MỔ MẮT CẬN THỊ VÀ NHỮNG KINH NGHIỆM BẠN CẦN BIẾT?

31/08/2020
Tác giả:
Tham vấn y khoa:
 
Mổ mắt cận thị
Mổ mắt cận thị giúp bạn có được đôi mắt sáng khỏe.

Hiểu đúng về cận thị

Cận thị là một trong những tật khúc xạ thường gặp ở cả người lớn và trẻ em. Trong đó, phổ biến nhất gặp ở lứa tuổi học sinh. Theo nhiều nghiên cứu, tỷ lệ cận thị học đường ở các thành phố lớn là 50% (theo Báo cáo về công tác phòng chống mù lòa năm 2014 của GS. Đỗ Như Hơn).

Cận thị
Cận thị – căn bệnh mà rất nhiều em học sinh gặp phải

Tật cận thị xảy ra khi chục nhãn cầu dài hơn bình thường trong khi công suất của các thấu kính (hệ giác mạc-thuỷ tinh thể) là bình thường, hoặc công suất của thấu kính quá cao trong khi độ dài trục nhãn cầu là bình thường.

Các chuyên gia cho rằng có 2 yếu tố thúc đẩy cận thị đó là:

  • Cận thị do di truyền: thông thường, bố mẹ cận thì rất dễ di truyền cho con cái, nếu bố mẹ cận thị từ 6 diop trở lên thì mức độ di truyền là 100%.

  • Cận thị do yếu tố môi trường: học tập và sinh hoạt thiếu khoa học…

Đặc điểm của cận thị là nhìn xa không rõ mà nhìn gần rõ. Vậy nên “cận” với đôi mắt kính dày đã làm ảnh hưởng không ít đến đời sống sinh hoạt, học tập và làm việc của nhiều người…

Cận thị là một bệnh lý không thể chữa bằng phương pháp tự nhiên, nên các phương pháp luyện tập chỉ giúp tăng cường sức khỏe mắt chứ không thể đảo ngược tật cận thị. Do đó, mổ cận vẫn là một phương pháp hữu hiệu và cần thiết.

>>>Xem thêm: Danh sách những điều cần kiêng kị trước và sau khi mổ cận thị

Điều kiện mổ mắt cận

Không phải ai muốn mổ mắt cận cũng đều có thể mổ, muốn mổ mắt bị cận thị hiệu quả, bạn cần đảm bảo những yếu tố sau:

  • Từ 18 tuổi trở lên.

  • Độ khúc xạ ổn định trong 6 tháng qua (không thay đổi quá nhiều trong khoảng 0,25-0,5 đi-ốp).

  • Giác mạc đủ dày: vì trong quá trình phẫu thuật, tia laser sẽ thay đổi hình dạng giác mạc, vì thế bạn cần phải có độ dày tương ứng. Việc giác mạc đủ dày hay không sẽ được xác định khi thăm khám chuyên sâu trước mổ.

  • Không mắc một số bệnh lý chống chỉ định như các bệnh về mắt khác: thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể,… Các bệnh lý và trường hợp khác như: bệnh tim mạch, tiểu đường, tim mạch, người đang mang thai, cho con bú, người bị suy giảm miễn dịch,…

Nên mổ mắt cận thị ở đâu?

Khi bạn bị cận, việc tìm một nơi mổ cận uy tín rất quan trọng. Hãy chọn địa chỉ mổ cận thị uy tín và chuyên nghiệp. Với đội ngũ Giáo sư, Tiến sĩ đầu ngành Nhãn khoa Việt Nam đã thực hiện hơn 30.000 ca phẫu thuật khúc xạ; cùng hệ thống trang thiết bị được đầu tư đồng bộ, tối tân bậc nhất ngành Nhãn khoa thế giới; Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 chính là sự lựa chọn tin cậy cho các bạn muốn mổ mắt cận.

