ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của quý khách.
Chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất.
Khi bạn thực hiện hành động liếc mắt sang một bên tức là kết mạc ở bên đó sẽ bị nhăn đồng thời trùng lại, còn bên kia sẽ bị căng và giãn mỏng ra. Nếu bạn liếc mắt hay cử động mà thấy nhức, mỏi trong một khoảng thời gian ngắn, thoáng qua và diễn ra khá nhẹ nhàng, không đi kèm với biểu hiện bất thường khác thì không cần quá lo lắng. Đây chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường của mắt, phản ứng lại khi bạn để mắt làm việc liên tục không được nghỉ ngơi.
hức mắt khi liếc đột ngột xuất hiện đi kèm với những dấu hiệu bất thường khác như:
Bạn cần tới ngay cơ sở y tế chuyên nhãn khoa để được thăm khám, tìm ra nguyên nhân bệnh lý để có cách khắc phục, điều trị kịp thời, ngăn chặn nguy cơ biến chứng gây mù lòa vĩnh viễn.
Khi bạn tiếp xúc với các thiết bị điện tử trong một thời gian dài, đọc sách lâu trong điều kiện thiếu ánh sáng, lái xe trong thời gian kéo dài… Những hoạt động thường ngày khiến mắt phải làm việc với cường độ kéo dài, liên tục sẽ gây ra tình trạng liếc, cử động mắt bị nhức. Lúc này bạn chỉ cần nghỉ ngơi nhiều hơn, để mắt được thư giãn, điều tiết ít lại, dần dần sẽ hết nhức, mỏi mắt.
Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không được chủ quan, phải theo dõi, để ý tình trạng mắt thường xuyên. Dấu hiệu nhức mắt khi liếc nếu xảy ra đột ngột, kéo dài, gia tăng cấp độ nặng và đi kèm với những triệu chứng bất thường khác ở mắt thì có thể là nguy cơ tiềm ẩn của nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Bạn có thể đang mắc phải một số bệnh sau:
Nhức mắt khi liếc có thể do dây thần kinh thị giác ở phía sau nhãn cầu kết nối đến não đang bị tổn thương gây viêm. Cơn nhức mắt lúc này sẽ tăng dần cấp độ nặng. Cử động mắt, liếc mắt càng khiến cơn đau nhức tăng lên. Người bệnh viêm dây thần kinh thị giác lúc này sẽ gặp phải các triệu chứng như: Suy giảm thị lực, nhức mắt khi cử động, mù màu, thấy ảo ảnh ánh sáng nhấp nháy…
Đây là một bệnh lý phức tạp ở mắt, có thể gặp phải ở cả người lớn và trẻ em, nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho mắt. Khi bị viêm tổ chức hốc mắt, người bệnh sẽ gặp phải một số triệu chứng sau: Cử động, liếc mắt cảm thấy đau nhức, mắt đỏ, nhìn mờ, sưng mắt, đau đầu, sổ mũi, đau hàm răng trên… Hốc mắt lúc nào cũng cảm thấy nhức nhối vô cùng khó chịu.
Giác mạc là lớp mô mỏng trong suốt nằm ở phía trước của nhãn cầu nên rất dễ gặp phải thương tổn. Đơn giản như với hành động dụi tay vào mắt bình thường của chúng ta cũng nguy cơ gây xước giác mạc rồi. Khi bị viêm giác mạc, người bệnh sẽ gặp phải những triệu chứng sau: Cộm mắt, đỏ mắt, sưng mắt, nhiều gỉ, đau nhức mắt khi cử động, liếc mắt, nhạy cảm với ánh sáng, nước mắt chảy ra nhiều, thị lực giảm…
Mắt là bộ phận nhạy cảm nhất của cơ thể. Nơi đây tập trung rất nhiều dây thần kinh thị giác nên chỉ cần vô tình va đập vào cũng có thể khiến cho mắt gặp phải thương tổn. Khi gặp phải các tác động bên ngoài trực tiếp lên mắt gây ra đau nhức mắt khi liếc, cử động, thị lực suy giảm, nhìn hai hình… bạn nên tới ngay các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, tư vấn.
Bệnh lý này xảy ra khi các biểu mô lót ở bên trong xoang vì một lý do nào đó mà bị viêm, sưng hoặc tắc nghẽn lại khiến áp lực bị tích tụ đằng sau mắt gây ra đau nhức ở một hoặc cả 2 bên mắt. Một số triệu chứng điển hình của bệnh viêm xoang như: Đau đầu, sổ mũi, nghẹt mũi kết hợp với đau mắt, nhức mắt khi liếc…
Đau nửa đầu có thể chỉ bị trong 1 khoảng thời gian ngắn nhưng cũng có thể âm ỉ trong thời gian kéo dài vài ngày. Khi gặp phải tình trạng này người bệnh thường có các triệu chứng đi kèm như: Đau đầu nhức mắt, buồn nôn, mệt mỏi, nhức mắt khi liếc, cử động, mắt kém, tâm trạng dễ kích động, chóng mặt…
Ngoài ra, nhức mắt khi liếc, động có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác ở mắt và đầu như: Viêm màng cứng, glocom, hội chứng rối loạn tự miễn Graves, đau đầu chuỗi…
Nếu tình trạng nhức mắt khi liếc do những thói quen sinh hoạt hàng ngày thành nên bạn không cần phải lo ngại. Lúc này chỉ cần điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt hàng ngày, để mắt được nghỉ ngơi nhiều hơn. Cùng với đó nên duy trì vệ sinh mắt sạch sẽ hàng ngày bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý để rửa sạch bụi bẩn, tình trạng này sẽ dần biến mất.
Tuy nhiên, nếu tình trạng cử động mắt gây đau kéo dài, kèm theo nhiều biểu hiện bất thường như đã liệt kê ở trên, bạn nên đi khám mắt sớm nhất có thể để phát hiện bệnh lý và có phương pháp điều trị sớm, khắc phục tình trạng đau nhức.
Tùy thuộc vào nguyên nhân, tình trạng bệnh lý bạn gặp phải, bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả riêng. Để khắc phục triệu chứng đau nhức mắt khi liếc, bác sĩ có thể kê thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc uống giảm đau. Một số bệnh nhân có thể phải dùng thêm liệu pháp trị liệu mắt, đeo kính để hỗ trợ tầm nhìn… Khi những bệnh này được khắc phục thì tình trạng đau nhức mắt khi cử động cũng sẽ thuyên giảm dần.
Những bệnh lý về mắt có thể xảy bất kỳ lúc nào khiến bạn gặp phải nhiều khó khăn trong sinh hoạt, cuộc sống hàng ngày. Chính vì vậy hãy quan tâm, bảo vệ sức khỏe đôi mắt của bạn ngay từ lúc chưa mắc bệnh bằng việc điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt thường ngày. Bạn hoàn toàn có thể hạn chế tình trạng nhức mắt khi liếc bằng một số cách đơn giản sau:
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về tình trạng nhức mắt khi liếc, cử động. Bạn hãy để ý, theo dõi mắt thường xuyên vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo một bệnh lý nào đó ở mắt. Chia sẻ bài viết rộng rãi với mọi người để cùng có thêm nhiều kiến thức thiết thực, hữu ích bạn nhé!