Tổng hợp 4 nguyên nhân gây ra tật viễn thị, cách khắc phục

27/03/2023
Tác giả:
Tham vấn y khoa:
 

Tìm hiểu 4 nguyên nhân gây ra tật viễn thị

Viễn thị chủ yếu do sự sai lệch khúc xạ mắt, giác mạc có hình dạng dẹt quá hoặc do trục trước sau của nhãn cầu có kích thước quá ngắn khiến cho hình ảnh thu được không hội tụ đúng tại một điểm trên võng mạc như mắt bình thường mà hội tụ tại một điểm ở sau võng mạc.

Tìm hiểu 4 nguyên nhân gây ra tật viễn thị
Viễn thị chủ yếu do sự sai lệch khúc xạ mắt, giác mạc có hình dạng dẹt quá

Sự bất thường của hình dạng giác mạc hay trục nhãn cầu cho đến nay vẫn chưa được khoa học lý giải nguyên do rõ ràng. Tuy nhiên, chuyên gia nhãn khoa nhận định một số yếu tố dưới đây có thể gia tăng nguy cơ tật viễn thị ở mắt như:

1. Do di truyền gây viễn thị

Yếu tố di truyền được nhận đinh là nguyên nhân chủ yếu gây viễn thị bẩm sinh ở trẻ em. Nếu tiền sử gia đình có người thân, đặc biệt là bố mẹ bị viễn thị hoặc gặp phải các vấn đề về rối loạn thị giác khác ở mắt thì khả năng cao đứa trẻ sinh ra cũng sẽ bị tật viễn thị ở mắt. Nhãn cầu của trẻ sẽ ngắn hoặc giác mạc biến dạng không đủ độ cong.

Đa phần trẻ sơ sinh đều gặp phải tình trạng viễn thị ở mắt. Theo thời gian, kích thước của mắt sẽ thay đổi dần cùng với sự phát triển của cơ thể, theo đó mà độ viễn thị cũng giảm dần. Đến giai đoạn nhất định, khi ảnh của sự vật thu được hiển thị lên đúng một điểm trên võng mạc thì mắt sẽ không tăng trưởng nữa và trở lại bình thường.

Do di truyền gây viễn thị
Yếu tố di truyền được nhận đinh là nguyên nhân chủ yếu gây viễn thị bẩm sinh ở trẻ em

Trong trường hợp vì một lý do nào đó mà mắt ngừng tăng trưởng, bé sẽ bị viễn thị bẩm sinh. Viễn thị bẩm sinh ở trẻ nếu được phát hiện sớm và có biện pháp khắc phục phù hợp có thể giúp bé kiểm soát tốt độ viễn ở mắt, phòng tránh biến chứng, các bệnh về mắt ở trẻ em nguy hiểm khác.

2. Do thói quen hay nhìn xa

Người có thói quen hay nhìn xa thường xuyên, không giữ đúng khoảng cách nhìn khi làm việc hay học tập hàng ngày dễ tiềm ẩn nguy cơ viễn thị. Nhìn xa trong một khoảng thời gian dài khiến cho thể thủy tinh ở mắt buộc phải vận động, đàn hồi quá mức bình thường từ đó làm giảm đi đặc tính đàn hồi cũng như khả năng điều tiết, phồng lên của thủy tinh thể.

Do thói quen hay nhìn xa
Người có thói quen hay nhìn xa, không giữ đúng khoảng cách nhìn dễ bị viễn thị

Mắt không được đảm bảo khoảng cách tầm nhìn thường thấy trong các thói quen sinh hoạt hàng ngày như:

  • Ngồi sai tư thế.
  • Học tập, làm việc trong điều kiện ánh sáng không phù hợp.
  • Sử dụng bàn ghế học tập, làm việc không phù hợp.
  • Sử dụng máy tính không hợp lý.
  • Thói quen xem TV, chơi điện tử không đảm bảo khoảng cách…

3. Do tuổi tác

Viễn thị có thể do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể kéo theo sự lão hóa tự nhiên của đôi mắt, gây ảnh hưởng đến dinh dưỡng cung cấp cho thể thủy tinh, khiến bộ phận này mất dần đi tính đàn hồi theo thời gian, không phồng lên được. Theo nghiên cứu, có đến hơn 80% các bệnh về mắt thường gặp ở người già.