 Bệnh viện mắt Hà Nội 2
Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 – địa chỉ mổ mắt cận uy tín và chuyên nghiệp

Hiện tại, ở Bệnh viện Mắt Hà Nội 2, tùy vào tình trạng mắt của bệnh nhân mà đội ngũ y bác sĩ sẽ giới thiệu đến bạn phương pháp mổ cận thị phù hợp, có thể kể đến như:

  • Phẫu thuật tật khúc xạ bằng tia laser (gồm 3 phương pháp: Lasik, Femto-Lasik và Relex Smile) hiệu quả đem lại tốt với độ an toàn cao, thời gian phục hồi sau phẫu thuật ngắn và có thể điều trị triệt để tật khúc xạ. Tuy nhiên điểm hạn chế của phương pháp này chính là cần thực hiện các thao tác phẫu thuật ngay vùng mắt với chi phí tương đối cao.

  • Phẫu thuật Phakic: phương pháp áp dụng cho những bệnh nhân có độ cận cao nhưng không đủ điều kiện phẫu thuật khúc xạ bằng tia laser. Song phương pháp này có nhược điểm là có khả năng gây tăng nhãn áp và viêm nhiễm, thời gian phục hồi lâu hơn.

  • Phẫu thuật thay thủy tinh thể: phương pháp này chỉ được chỉ định khi bệnh nhân có độ cận quá cao, không thể phẫu thuật bằng các phương pháp khác.

>>> Xem thêm: Mổ mắt cận thị ở đâu an toàn và tốt nhất Hà Nội 2020

Sau khi phẫu thuật cần chú ý gì?

Phẫu thuật chữa cận thành công chỉ là bước đầu cho một đôi mắt sáng khỏe. Chăm sóc mắt sau phẫu thuật tốt giúp thị lực phục hồi nhanh hơn, giữ gìn đôi mắt sáng khỏe hơn trong những năm tháng sau này. Vậy nên, hãy luôn chú ý bảo vệ đôi mắt của bạn!

Những việc cần làm:

  • Ngay sau khi xuất viện, bạn nên về nhà nằm ngủ hoặc nhắm mắt nghỉ ngơi trong 2 đến 4 tiếng sau phẫu thuật, chỉ nên mở mắt khi cần thiết.

  • Đeo kính bảo vệ mắt 24/24h kể cả khi ngủ trong 3 ngày đầu.

  • Bạn có thể được đặt kính áp tròng sau phẫu thuật. Nếu kính áp tròng rơi ra, bạn không nên cố gắng đặt lại kính áp tròng vào mắt, hãy gọi điện ngay cho bác sĩ.

  • Nhỏ thuốc kháng sinh, kháng viêm, nước mắt nhân tạo theo đơn bác sĩ.

  • Tái khám đúng lịch.

  • Chế độ ăn bình thường.

Những việc cần tránh:

  • Tuyệt đối không được day, dụi tay vào mắt.

  • Không được trang điểm vào vùng mắt ít nhất trong 2 tuần đầu.

  • Tránh không cho mồ hôi nước bẩn, xà bông hay khói bụi vào mắt ít nhất trong vòng 2 tuần đầu.

  • Hạn chế xem tivi, đọc sách báo trong vòng 1 tuần đầu.

  • Hạn chế uống rượu bia, chất kích thích trong 1 tháng đầu.

  • Bạn có thể trở lại những môn thể thao nhẹ như yoga, aerobic, tập gym, cử tạ nhẹ, chạy bộ… 1 tuần sau mổ. Với các môn thể thao đối kháng hay bất cứ hoạt động nào có nguy cơ làm bụi, mảnh vỡ, dị vật… bắn vào mắt, nên chờ sau 1 tháng hoặc khi bác sĩ cho phép.

  • Không đi bơi trong vòng 1 tháng đầu.

>>> Xem thêm: Cần lưu ý gì khi mổ mắt? Chi phí phẫu thuật Lasik có cao không?Phẫu thuật mổ mắt cận thị là phương pháp triệt tiêu hoàn toàn độ cận của mắt, giúp người bị mắc tật cận thị hoàn toàn không bị phụ thuộc vào kính cận nữa. Để có được một đôi mắt sáng-khỏe, hãy liên hệ Bệnh viện mắt Hà Nội 2 để được tư vấn thêm nhé, hotline: 1900.277.227. Để hiểu rõ và dễ hình dung hơn về các phương pháp điều trị cận thị, quý khách vui lòng tham khảo thông tin tại: mathanoi2.vn

BỆNH VIỆN MẮT HÀ NỘI 2

Địa chỉ: 72 Nguyễn Chí Thanh, Phường Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Tổng đài: 1900 27 7227

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *