Tìm hiểu về hiện tượng mắt lác nhẹ, biểu hiện, cách trị hiệu quả

16/05/2023
Tác giả:
Tham vấn y khoa:
 

Tìm hiểu về hiện tượng mắt lác nhẹ

Mắt lác nhẹ là hiện tượng nhãn cần bị lệch nhẹ khi ở tư thế nhìn thẳng, hai mắt lúc này không cùng nhìn về một hướng, cùng một sự vật mà nhìn theo các hướng khác nhau.

Mắt lác nhẹ là cấp độ rất khó phát hiện của bệnh lác mắt, các biểu hiện thường không rõ ràng, khó để phân biệt, nhận biết, đòi hỏi người bệnh phải có sự quan sát thật kỹ mới có thể phát hiện. Mắt bị lác nếu được phát hiện, chẩn đoán sớm và có các biện pháp can thiệp, cách trị phù hợp sẽ giúp cải thiện hiệu quả tình trạng khó chịu ở mắt này.

Mắt lác nhẹ
Mắt lác nhẹ là hiện tượng nhãn cần bị lệch nhẹ khi ở tư thế nhìn thẳng

Mắt bị lác nhẹ có nguy hiểm không?

Mắt bị lác nhẹ nếu không được phát hiện và có các biện pháp trị bệnh phù hợp, tình trạng sẽ ngày càng chuyển biến nặng hơn, để lại nhiều biến chứng nguy hiểm ở mắt, gây suy giảm thị lực, thậm chí là mù lòa vĩnh viễn.

Dù mắt bị lác nhẹ hay nặng cũng đều khiến cho bên mắt đó có thị lực kém hơn bình thường. Đôi khi xuất hiện thêm hiện tượng tầm nhìn đôi hoặc khó tập trung. Khi hai mắt nhìn lệch sẽ thu được hai hình ảnh ở hai góc độ khác nhau của cùng một sự vật và chuyển đến não bộ. Ở trẻ em, não bộ có khả năng chọn lọc, loại bỏ hình ảnh của mắt nhìn lệch, nhìn mờ và chỉ lấy hình ảnh của mắt nhìn rõ.

Lâu dần, não sẽ loại bỏ dần các chức năng thị lực của bên mắt lác, dẫn đến tình trạng nhược thị là một trong các bệnh về mắt ở trẻ em có thể gây mất thị lực. Theo thống kê có khoảng 50% số trẻ bị lác gặp biến chứng nhược thị, nếu không được khắc phục kịp thời có thể gây mù lòa vĩnh viễn.

Mắt bị lác nhẹ có nguy hiểm không?
Dù mắt bị lác nhẹ hay nặng cũng đều khiến cho bên mắt đó có thị lực kém hơn bình thường

 

Vì vậy, khi phát hiện các dấu hiệu bất thường ở mắt, nghi ngờ bị lác nhẹ cần chủ động đi khám mắt để được chẩn đoán và có các biện pháp can thiệp phù hợp, giữ gìn thị lực.

Phân loại mắt lác nhẹ

Mắt lác nhẹ có thể xảy ra ở một hoặc cả hai mắt với xu hướng thường thấy là cùng nhìn lệch vào trong hoặc cùng nhìn lệch ra ngoài. Dự vào sự sai lệch khi hoạt động của nhãn cầu có thể chia mắt lác nhẹ thành các loại:

  • Mắt lác trong.
  • Mắt lác ngoài.
  • Mắt lác trên.
  • Mắt lác dưới.
Phân loại mắt lác nhẹ
Mắt lác nhẹ có thể xảy ra ở một hoặc cả hai mắt với xu hướng thường thấy là cùng nhìn lệch

Dấu hiệu nhận biết mắt bị lác nhẹ

Đa phần trường hợp mắt bị lác nhẹ thường khó để nhận chính xác biết thông qua các biểu hiện lâm sàng, khi quan sát cần phải để ý thật kỹ mới có thể phát hiện hai mắt bị lệch, không đều nhau. Có thể kiểm tra tình trạng này thông qua một số cách nhận biết mắt lác đơn giản như:

  • Ngồi đối diện, nhìn thẳng vào mắt người cần kiểm tra và quan sát thật kỹ hai mắt họ. Nếu hai mắt nhìn không đối xứng nhau hoặc không thể cố gắng để đối xứng khi tập trung nhìn thì khả năng cao người đó đã bị lác mắt.
  • Với đối tượng là trẻ nhỏ thì sẽ khó ngồi tập trung để bạn quan sát. Lúc này có thể lấy một món đồ chơi yêu thích, để trước mắt để trẻ quan sát. Nếu thấy hai mắt khi tập trung nhìn món đồ chơi mà bị lệch nhau thì khả năng trẻ bị mắt lác.
Dấu hiệu nhận biết mắt bị lác nhẹ
Đa phần trường hợp mắt bị lác nhẹ thường khó để nhận chính xác biết thông qua các biểu hiện lâm sàng

Ngoài ra, mắt lác nhẹ có thể đi kèm với một số biểu hiện như mỏi mắt, mờ mắt, suy giảm khả năng tập trung hoặc tầm nhìn đôi… Nếu phát hiện các biểu hiện nghi ngờ trên hãy nhanh chóng đưa trẻ đi thăm khám. Khám mắt cho bé để được chẩn đoán chính xác tình trạng bất thường ở mắt, từ đó có biện pháp can thiệp phù hợp.

