Rối loạn thị giác: Dấu hiệu, nguyên nhân, cách khắc phục

24/05/2023
Tác giả:
Tham vấn y khoa:
 

Tìm hiểu về rối loạn thị giác

Rối loạn thị giác là một trong những hội chứng về mắt thường gặp ở nhiều đối tượng, đặc biệt là dân văn phòng, học sinh, sinh viên thường xuyên tiếp xúc nhiều với các thiết bị điện tử hoặc sách vở ở khoảng cách gần.

Rối loạn thị giác không phải bệnh lý mà là một dạng rối loạn cảm giác. Đây là triệu chứng ban đầu của nhiều tật về mắt nguy hiểm khác.

Rối loạn thị giác là gì?
Rối loạn thị giác thường gặp ở dân văn phòng

Nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn thị giác

Nguyên nhân chính dẫn đến rối loạn thị giác đó là người mắc hội chứng này thường xuyên làm việc và tiếp xúc quá nhiều với màn hình máy tính, điện thoại, kèm theo các thói quen như: thức khuya, không cho mắt nghỉ ngơi đủ hoặc hoạt động nhiều giờ trong môi trường có ánh đèn màu, đèn nhấp nháy…

Các đối tượng có nguy cơ cao mắc chứng rối loạn thị giác, đó là:

Những yếu tố trên tưởng chừng như vô hại nhưng đó là nguồn gốc dẫn đến tình trạng rối loạn ở mắt, vậy làm sao để nhận biết bản thân và những người xung quanh có đang mắc chứng rối loạn thị giác hay không?

Dấu hiệu nhận biết bạn đã bị rối loạn thị giác

Chúng ta cần phát hiện và khắc phục sớm nếu có một trong số các dấu hiệu rối loạn thị giác sau đây:

1. Tầm nhìn đôi (Song thị)

Song thị là dấu hiệu hay gặp ở người rối loạn thị giác. Mắt của người mắc hội chứng này sẽ nhìn thấy hai hay nhiều ảnh ảo bên cạnh vật thể, gây khó chịu cho mắt. Vì luôn phải tập chung để phân biệt đâu là ảnh thật nên mắt cần căng ra để nhìn vật rõ hơn sẽ gây hoa mắt chóng mặt thậm chí đau đầu, buồn nôn…

2. Mù màu (Rối loạn sắc giác)

Mù màu là dấu hiệu điển hình của chứng rối loạn thị giác. Người bị mù màu vẫn có thể nhìn rõ màu ở mọi khoảng cách và rất ít trường hợp không thể nhìn thấy bất kỳ màu nào. Tuy nhiên, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc phân biệt màu sắc như: xanh lá – đỏ, xanh dương – vàng… mà chỉ nhận diện được một số màu sắc nhất định theo khả năng của mắt.

Tình trạng này xảy ra ở người bị di truyền từ bố hoặc mẹ, người cao tuổi mắt bị lão hóa, người làm việc trong các môi trường có hóa chất độc hại như sản xuất phân bón, chứa hàm lượng cacbon lớn…

Dấu hiệu nhận biết bạn đã bị rối loạn thị giác
Mù màu là dấu hiệu điển hình của chứng rối loạn thị giác

3. Mất thị lực tạm thời

Mất thị lực tạm thời là dấu hiệu cho thấy tình trạng rối loạn thị giác của bạn đang ở mức nghiêm trọng. Hiện tượng này xảy ra ở một hoặc cả hai mắt, khi đột nhiên bạn không thể nhìn thấy gì trong thời gian ngắn, mắt tối sầm lại như có bóng râm hoặc tấm màng che kín mắt.

Nhiều người sẽ hiểu nhầm bị như vậy là do thiếu máu lên não, tuy nhiên đây không phải là nguyên nhân chính, mà qua đó tiềm ẩn những nguy hại khác cho đôi mắt của bạn.

4. Hội chứng thị giác màn hình

Theo cách gọi hiện nay thì đây là “bệnh nghề nghiệp” xảy ra chủ yếu ở dân văn phòng chuyên làm việc với các thiết bị điện tử với cường độ cao. Đây là hội chứng bao gồm các triệu chứng có thể gặp ở người mắc các tật khúc xạ khác, đó là: mỏi mắt, nhìn mờ, khô mắt, hay chảy nước mắt, đau mỏi vai gáy, chớp mắt thường xuyên, nghiêng đầu khi nhìn…

Bên cạnh các dấu hiệu phổ biến ở trên, chúng ta sẽ bắt gặp một số biểu hiện khác ở người rối loạn thị giác như: đau nửa đầu, nhạy cảm với ánh sáng, đau mỏi mắt, khó tập chung,…

Qua đó ta thấy rối loạn thị giác xuất hiện với nhiều dấu hiệu nghiêm trọng khác nhau, vậy mức độ nguy hiểm của hội chứng này là gì?

Hậu quả của hội chứng rối loạn thị giác

Người mắc chứng rối loạn thị giác sẽ gặp các vấn đề nghiêm trọng về mắt nếu không được khắc phục sớm, cụ thể là:

  • Nhược thị: rối loạn thị giác gây suy giảm thị lực dẫn đến nhược thị là một trong các bệnh về mắt ở trẻ em và người lớn có thể gây mất thị lực vĩnh viễn.
  • Đục thuỷ tinh thể, thoái hoá điểm vàng: khi mắt tiếp xúc nhiều với ánh sáng xanh từ điện thoại, máy tính, tivi… gây tổn thương mắt, thậm chí gây chết các tế bào thị giác, đặc biệt là tế bào mô sắc tố võng mạc.
  • Gây viêm loét giác mạc, viêm màng bồ đào, tăng nhãn áp, bệnh đau mắt đỏ : xảy ra tạm thời hoặc vĩnh viễn tuỳ vào mức độ và tính hiệu quả của phương pháp cải thiện.
  • Gây tổn thương não bộ: Từ các vấn đề bệnh lý về mắt gây tổn thương não bộ.
  • Mù lòa: đây là trường hợp tồi tệ nhất. Mắt bị rối loạn cực đoan sau quá trình điều tiết, dẫn đến suy giảm thị lực trầm trọng và tăng nguy cơ mù loà.
Hậu quả của hội chứng rối loạn thị giác
Người mắc chứng rối loạn thị giác nặng sẽ gặp các vấn đề nghiêm trọng về mắt

Nếu mắt bạn đang nghi ngờ bản thân bị rối loạn thị giác mà chưa biết làm gì thì nên tìm cho mình phương pháp cải thiện hiệu quả và nhanh nhất, tránh để lâu sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho mắt.

Các phương pháp cải thiện rối loạn thị giác

  • Chứng rối loạn thị giác nếu được phát hiện sớm sẽ tránh được nguy cơ mất thị lực vĩnh viễn, hiện nay vẫn chưa có phương pháp khắc phục dứt điểm tình trạng này khi diễn biến nặng. Tuy nhiên người đang mắc hội chứng này cần tìm đến các chuyên gia nhãn khoa uy tín để nhận được lời khuyên chính xác và hữu ích nhất.
  • Đối với trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 3 tuổi chưa thể nhận thức được các dấu hiệu về rối loạn thị giác của bản thân, vậy nên các bậc phụ huynh cần quan sát và phát hiện sớm các vấn đề về mắt nếu trẻ có biểu hiện lạ hãy đi khám mắt cho bé ngay để kịp thời khắc phục.
  • Trường hợp người bị rối loạn thị giác do triệu chứng mù màu gây ra, bạn có thể sử dụng các loại kính như: kính áp tròng, kính lọc màu sắc để tăng khả năng phân biệt màu sắc hoặc tự ghi nhớ các vị trí quy ước của màu như đối với đèn giao thông.
  • Dành thời gian chăm sóc bản thân và đôi mắt mỗi ngày. Bên cạnh đó hãy thiết lập thói quen khám mắt định kỳ 6 tháng/lần để kiểm soát các bệnh về mắt.
Các phương pháp cải thiện rối loạn thị giác
Khám mắt định kỳ giúp bạn nắm bắt được tình trạng rối loạn thị giác của bản thân

Biện pháp phòng tránh

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, việc thực hiện tốt các biện pháp phòng tránh sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc chứng rối loạn thị giác, cụ thể là:

Sinh hoạt và làm việc khoa học

  • Giữ khoảng cách và ngồi đúng tư thế khi sử dụng các thiết bị điện tử, điều chỉnh độ sáng màn hình phù hợp với ánh sáng môi trường.
  • Đeo kính bảo hộ khi làm việc ở môi trường có nguy cơ gây hại cho mắt như: công trường, nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng…
  • Cho mắt nghỉ ngơi đủ, vệ sinh mắt hàng ngày để loại bỏ các bụi bẩn giúp mắt sạch và sáng hơn.
  • Massage nhẹ nhàng, chườm khăn ấm giúp mắt thư giãn, đặc biệt là đối tượng trẻ nhỏ, cần được duy trì chăm sóc mắt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mỗi ngày.
Sinh hoạt và làm việc khoa học
Vệ sinh mắt hàng ngày để loại bỏ các bụi bẩn giúp mắt sạch và sáng hơn

Bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho mắt

Để mắt luôn sáng, chúng ta có thể bổ sung thêm các thực phẩm giàu Omega 3, vitamin A, vitamin C, vitamin E. Bên cạnh đó bạn nên ăn thêm cá hồi, cà rốt, uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, các loại ngũ cốc chuyên hạt… giúp mắt khoẻ mỗi ngày.

Trên đây là những thông tin cần biết về hội chứng rối loạn thị giác. Đừng chần chừ nữa mà hãy đi khám ngay hôm nay nếu bạn đang băn khoăn về các dấu hiệu lạ từ mắt của mình. Hãy chia sẻ cho bạn bè và người thân nếu thấy bài viết hữu ích với bạn và mọi người nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *