Sưng mí mắt trên ở trẻ em: Nguyên nhân và những điều mẹ cần biết

05/12/2022
Tác giả:
Tham vấn y khoa:
 

1. Nguyên nhân gây sưng mí mắt trên ở trẻ em

Sưng mí mắt trên ở trẻ em xảy ra thường do nguyên nhân bệnh lý. Trong quá trình sinh hoạt trẻ giữ vệ sinh mắt chưa tốt nên dễ nhiễm các loại khuẩn. Ba mẹ cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được kiểm tra và có phương án điều trị kịp thời. Có 6 nguyên nhân chính gây sưng mắt cho trẻ ở mí trên là tắc tuyến lệ, viêm mí mắt, lẹo mắt, khóc nhiều và do côn trùng đốt. 

1.1. Viêm kết mạc hoặc viêm giác mạc

Bệnh về mắt thường gặp nhất ở trẻ em là viêm kết mạc hoặc viêm giác mạc. Các triệu chứng tiêu biểu của bệnh thường gặp là:

Thường sau 2 – 5 ngày sau sinh, tình trạng trên sẽ xuất hiện. Các triệu chứng trên xuất hiện do ảnh hưởng từ nước mắt, trầy xước giác mạc, dị vật hoặc bỏng hóa chất gây ra. Bên cạnh đó, yếu tố vệ sinh mắt cũng ảnh hưởng tới tình trạng trên của trẻ. Không được vệ sinh kỹ càng, việc sưng mắt và đổ ghèn liên tục sẽ gây tình trạng nhiễm trùng.

sưng mí mắt trên ở trẻ em
Sưng mí mắt trên ở trẻ em do viêm kết mạc hoặc viêm giác mạc

1.2. Tắc tuyến lệ

Sưng mí mắt trên ở trẻ em có thể bắt nguồn từ nguyên nhân ống dẫn nước mắt bị tắc. Tình trạng đỏ mắt, chảy mủ hoặc sưng mí mắt sẽ xảy ra. Ở trẻ sơ sinh, đây là một bệnh lý tương đối phổ biến.

1.3. Viêm mí mắt

Một trong những bệnh phổ biến ở trẻ em đó là viêm mí mắt. Bệnh sẽ có triệu chứng như sau:

  • Viêm bờ mi.
  • Thường xuyên chảy nước mắt.
  • Luôn có cảm giác cát trong mắt.
  • Sưng mí mắt
  • Ngứa và đỏ mắt.
  • Vùng da quanh mắt bong tróc.
  • Lông mi mọc ngược,

Viêm mí mắt xảy ra do ký sinh trùng hoặc nấm. Do đó, ba mẹ cần chú ý giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, thường xuyên rửa mắt để tránh các bệnh nhiễm khuẩn.

sưng mí mắt trên ở trẻ em
Viêm mí mắt gây sưng mí mắt trên ở trẻ em

1.4. Lẹo mắt

Nhiễm trùng một tuyến nhỏ ở rìa mí mắt sẽ mọc mụn nhỏ ở bờ mí mắt. Bọc nhiễm trùng đó được gọi là lẹo ở trẻ em. Khi vi khuẩn Staphylococcus xâm nhập vào tuyến chân lông mi sẽ gây hiện tượng lẹo mắt. Khi gặp lẹo mắt, mí mắt trẻ sẽ sưng đỏ và ngứa. Thậm chí có trường hợp sưng to bằng hạt gạo, luôn có cảm giác cộm trong mắt gây đau nhức.

1.5. Trẻ khóc nhiều

Khi trẻ khóc quá nhiều buộc tuyến lệ phải hoạt động liên tục. Điều này sẽ gây áp lực nên tuyến lệ phải tạo ra nước mắt. Khi đó các tuyến nhỏ khác sẽ bị viêm và tình trạng sưng mắt ở trẻ em thường xảy ra sau khi khóc.

1.6. Bị côn trùng đốt

Trong nước bọt của muỗi và côn trùng thường chứa độc tố. Khi bị cắn, độc tố này sẽ gây sưng đỏ và ngứa. Khi bị côn trùng đốt trẻ sẽ thường xuyên đưa tay lên xoa gãi vùng đó. Tình trạng này tuy không quá nghiêm trọng nhưng sẽ làm trẻ thấy ngứa ngáy, khó chịu.

2. Cách khắc phục khi gặp tình trạng sưng mí mắt trên ở trẻ em

Để có cách xử lý đúng đắn, ba mẹ cần xác định rõ nguyên nhân gây ra tình trạng sưng mí mắt. Nếu hiện tượng sưng mí mắt diễn ra lâu ngày và không có dấu hiệu thuyên giảm, ba mẹ cần đưa con tới các cơ sở y tế để có phương pháp điều trị kịp thời. Sau đây là một số cách khắc phục khi gặp hiện tượng sưng mí mắt ở trẻ em.

2.1. Khắc phục sưng mí mắt trên ở trẻ em do viêm kết mạc 

Khi trẻ có những dấu hiệu bị viêm kết mạc, bạn không nên tự ý sử dụng thuốc nhỏ mắt hay uống cho trẻ. Hãy đưa trẻ tới các bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa nhi để được tư vấn cách điều trị kịp thời. Ngoài ra, bạn có thể tiến hành vệ sinh nhẹ nhàng mắt trẻ bằng khăn hoặc gạc sạch.

sưng mí mắt trên ở trẻ em
Khắc phục sưng mí mắt trên ở trẻ em do viêm kết mạc 

2.2. Khắc phục sưng mí mắt trên ở trẻ em do tắc tuyến lệ

Bạn có thể tạm thời khắc phục tình trạng này bằng cách vuốt dọc sống mũi trẻ. Tiến hành vuốt từ khóe mắt cho đến điểm kết thúc hai lỗ mũi giúp tuyến lệ được lưu thông. Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp tạm thời, ba mẹ nên đưa trẻ tới bệnh viện để được các bác sĩ khám, tư vấn và chẩn đoán tình trạng bệnh chính xác hơn.

2.3. Khắc phục sưng mí mắt trên ở trẻ em do viêm mí mắt

Viêm mí mắt là một bệnh lý về mắt do đó ba mẹ không nên tự ý điều trị tại nhà. Ba mẹ cần giữ vệ sinh mắt cho trẻ đồng thời đưa trẻ tới các cơ sở y tế để kịp thời khám chữa. Không sử dụng các loại thuốc nhỏ hoặc bôi lên mắt trẻ mà không được kê đơn, dễ tác động xấu tới thị giác của trẻ.

2.4. Khắc phục sưng mí mắt trên ở trẻ em do lẹo mắt

Lẹo mắt không thể tự điều chỉnh ở nhà mà cần tới các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị. Nguyên nhân là do tình trạng này sẽ không biến mất ngày và thường kéo dài 1 – 2 tuần. Lẹo mắt sẽ gây sưng mủ và có thể ảnh hưởng tới thị lực trẻ sau này nếu không có phương án xử lý thích hợp.

2.5. Khắc phục sưng mí mắt trên ở trẻ do khóc nhiều

Khi trẻ khóc nhiều sẽ bị sưng mí mắt trên và đây không phải tình trạng quá đáng lo ngại. Hãy vệ sinh sạch sẽ mắt trẻ và hiện tượng sưng đỏ mắt sau khóc sẽ nhanh chóng thuyên giảm.

sưng mí mắt trên ở trẻ em
Khắc phục sưng mí mắt trên ở trẻ do khóc nhiều

2.6. Khắc phục sưng mí mắt trên ở trẻ do côn trùng đốt

Khi phát hiện trẻ bị đốt, bạn cần vệ sinh mắt trẻ sạch sẽ. Tuy nhiên, không nên dùng xà phòng hay nước muối để vệ sinh. Hãy lấy khăn bông hoặc bông tăm thấm nước để làm sạch khu vực vết cắn. Bạn nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí phù hợp.

3. Cách phòng ngừa sưng mí mắt trên ở trẻ em

Để phòng ngừa sưng mí mắt trên ở trẻ em bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Vệ sinh mắt cho trẻ 2 – 3 lần một ngày để tránh tình trạng chảy ghèn quá nhiều ở trẻ. Bạn hãy lau nhẹ nhàng từ đầu mắt đến đuôi mắt trẻ.
  • Hạn chế chảy nước mắt ở trẻ bằng cách xoa nhẹ ngón tay út lên vùng mắt trẻ. Mẹ hãy tiền hành làm mỗi ngày 3 lần và mỗi lần từ 1 – 2 phút.
  • Tiến hành tiêm phòng đầy đủ cho trẻ để tránh mắc các bệnh về mắt do virus.
  • Mẹ cần có chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng nhằm đảm bảo nguồn sữa cho trẻ.
sưng mí mắt trên ở trẻ em
Cách phòng ngừa sưng mí mắt trên ở trẻ em

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn nguyên nhân sưng mí mắt trên ở trẻ em. Hy vọng với những thông tin ở trên, mẹ đã biết được cách xử lý và phòng ngừa thích hợp, giúp cải thiện tình trạng sưng mắt ở trẻ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *