ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của quý khách.
Chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất.
Đục thủy tinh thể ở người trẻ là tình trạng rối loạn thị lực do cấu trúc protein của thủy tinh thể bị thay đổi vì nhiều tác động gây hại sinh ra từ bên trong cơ thể hoặc từ ngoài môi trường sống mang đến. Chúng thúc đẩy quá trình lão hóa sớm của mắt, khiến cho thủy tinh thể ở người trẻ bị đục ngày càng nhiều.
Đục thủy tinh thể hiện đang là nguyên nhân gây mù lòa hàng đầu trên thế giới. Một điều nguy hiểm ở bệnh lý này là ở giai đoạn đầu không có triệu chứng rõ rệt, chỉ đến khi bệnh gia tăng cấp độ nặng, thị lực bị suy giảm nghiêm trọng, người bệnh mới nhận ra và đi khám. Đục thủy tinh thể ở người trẻ tuổi thường được phát hiện ở giai đoạn tiến triển bởi một số triệu chứng điển hình sau:
Đục thủy tinh thể ở người trẻ tuổi cấu thành chủ yếu từ lối sống thiếu khoa học, chủ quan và tác động từ môi trường ô nhiễm. Thời đại công nghiệp phát triển cùng những biến đổi thời tiết khiến môi trường sống ngày càng ô nhiễm. Và lối sống buông thả của những người trẻ với các thói quen xấu như: Hút thuốc, lạm dụng chất kích thích gây hại, chủ quan trong lao động không sử dụng kính bảo vệ mắt và không chăm sóc, vệ sinh mắt tốt …
Chính những yếu tố trên khiến xu hướng đục thủy tinh thể ở người trẻ tuổi ngày càng phổ biến. Quá trình lão hóa của mắt bị thúc đẩy sớm khiển thủy tinh thể bị đục. Các nguyên nhân gây bệnh trên có thể lý giải cụ thể như:
Các thiết bị điện tử như: Máy tính, điện thoại, TV phát ra ánh sáng xanh rất hại cho mắt. Theo thống kê mới nhất tại Việt Nam, trung bình một ngày mỗi người trẻ dành khoảng 8h cho việc tiếp xúc với các thiết bị điện tử. Con số này cao hơn tới 3 lần khuyến cáo của WHO.
Việc lạm dụng quá nhiều các thiết bị có nguồn ánh sáng xanh nguy hại này khiến thị lực của những người trẻ bị suy giảm nhanh chóng. Hệ quả là các bệnh lý về mắt như đục thủy tinh thể ngày càng gia tăng mức độ trẻ hóa.
Áp lực công việc, học tập, cuộc sống khiến những người trẻ tuổi phải hoạt động liên tục, thức khuya, dậy sớm, cơ thể không được nghỉ ngơi đủ. Cửa sổ tâm hồn của chúng ta theo đó cũng phải hoạt động quá sức theo, điều tiết nhiều lâu dần sẽ suy yếu.
Làm việc quá nhiều, áp lực lớn có thể khiến các dây thần kinh thị giác chịu thương tổn theo, lâu dần khiến thị lực suy giảm. Mắt không được nghỉ ngơi đủ, quá trình hoạt động kém đi, ảnh hưởng đến trao đổi chất, dễ dẫn đến các bệnh lý về mắt, trong đó có đục thủy tinh thể.
Thời đại công nghiệp hóa phát triển, khí thải, khói bụi, ô nhiễm ngày càng dày đặc trong không khí khiến thị lực ảnh hưởng nhiều do mắt bị già hóa đi. Cùng với đó là tia cực tím từ mặt trời ngày càng nguy hại do sự suy thoái của tầng ozon, biến đổi khí hậu. Theo nghiên cứu của Mỹ, tia cực tím có trong mặt trời chiếm đến 65% nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể ở mắt.
Chế độ độ ăn uống không lành mạnh, giới trẻ thời nay thường quen “sống vội”, ưa thích thực phẩm chế biến sẵn, nhiều đường, dầu mỡ cùng các chất bảo quản không tốt. Rau xanh cùng hoa quả thường không được ưa chuộng trong thực đơn hàng ngày.
Thói quen ăn uống thiếu hụt dưỡng chất này lâu dần dẫn đến sự mất cân bằng dinh dưỡng, không cung cấp đủ các chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất, dinh dưỡng cần thiết cho mắt.
Việc lạm dụng quá nhiều các chất kích thích như: Rượu, bia, cà phê, thuốc lá… dễ tác động mạnh đến tinh thần, ảnh hưởng rất nhiều đến các dây thần kinh thị giác. Uống nhiều rượu, bia sẽ tích tụ nồng độ cồn trong máu, không đào thải kịp gây ra ngộ độc thần kinh thị giác, dẫn đến các bệnh về mắt.
Theo nghiên cứu, những người hút thuốc lá, tỷ lệ bị đục thủy tinh thể cao gấp 2- 3 lần người bình thường. Người không hút thuốc nhưng thường xuyên phải tiếp xúc với khói thuốc lá cũng có nguy cơ cao bị bệnh. Thuốc lá sản sinh các gốc tự do gây hại cho cơ thể và đôi mắt của chúng ta, nhưng giới trẻ hiện nay thường lạm dụng rất nhiều khiến nguy cơ đục thủy tinh thể tăng cao.
Đục thủy tinh thể cũng có thể là biến chứng của một số bệnh mãn tính khác như: Đái tháo đường, cao huyết áp, các bệnh khác về mắt như khô mắt, tăng nhãn áp, viêm màng bồ đào… phải sử dụng đến thuốc kháng viêm mạnh có corticoid, thuốc kháng sinh, chống dị ứng… trong một thời gian dài.
Một điều đáng quan ngại ở nhiều người trẻ là khi thấy mắt có các dấu hiệu bất thường lại tự xử lý y tế tại nhà, mua các loại thuốc nhỏ mắt có thành phần kháng viêm corticoid về sử dụng. Dùng một lần thấy đỡ, lần sau lại cứ thế lạm dụng nhiều mà không hề biết nguy cơ tiềm ẩn của nhóm thuốc này có thể khiến mắt đẩy nhanh quá trình đục thủy tinh thể.
Những người trẻ trong quá trình hoạt động hàng ngày không may bị các chấn thương khác ở mắt như: tai nạn, va đập hay từng phẫu thuật mắt… Quá trình chăm sóc, phục hồi sau đó không được đảm bảo, về lâu dài sẽ khiến người bệnh bị đục thủy tinh thể. Bệnh này có thể xuất hiện ngay sau chấn thương đó nhưng cũng có thể sau nhiều năm mới thấy.
Những người làm việc trong môi trường đặc thù, phải tiếp xúc với ánh sáng ở cường độ lớn như: Cơ khí, hàn xì, dầu khí, khai thác mỏ… Nơi đây có bức xạ ion hóa lớn nhưng lại không trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ lao động, kính phòng hộ dễ gây ra các bệnh mắt như đục thủy tinh thể.
Tại nước ta năm 2016 đã bổ sung bệnh đục thủy tinh thể nghề nghiệp vào danh sách các bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm.
Bệnh đục thủy tinh thể ở người trẻ nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ nặng dần theo thời gian và có thể mù lòa vĩnh viễn. Xu hướng tiến triển của bệnh này ở người trẻ thường nhanh hơn người già, một phần do tâm lý chủ quan trong chăm sóc, bảo vệ mắt cùng nhiều yếu tố nguy cơ phức tạp khác.
Đục thủy tinh thể nguy hiểm ở chỗ khi mới bắt đầu chính là giai đoạn vàng trong điều trị thì lại không có biểu hiện rõ ràng, rất khó để nhận biết. Đến khi bệnh trở nặng, thị lực bị suy giảm nghiêm trọng người bệnh mới đi khám khiến quá trình phục hồi ở mắt gặp nhiều khó khăn.
Ngoài ra, đục thủy tinh thể còn gây ra nhiều trở ngại trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người trẻ tuổi. Mắt kém có thể tiềm ẩn nguy cơ vấp ngã, tai nạn, chấn thương do thị lực giảm. Vì vậy bệnh đục thủy tinh thể ở người trẻ rất cần được quan tâm và điều trị kịp thời.
Thiết lập thói quen khám mắt định kỳ, chính là cách tốt nhất để người trẻ bảo vệ sức khỏe đôi mắt cũng như phát hiện sớm các bệnh ở mắt như đục thủy tinh thể để có biện pháp điều trị kịp thời, hồi phục thị lực, ngăn chặn biến chứng nguy hiểm
Bệnh đục thủy tinh thể ở người trẻ nếu phát hiện sớm, tìm đúng nguyên nhân gây bệnh và điều trị đúng cách có thể giúp bệnh được kiểm soát tốt, thị lực có thể được phục hồi. Tùy vào các giai đoạn tiến triển của bệnh mà bác sĩ sẽ điều trị bằng những phương pháp thích hợp khác nhau.
Hiện nay chưa có loại thuốc nào được công nhận giúp cho thuỷ tinh thể bị đục trong suốt trở lại hay có thể điều trị dứt điểm bệnh đục thủy tinh thể cả. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu mới bị đục, bệnh nhân chưa cần phải phẫu thuật, bác sĩ sẽ chỉ định dùng kính và kê thêm thuốc hỗ trợ cho bệnh nhân kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, bổ sung các dưỡng chất tốt cho mắt để làm chậm lại quá trình tiến triển của bệnh.
Thị lực của bệnh nhân lúc này sẽ được cải thiện bằng việc đeo kính thuốc có độ tụ phù hợp với mắt. Cùng với đó, bệnh nhân cần thiết lập lại chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học, hợp lý. Cụ thể như:
Phẫu thuật Phaco thay thủy tinh thể nhân tạo là phương pháp tối ưu để điều trị đục thủy tinh thể ở người trẻ. Khi bệnh đã tiến triển nặng, thị lực giảm sút sâu dưới 3/10, dùng thuốc hay đeo kính không còn tác tác dụng hỗ trợ, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân phẫu thuật thay thủy tinh thể nhân tạo.
Quá trình phẫu thuật diễn ra nhanh gọn, chỉ mất khoảng 10 phút. Bác sĩ sẽ tiến hành mổ đục thủy tinh thể để lấy thủy tinh thể tự nhiên bị đục ra, thay thế vào đó một thủy tinh thể nhân tạo giúp bệnh nhân phục hồi thị lực. Tùy vào tình trạng sức khỏe, bệnh nhân có thể được xuất viện ngay sau đó, hoặc sau 1, 2 ngày.
Bạn nên lựa chọn những bệnh viện lớn, uy tín, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao để thực hiện phẫu thuật Phaco điều trị đục thủy tinh thể, giúp quá trình diễn ra an toàn, hiệu quả, hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng. Chi phí phẫu thuật, giá thủy tinh thể tùy vào lựa chọn của bệnh nhân và sẽ có sự khác nhau giữa các bệnh viện. Bạn nên cân nhắc kỹ, lựa chọn nơi phù hợp với mình.
Sau phẫu thuật bệnh nhân cần chăm sóc mắt cẩn thận. Dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ, duy trì ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, khoa học để không làm ảnh hưởng đến quá trình phục hồi mắt. Và cũng là để phòng ngừa các biến chứng khác về mắt có thể xảy ra như: đục bao sau thủy tinh thể, lệch thủy tinh thể nhân tạo, bong võng mạc…
Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường ở mắt bạn cần nhanh chóng tới bệnh viện khám để được kiểm tra, hỗ trợ khắc phục kịp thời, ngăn ngừa biến chứng nguy hại cho mắt.
Đục thủy tinh thể ở người trẻ rất nguy hiểm, có thể dẫn đến mù lòa nếu không được quan tâm, điều trị đúng cách. Hy vọng bài viết trên đây sẽ cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho bạn. Hãy để lại bình luận phía dưới nếu bạn còn thắc mắc cần được giải đáp, tư vấn nhé!