Độ tuổi trung niên từ 40 trở lên thường phát hiện các dấu hiệu suy giảm thị lực ở mắt nên thường phải nhờ đến sự trợ giúp kính, độ khúc xạ ở mắt có thể tăng dần qua từng năm.

Do tuổi tác
Viễn thị có thể do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể kéo theo sự lão hóa tự nhiên của đôi mắt

4. Do biến chứng của bệnh lý ở mắt khác

Người có tiền sử bệnh lý ở mắt như : Bệnh liên quan đến võng mạc, khối u ở mắt hiếm gặp, các vấn đề về mạch máu xung quanh mắt… sẽ tiềm ẩn nguy cơ biến chứng sang tật viễn thị. Vì vậy, khi phát hiện các dấu hiệu bất thường ở mắt cần đi thăm khám để có biện pháp khắc phục hiệu quả để không gây biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến thị lực.

Do biến chứng của bệnh lý ở mắt khác
Người có tiền sử bệnh lý ở mắt sẽ tiềm ẩn nguy cơ biến chứng sang tật viễn thị

Viễn thị là một trong ba tật khúc xạ thường gặp ở trẻ em mà nếu không được phát hiện kịp thời để khám mắt cho bé và can thiệp phù hợp sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho thị lực.

Xác định nguyên nhân có thể giúp khắc phục viễn thị?

Xác định được nguyên nhân gây viễn thị sẽ giúp bạn có cách khắc phục cũng như có biện pháp phòng ngừa hiệu quả tật khúc xạ ở mắt này. Hiện tại chỉ có phẫu thuật là phương pháp hiệu quả hàng đầu giúp giảm độ viễn hoặc xóa bỏ viễn thị. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn còn tồn tại nhiều rủi ro, tỷ lệ tái viễn thị vẫn còn tồn tại và không phải ai cũng đủ điều kiện để thực hiện.

Phẫu thuật chỉ dành cho người trên 18 tuổi nên không thực hiện được với viễn thị ở trẻ em. Hiện tại, dùng kính thuốc là phương pháp được đánh giá an toàn, sử dụng được với mọi đối tượng. Kính thuốc giúp người viễn thị hỗ trợ thị lực, cải thiện tầm nhìn sáng rõ, kiểm soát tốt độ viễn ở mắt cũng như phòng tránh các biến chứng nguy hiểm.

Xác định nguyên nhân có thể giúp khắc phục viễn thị?
Hiện tại, dùng kính thuốc là phương pháp được đánh giá an toàn, sử dụng được với mọi đối tượng

Nắm được nguyên nhân gây viễn thị còn giúp bạn đánh giá mức độ nguy hiểm của tật khúc xạ này nếu không được phát hiện và có biện pháp can thiệp sớm. Vì vậy, trước khi tìm cách khắc phục hãy chủ động phòng tránh viễn thị ngay từ đầu. Một số lưu ý dưới đây sẽ hữu ích với bạn:

  • Đeo kính đúng độ viễn, đúng theo chỉ định của bác sĩ để kiểm soát tốt thị lực.
  • Khám mắt định kỳ 6 tháng/lần để nắm được tình trạng sức khỏe đôi mắt, tầm soát sớm các bất thường để có hướng khắc phục kịp thời, phù hợp.
  • Thiết lập chế độ sinh hoạt khoa học, căn chỉnh thời gian làm việc, học tập phù hợp khoa học để không gây hại cho sức khỏe đôi mắt.
  • Bổ sung các dưỡng chất tốt cho mắt trong thực đơn ăn uống mỗi ngày.

Tóm lại, bài viết trên đây đã tổng hợp 4 nguyên nhân gây viễn thị thường gặp cũng như biện pháp khắc phục phù hợp. Hy vọng bài viết sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi nếu bạn còn thắc mắc cần được giải đáp thêm nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *