PHÁT HIỆN SỚM THẬT KHÚC XẠ Ở TRẺ NHỎ VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ

26/04/2018
Tác giả:
Tham vấn y khoa:
 

1.     Tật khúc xạ ở trẻ nhỏ là gì?
Do các tật khúc xạ như cận thị, viễn thị, loạn thị, võng mạc bị thay đổi, hình ảnh của vật không rơi đúng vào võng mạc như mắt người bình thường mà bị lệch đi, khiến mắt không có khả năng hội tụ chính xác những tia sáng đi vào mắt.
Với những bé bị cận thị, hình ảnh của những vật ở xa sẽ bị mờ đi tùy theo độ cận. Ngược lại, những bé bị viễn thị sẽ không thể nhìn thấy rõ hình ảnh của những vật ở gần.  Còn đối với những trẻ bị loạn thị, hình ảnh không rơi đồng đều trên võng mạc, nhìn nhòe, dễ lẫn các chữ…
Không những khiến thị lực của bé bị kém đi, các tật khúc xạ còn có thể dẫn đến nhược thị một bên, lác hoặc nguy hiểm nhất là mất thị lực vĩnh viễn. Đó là những biến chứng rất nguy hiểm do tật khúc xạ gây ra.


Không những khiến thị lực của bé bị kém đi, các tật khúc xạ còn có thể dẫn đến nhược thị một bên, lác hoặc nguy hiểm nhất là mất thị lực vĩnh viễn

 

2.     Nguyên nhân và biểu hiện của trẻ mắc tật khúc xạ
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn dến việc trẻ bị mắc tật khúc xạ:
–         Do nhìn gần quá nhiều trong thời gian dài.
–         Học tập, sử dụng mắt trong điều kiện thiếu sáng.
–         Chế độ ăn uống thiếu chất.
–         Do yếu tố di truyền (có người thân trong nhà mắc tật khúc xạ bẩm sinh)
Thông thường, khi đã mắc tật khúc xạ, trẻ vì sợ bị mắng nên sẽ không nói cho bố mẹ nghe về tình trạng của mình. Tuy nhiên, bố mẹ cũng cần chú ý và quan tâm tới con để phát hiện kip thời.
Khi mắc các tật khúc xạ, trẻ sẽ có những biểu hiện như:
–         Thường xuyên nheo mắt, nghiêng đầu, ngồi sát tivi, màn hình hoặc cố dướn người lên để nhìn rõ.
–         Không nhìn  rõ bảng, kết quả học tập sa sút, thường xuyên chép nhầm, chép sai đề bài.
–         Thường đưa sách lên sát mắt để nhìn, hay đọc nhầm chữ, nhầm dấu.
–         Thường xuyên dụi mắt, mỏi mắt, hay chảy nước mắt. 


Thường xuyên dụi mắt, mỏi mắt, hay chảy nước mắt là một trong những biểu hiện khúc xạ ở trẻ

3.     Cách để hạn chế nguy cơ mắc và điều trị tật khúc xạ ở trẻ
Nếu bé chưa mắc tật khúc xạ, phụ huynh nên chú ý một số điểm để hạn chế nguy cơ mắc như:
–         Dạy bé cách ngồi học đúng: Đầu và chân giữ thẳng, thẳng lưng, chân để thõng vuông góc với sàn. Khoảng cách từ mắt đến mặt bàn ít nhất là 30cm.
–         Mua bàn có chiều cao phù hợp với trẻ.
–         Học tập và sinh hoạt trong điều kiện ánh sáng hợp lý.
–         Trong khi học tập, sau 45 phút – 1 giờ, cho trẻ nghỉ ngơi, thư giãn mắt.
Quy trình khám khúc xạ và cấp kính theo đúng tiêu chuẩn 
Do các bé còn nhỏ, độ cận chưa được cố định và ổn định, nên việc mổ sẽ không thể thực hiện do khả năng cận lại là rất cao. Chính vì vậy, sử dụng kính thuốc vẫn là phương pháp hiệu quả nhất đối với các bé đang trong độ tuổi đi học. Quy trình khám và cấp kính bao gồm những bước sau:
–         Bước 1: Đo khúc xạ bằng máy.
–         Bước 2: Khám khúc xạ chủ quan.
–         Bước 3: Khám khúc xạ khách quan.
–         Bước 4: Chụp đáy mắt màu để phát hiện sớm các thương tổn do tật khúc xạ gây ra.
–         Bước 5: Cấp đơn kính.
–         Bước 6: Giúp khách hàng lựa chọn sản phẩm phù hợp.
–         Bước 7: Cho bé đeo thử kính, tránh tình trạng quá số hay lệch số. Chỉnh lại kính nếu cần. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *