Nhãn áp cao là bao nhiêu? Ý nghĩa lâm sàng và giá trị kết quả

18/11/2022
Tác giả:
Tham vấn y khoa:
 
Nhãn áp cao là bao nhiêu?
Nhãn áp cao thông thường là bao nhiêu?

Nhãn áp cao là bao nhiêu?

Như chúng ta đã tìm hiểu ở trên, chỉ số nhãn áp cao bất thường được quy định là trên 21 milimet thủy ngân (mmHg), chỉ số nhãn áp thấp là bằng hoặc dưới 7 mm Hg. Trong khi đó, chỉ số nhãn áp bình thường sẽ nằm trong khoảng từ 10 – 21 mm Hg.

Đo nhãn áp là thủ thuật đo áp lực nội nhãn được bác sĩ chỉ định trong quá trình kiểm tra bệnh lý tăng nhãn áp. Áp lực trong mắt sẽ được đo bằng cách ghi lại sức cản của giác mạc với áp lực. Và ở những người mắc bệnh tăng nhãn áp, áp lực nội nhẽ sẽ thay đổi nhiều hơn ở những bệnh nhân tăng nhãn áp.

Thường mỗi người sẽ có chỉ số áp lực mắt khác nhau. Áp lực trong mắt đa phần sẽ cao hơn vào buổi sáng khi vừa thức giấc. Chỉ số áp lực nội nhãn ở phụ nữ thường cao hơn so với nam giới. Và theo thời gian, áp lực bên trong mắt của chúng ta sẽ ngày càng cao hơn theo quá trình lão hóa tự nhiên của đôi mắt. Đến đây bạn đã giải đáp được thắc mắc nhãn áp cao là bao nhiêu rồi, tiếp theo sẽ là ý nghĩa, giá trị của kết quả đo.

Nhãn áp cao thường là bao nhiêu?
Đo nhãn áp là thủ thuật đo áp lực nội nhãn trong quá trình kiểm tra bệnh lý tăng nhãn áp

3 phương pháp đo nhãn áp phổ biến

Trước khi thực hiện đo nhãn áp bằng bất cứ phương pháp nào, bác sĩ sẽ tiến hành nhỏ thuốc nhỏ mắt chuyên dụng gây tê bề mặt mắt. Dưới đây sẽ là 3 phương pháp đo nhãn áp phổ biến nhất thường được bác sĩ chỉ định.

1. Phương pháp đo áp tròng

Bác sĩ nhãn khoa sẽ chuyên thực hiện loại đo nhãn áp áp tròng này. Phương pháp này sẽ sử dụng một đầu dò có kích thước nhỏ với thao tác nhẹ nhàng ép vào giác mạc của người bệnh để đo chỉ số áp lực trong mắt. Và thường bác sĩ sẽ sử dụng một máy khám mắt còn được gọi với tên là đèn khe, chính là một loại kính hiển vi chuyên dụng để nhìn vào mắt bạn.

Sau khi thuốc nhỏ mắt gây tê phát huy tác dụng gây tê bề mặt mắt. Đầu dò được chạm nhẹ nhàng đến mắt. Thông qua đây bác sĩ sẽ kiểm tra số ở trên máy đo áp suất bên trong mắt. Bạn tuyệt đối không được dụi mắt trong khoảng nửa tiếng cho đến khi thuốc gây tê bề mặt mắt đã hết tác dụng.

Phương pháp đo áp tròng
Phương pháp này sử dụng đầu dò kích thước nhỏ ép vào giác mạc của người bệnh

2. Phương pháp đo độ lõm giác mạc điện tử

Phương pháp này có thể được thực hiện bởi các kỹ thuật viên hoặc bác sĩ. Sau khi sử dụng thuốc nhỏ mắt gây tê bề mặt mắt giúp người bệnh không cảm thấy máy đo trong khi kiểm tra chỉ số nội nhãn. Người bệnh sẽ phải nhìn thẳng về phía trước, một số trường hợp có thể được chỉ định nhìn xuống dưới.

Tiếp sau đó, chuyên gia sẽ nhẹ nhàng chạm đầu dò của máy đến mắt. Các số đọc sẽ được thực hiện trên mỗi mắt. Bạn sẽ nghe thấy âm thanh nhấp sau mỗi lần đọc được kết quả. Sau khi lấy đủ số đọc chính xác, máy sẽ phát ra tiếng bíp, phép đo chỉ số nhãn áp sẽ xuất hiện trên bảng hiển thị của thiết bị. Và bạn cũng không được dụi mắt trong 30 phút cho đến khi thuốc gây tê hết tác dụng.

Phương pháp đo độ lõm giác mạc điện tử
Đo độ lõm giác mạc điện tử được thực hiện bởi kỹ thuật viên hoặc bác sĩ

3. Phương pháp đo bằng khí

Phương pháp đo này cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên nhãn khoa và không cần thiết phải nhỏ thuốc làm tê bề mặt mắt ở phương pháp này. Bạn sẽ phải đặt cằm lên một giá đỡ có đệm, mắt nhìn thẳng vào máy. Sẽ có một luồng không khí ngắn được thổi vào mắt bạn. Bạn sẽ cảm nhận được âm thanh căng phồng, cảm giác mát hoặc hơi có áp lực nhẹ lên mắt.

Máy đo sẽ ghi lại áp lực nội nhãn từ sự thay đổi ánh sáng phản xạ khi ra khỏi giác mạc cho tới khi nó được thụt vào bởi luồng khí máy phát ra. Thủ thuật này có thể được sử dụng nhiều lần liên tục cho mỗi bên mắt.

Để thủ thuật đo nhãn áp diễn ra nhanh chóng, an toàn cũng như cho kết quả chính xác cao, bạn nên lựa chọn những cơ sở y tế chuyên nhãn khoa uy tín, chuyên nghiệp. Nơi có đội ngũ bác sĩ tay nghề cao, chuyên môn giỏi, trang thiết bị máy móc hiện đại, tối tân sẽ giúp cho quá trình khám mắt cũng như đo nhãn áp chính xác, an toàn cho mắt.

Phương pháp đo bằng khí
Phương pháp đo nhãn áp bằng khí không cần thiết phải nhỏ thuốc gây tê bề mặt nhãn cầu

Ý nghĩa lâm sàng và giá trị kết quả

Nếu áp lực nội nhãn cao bất thường có nghĩa là bạn đang có nguy cơ cao bị mắc bệnh tăng nhãn áp hoặc bạn đã bị bệnh tăng nhãn áp rồi.Ý nghĩa lâm sàng của kết quả đo nhãn áp được quy định như sau:

  • Chỉ số nhãn áp bình thường: Những người không bị tăng nhãn áp hay quá trình kiểm tra không tiềm ẩn nguy cơ bệnh lý sẽ có chỉ số nhãn áp sau nhiều lần đo nằm trong khoảng từ 10 – 21 mmHg.
  • Chỉ số nhãn áp cao trên 21 mmHg: Với những người bệnh có áp lực nội nhãn được kiểm tra liên tục cao trên 21 mmHg nhưng không phát hiện thương tổn ở thần kinh thị giác, chuyên gia thường gọi đây là hiện tượng tăng áp mắt. Và họ sẽ có nguy cơ phát triển sang bệnh tăng nhãn áp theo thời gian.
  • Chỉ số nhãn áp cao trên 27 mmHg: Với những người bệnh khi kiểm tra áp lực nội nhãn có chỉ số cao liên tục trên 27 mmHg thường đang phát triển bệnh tăng nhãn áp rồi. Có thể loại trừ trường hợp áp suất được hạ xuống nhanh bằng thuốc.
Ý nghĩa lâm sàng và giá trị kết quả
Nếu kết quả đo cao bất thường là bạn đang có nguy cơ bị tăng nhãn áp cao

Tăng nhãn áp là một thể bệnh của nhóm bệnh lý Glocom (cườm nước) gây tổn thương không phục hồi thị thần kinh. Hiện cườm nước được ví như “kẻ cắp thị giác” âm thầm nhưng nguy hiểm, là nguyên nhân gây mù lòa thứ 2 trên thế giới chỉ sau bệnh lý đục thủy tinh thể (cườm khô). So với bệnh lý cườm khô, cườm nước nguy hiểm hơn ở chỗ chưa có biện pháp điều trị dứt điểm, người bệnh buộc phải chung sống chung với nó cả đời.

Mọi biện pháp can thiệp giúp người bệnh hạ nhãn áp hiện nay chỉ nhằm bảo vệ phần thị lực chưa bị thương tổn bởi tăng nhãn áp mà thôi. Kể cả phẫu thuật cũng không thể giúp phục hồi lại thị lực như ban đầu.

Yếu tố tác động khiến nhãn áp cao

Một số yếu tố tác động sau đây có thể khiến cho chỉ số đo nhãn áp bị cao, sai số hoặc bác sĩ không thể đo áp lực nội nhãn trong mắt:

  • Bị nhiễm trùng ở mắt hoặc đang bị đau mắt: Thường bác sĩ sẽ không chỉ định đo nhãn áp cho người bệnh trong trường hợp này. Hoặc đo nhãn áp ở mắt lúc này có thể gia tăng nguy cơ bị chấn thương mắt, không tốt.
  • Bị tật cận thị nặng: Những người bị cận thị nặng đo nhãn áp cũng dễ cho kết quả sai, không chính xác.
  • Giác mạc bất thường: Giác mạc có những hình dạng không bình thường như phẳng quá hay bị lồi, lõm, sẹo giác mạc… sẽ ảnh hưởng đến kết quả quả đo nhãn áp. Cấu trúc của giác mạc là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến giá trị chỉ số áp lực nội nhãn.
  • Từng bị thương tổn ở mắt: Những người đã có tiền sử bệnh lý ở mắt hay chấn thương mắt, từng trải qua những cuộc phẫu thuật lớn trong quá khứ nếu thực hiện đo nhãn áp cũng dễ cho kết quả không đúng.
  • Chớp mắt khi kiểm tra: Trong lúc đo nhãn áp mà bạn nháy mắt hoặc nhắm mắt cũng có thể khiến chỉ số đo bị sai.
  • Tiền sử đã phẫu thuật laser ở mắt: Người bệnh đã từng phẫu thuật trị các tật khúc xạ bằng lasik cũng có thể khiến cho bác sĩ không thể đo được áp lực nội nhãn.
Yếu tố tác động khiến nhãn áp cao
Chỉ số nhãn áp cao có thể do bị một số yếu tố khác tác động

Tóm lại, bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc nhãn áp cao là bao nhiêu. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ hữu ích, giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp đo áp lực nội nhãn. Hãy để lại bình luận phía dưới nếu bạn còn thắc mắc cần được chúng tôi tư vấn, giải đáp nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *