người bệnh glocom cần tránh xa thuốc lá cùng các chất kích thích khác.

Tránh xa các chất kích thích
Bệnh nhân glocom phải tránh xa các chất kích thích độc hại

6. Có chế độ sinh hoạt phù hợp

Bệnh nhân glaucoma nên duy trì thói quen luyện tập thể dục hàng ngày từ 30 – 45 phút với những bài tập nhẹ nhàng như: Đi bộ, đạp xe, vận động nhẹ… sẽ giúp ích cho việc cải thiện tình trạng nhãn áp trong mắt, duy trì thị lực tốt cũng như khiến máu lưu thông tốt hơn đến mắt và não.

Và không phải bài tập nào cũng phù hợp với người bệnh glocom, bạn cần tránh những môn thể thao vận động mạnh hay các bài tập phải cúi đầu nhiều vì nó có thể thúc đẩy tình trạng tăng nhãn áp.

Người bệnh glocom nên nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh làm một việc gì đó quá lâu khiến mắt điều tiết nhiều, mệt mỏi sẽ đẩy nhãn áp lên cao. Ngủ đủ giấc từ 6 – 8 tiếng/ngày, hạn chế thức khuya quá 11 giờ. Ngoài ra, bạn cần duy trì thói quen uống đủ 2 lít nước mỗi ngày nhưng chia nhỏ lượng nước, không uống quá nhiều nước trong 1 khoảng thời gian ngắn.

Có chế độ sinh hoạt phù hợp
Tập thể dục hàng ngày với những động tác nhẹ nhàng

7. Bảo vệ mắt tránh các tác nhân gây hại

Cùng với việc giúp cho mắt khoẻ mạnh từ bên trong, người bệnh glocom cần ghi nhớ bảo vệ mắt tránh khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài. Khi ra ngoài, bạn cần đeo kính râm đêr bảo vệ mắt tránh khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường như: Tia cực tím từ mặt trời, khói, bụi, phấn hoa… Chúng có thể gây kích ứng, dị ứng ở mắt khiến bệnh lý thêm trần trọng.

Người bệnh glocom nên hạn chế tiếp xúc nhiều với các thiết bị điện tử như TV, máy tính, điện thoại… có nguồn ánh sáng xanh nguy hiểm, để mắt nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh điều tiết nhiều. Tránh các tác động lực mạnh nên cùng mắt như: Nằm sấp khi ngủ, gác tay lên trán, dụi mắt hay lấy tay bẩn chạm vào mắt…

Bảo vệ mắt tránh các tác nhân gây hại
Đeo kính khi đi ra ngoài để bảo vệ mắt tránh khỏi các tác nhân gây hại

Người bệnh glaucoma nên cân nhắc chọn lựa các cơ sở chuyên nhãn khoa uy tín, chuyên nghiệp để thăm khám mắt thường xuyên, theo dõi chuyển biến của bệnh lý và có phương pháp khắc phục hiệu quả nhất. Ngoài ra, bạn cần theo dõi mắt thường xuyên, đến ngay bệnh viện khi phát hiện các dấu hiệu bất thường tại mắt như: Thị lực suy giảm đột ngột, đau nhức mắt, mắt đỏ nhiều, song thị…

Mức độ ảnh hưởng của glaucoma đến sinh hoạt

Tuỳ vào tình trạng bệnh glocom của mỗi người sẽ có những mức độ ảnh hưởng riêng đến cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày. Với những bệnh nhân ở giai đoạn đầu, cườm nước thường diễn biến âm thầm, không gây đau và đa phần không ảnh hưởng đến thị lực của người bệnh. Vì vậy chất lượng cuộc sống thường không bị ảnh hưởng.

Khi bước sang giai đoạn tiến triển, áp lực nội nhãn tăng cao có thể khiến cho người bệnh phải chịu những cơn đau đớn ở mắt đi kèm với những biểu hiện khác như:

  • Đau nhức mắt nhiều.
  • Đau nửa đầu hoặc đau cả đầu.
  • Nhạy cảm nhiều với ánh sáng.
  • Chóng mặt, buồn nôn khi tiếp xúc với nguồn ánh sáng mạnh hay làm việc quá lâu.

Các triệu chứng khó chịu này gây ra nhiều ảnh hưởng tới sinh hoạt, chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Ngoài ra, glocom còn tác động đến cả tâm lý của người bệnh. Theo số liệu thống kê, có đến hơn 80% bệnh nhân mắc glaucoma bị ảnh hưởng đến tinh thần, luôn hoang mang, lo sợ và rơi vào trầm cảm vì sợ đối diện với nguy cơ mù loà vĩnh viễn. Nhiều người cao tuổi thì lo lắng vì sợ trở thành gánh nặng cho con cháu nếu thị lực bị mất, người trẻ tuổi thì lo sợ sẽ bị mù loà vĩnh viễn.

Tuy nhiên, theo thời gian, tinh thần của người bệnh sau đó cũng sẽ dần ổn định khi đã tìm hiểu kỹ thông tin bệnh và thích nghi, chấp nhận sống chung với glocom.

Mức độ ảnh hưởng của glaucoma đến sinh hoạt
Glocom gây nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và tâm lý của người bệnh

Tuy hiện nay chưa có phương pháp nào giúp bạn dứt điểm bệnh lý nguy hiểm này ở mắt nhưng nếu tuân thủ đúng chỉ định dùng thuốc của bác sĩ, thiết lập chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh sẽ bảo tồn được thị lực. Đồng thời thăm khám mắt định kỳ, thường xuyên để bạn nắm được diễn biến bệnh lý, có phương pháp khắc phục thích hợp cho từng giai đoạn bệnh, hạn chế tối đa biến chứng nguy hiểm gây mất thị lực vĩnh viễn.

Tóm lại, trên đây là 7 lưu ý quan trọng trong sinh hoạt giúp người bị glaucoma chung sống tốt hơn với bệnh lý nguy hiểm ở mắt này. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích và thiết yếu. hãy liên hệ ngay với chúng tôi nếu bạn cần hỗ trợ và tư vấn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *