ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của quý khách.
Chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất.
Nhiều người có thói quen chỉ sử dụng một tay cầm một bên gọng kính để đeo kính vào mắt, hoặc cũng chỉ dùng một tay cầm gọng kính rồi tháo kính ra. Cách làm này lâu ngày thường gây các tác hại không nhỏ đến chiếc kính như gây nên sai lệch gọng kính cận và tâm của mắt kính,… từ đó có thể gây ảnh hưởng không tốt cho đôi mắt, làm giảm hiệu quả làm việc.
Cách đúng khi sử dụng kính là dùng cả hai tay nhẹ nhàng cầm hai gọng kính để gài nhẹ vào tai. Nếu cần chỉnh kính cho đúng với sống mũi thì cũng cầm kính bằng cả hai tay để chỉnh nhẹ.
Mẹo hay bảo quản kính cận bạn nên biết
Cầm tay vào tròng mắt kính thường làm cho mắt kính bị mờ đi vì mắt kính rất dễ bắt dính dầu và mồ hôi, tay bị bụi bẩn cũng có thể làm cho kính bị trầy xước, ố màu làm cho khả năng quan sát bị hạn chế có thể gây nên nhức mỏi mắt, đau đầu..
Các loại gọng kính làm bằng chất liệu celluloid và mắt kính làm bằng nhựa tổng hợp thường bị biến dạng ở nhiệt độ khoảng 600 độ C, bị nóng chảy ở nhiệt độ trên 1700 độ C. Vì vậy, một lưu ý bạn nên chú ý nữa chính là không đặt kính ở những nơi có nhiệt độ cao như gần lò nướng, lò sưởi, bếp ga, máy sấy,… Cũng không nên để kính ngoài ánh nắng mặt trời lâu bởi ngoài việc làm hỏng gọng kính, chức năng đổi màu của tròng kính cũng bị ảnh hưởng không tốt.
Trong quá trình sử dụng, kính thường xuyên bị bám bẩn, đặc biệt là ở các khe kẽ nơi sống mũi, chỗ gập ở gọng, đường viền mắt kính,… Để kính giữ được độ trong ở mắt kính, không bị oxy hóa, bạn nên vệ sinh kính thường xuyên bằng nước sạch hoặc nước rửa kính chuyên dụng, sau đó lau khô kính bằng vải mềm sạch.
Bạn nên dùng miếng vải mềm nhẹ nhàng lau hai mặt của mắt kính để tránh làm trầy xước mắt, gãy gọng, đứt sợi nylon (cước), đặc biệt với các loại kính có thể tháo rời mắt.
Tránh dùng những chất liệu sau để vệ sinh mắt kính:
Vải: nhiều người hay có thói quen dùng quần áo để lau kính. Vải ở quần áo đang mặc có thể bám bụi bẩn và chúng có thể làm trầy xước kính rất nhanh.
Giấy vệ sinh hoặc giấy ăn: những loại giấy này thực sự không sạch sẽ. Vài loại còn được tái chế lại từ nguyên liệu cũ. Giấy không đủ mềm mại sẽ làm xước mắt kính và những mảnh giấy nhỏ li ti bám trên kính có thể gây ra những căn bệnh về mắt như đau mắt đỏ.
Khăn lau kính bụi bẩn: Nếu bạn không sử dụng khăn lau, hãy cất chúng vào hộp kính để tránh bám bụi. Những bụi bẩn này sẽ dễ dàng làm xước kính.
Bảo quản kính cận – nên sử dụng khăn mềm để lau kính
Những khi không dùng đến kính, bạn nên bảo quản kính ở trong hộp (hay vỏ bao) để tránh các trường hợp kính vô tình bị va đập, rơi vỡ hoặc trầy xước. Nếu không muốn dùng hộp kính, mỗi khi tháo kính tránh để mắt kính úp xuống bề mặt gây ra các vết trầy xước
Bạn có thể đeo kính khi đi bộ, đạp xe đạp nhưng nếu chơi các môn thể thao mạnh, có tính đối kháng như: chạy, bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ,… thì nhất thiết cần bỏ kính ra, bởi rất có thể bạn bị ngã, kính không những gãy hỏng mà còn gây nguy hiểm cho bạn.
Mọi đồ dùng đều có tuổi thọ nhất định, vậy nên chiếc kính nào sau thời gian dài sử dụng cũng sẽ bị hao mòn, gọng yếu đi, mắt kính sẽ bị ngả màu hay trầy xước. Đồng thời, qua thời gian lâu thì độ cận của đôi mắt bạn cũng có thể thay đổi. Vậy nên sau sáu tháng hoặc một năm, bạn nên tìm gặp các bác sĩ nhãn khoa tại bệnh viện mắt để khám mắt, kiểm tra lại thị lực và kiểm tra tình trạng chiếc kính đang sử dụng.