Mắt bị lác nhẹ do đâu?

Nguyên nhân gây ra hiện tượng mắt lác nhẹ bao gồm cả bẩm sinh, di truyền và mắc phải. Dù bắt nguồn từ nguyên nhân nào thì tình trạng mắt lác đều diễn tiến từ cấp độ nhẹ đến nặng. Nếu không phải do bẩm sinh, mắt lác do mắc phải có thể xảy ra tại bất cứ thời điểm nào trong cuộc đời. Một số yếu tố nguy cơ cao có thể gây bệnh lác mắt nhẹ như:

  • Di truyền là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh lác mắt bẩm sinh ở trẻ.
  • Mắt lác nhẹ có thể là biến chứng của của các tật khúc xạ ở mắt như cận thị hay viễn thị.
  • Do hệ vận động nhãn cầu bị khuyết tật hoặc dị dạng.
  • Do não và hệ thống thần kinh thiếu cân bằng với mắt.
  • Do chấn thương, va đập, bị nhiễm trùng ở mắt gây ra hiện tượng mắt lác nhẹ.
  • Biến chứng sau phẫu thuật các bệnh lý ở mắt khác.
  • Trẻ gặp phải một số bệnh, hội chứng gây ra các vấn đề ở não như: Down, bãi não…. sẽ có nguy cơ bị lác nhẹ hoặc nặng…
Mắt bị lác nhẹ do đâu?
Nguyên nhân gây ra hiện tượng mắt lác nhẹ bao gồm cả bẩm sinh, di truyền và mắc phải

Mắt lác nhẹ có chữa được không?

Với những bệnh nhân bị lác nhẹ, mới phát hiện, bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng một số phương pháp luyện tập tại nhà mà không cần phải can thiệp phẫu thuật. Tuy các biện pháp này không giúp bạn chữa dứt điểm mắt lác nhẹ nhưng sẽ giúp khắc phục hiệu quả, kiểm soát tốt thị lực ở mắt, phòng tránh chuyển biến nặng gây ra các biến chứng nguy hiểm ở mắt.

Một số phương pháp được áp dụng phổ biến cho người mắt lác nhẹ như:

  • Chỉnh kính: Phương pháp này được áp dụng cho các trường hợp lác nhẹ kèm theo tật khúc xạ khác ở mắt như cận thị. Đeo kính phù hợp với độ ở mắt giúp hỗ trợ thị lực nhìn hình ảnh rõ nét cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc phối hợp thị giác giữa hai mắt.
  • Bịt mắt: Dùng miếng che mắt, sử dụng kính chuyên dụng hoặc thuốc nhỏ mắt chuyên dụng giúp che thị lực tạm thời bên mắt tốt, để bên mắt bệnh tập trung nhìn vào sự vật, tập chuyển động linh hoạt. Bài tập này giúp đánh lừa não bộ, kích thích mắt bệnh hoạt động. Nên kiên trì tập luyện 30 phút mỗi ngày sẽ thấy tình trạng được cải thiện rõ rệt.
Mắt lác nhẹ có chữa được không?
Dùng miếng che mắt giúp che thị lực tạm thời bên mắt tốt, để bên mắt bệnh tập trung nhìn vào sự vật

Nhìn chung, các phương pháp hỗ trợ thị lực cho người bị lác nhẹ trên đây chỉ có tác dụng giúp mắt khỏe và linh hoạt hơn chứ không thể giúp định hình lại dáng mắt cũng như cải thiện về thẩm mỹ. Vì vậy, nhiều người đã tìm đến phẫu thuật giúp trị mắt lác nhẹ hiệu quả. Phẫu thuật mắt lác giúp thắt chặt hoặc nới lỏng hoặc định vị lại các cơ mắt bị lỗi giúp hai mắt cân bằng trong hoạt động nhìn.

Ngoài ra, người bị mắt lác nhẹ cần rèn luyện tâm lý kiên trì luyện tập cũng như thái độ tự tin. Bên cạnh đó là thiết lập chế độ dinh dưỡng, cung cấp các dưỡng chất tốt cho mắt như các loại vitamin A, C, E, kẽm, Omega 3… Thiết lập thói quen làm việc, học tập tại nơi có ánh sáng đầy đủ, ngủ đủ giấc để mắt được nghỉ ngơi cũng góp phần gìn giữ sức khỏe đôi mắt, phòng tránh suy giảm thị lực.

Tóm lại, bài viết trên đây đã cung cấp đầy đủ cho bạn đọc các thông tin liên quan đến tình trạng mắt lác nhẹ. Hy vọng sẽ phần nào giúp bạn giải đáp các thắc mắc liên quan đến mắt bị lác nhẹ. Nếu nghi ngờ mắt bị bệnh hãy đến ngay các cơ sở y tế chuyên nhãn khoa để thăm khám và có hướng điều trị phù hợp nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *